Thử việc có được tính nhận trợ cấp thôi việc?

Trợ cấp thôi việc như một phần thưởng của người sử dụng lao động dành cho người lao động sau thời gian công tác và cống hiến trước khi nghỉ việc. Vậy thời gian thử việc có được tính nhận trợ cấp thôi việc?

Trợ cấp thôi việc là gì?

Trợ cấp thôi việc là một khoản tiền người sử dụng lao động phải trả cho người lao động trong hầu hết các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.

Mức trợ cấp này phụ thuộc vào thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp của người lao động (Điều 48 Bộ luật Lao động 2012).

Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc khi đáp ứng đủ 02 điều kiện:

- Làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên;

- Chấm dứt hợp đồng lao động theo các trường hợp:

+ Hết hạn hợp đồng lao động, trừ cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ;

+ Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

+ Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Người lao động bị tù giam, tử hình hoặc cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động;

+ Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;

+ Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

+ Người lao động, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng không trái luật.

Thử việc có được trợ cấp thôi việc?

Thời gian thử việc có được trợ cấp thôi việc? (Ảnh minh họa)

 

Mức trợ cấp thôi việc

Tiền trợ cấp 
thôi việc

=

1/2

x

Tiền lương tính trợ cấp
thôi việc

x

Thời gian tính trợ cấp
thôi việc

Trong đó:

- Tiền lương tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi thôi việc;

- Thời gian tính trợ cấp thôi việc tính theo năm (đủ 12 tháng); nếu có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính 01 năm.

Thời gian thử việc có được trợ cấp thôi việc?

Khoản 5 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP nêu rõ:

Thời gian tính trợ cấp thôi việc

=

Tổng thời gian làm việc thực tế

-

Thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp

-

Thời gian đã được trả trợ cấp thôi việc trước đó (nếu có)

Trong đó:

- Thời gian làm việc thực tế bao gồm:

+ Thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động;

+ Thời gian được cử đi học;

+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản;

+ Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Thời gian nghỉ hàng tuần;

+  Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương;

+ Thời gian nghỉ việc để hoạt động công đoàn;

+ Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân;

+ Thời gian ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;

+ Thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

- Thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

+ Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp;

+ Thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp.

(Khoản 5 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP)

Căn cứ quy định nêu trên, hợp đồng lao động chấm dứt kể từ ngày 15/12/2018 (ngày Nghị định 148/2018/NĐ-CP có hiệu lực) thì thời gian thử việc không được tính để nhận trợ cấp thôi việc.

Đối với người lao động, thời gian làm việc dù ít hay nhiều đều vô cùng quý giá vì đó là công sức để trang trải cuộc sống. Chính vì vậy, bất cứ ai là lao động hay chính những người sử dụng lao động cũng nên quan tâm đến quy định này để bảo đảm quyền lợi cho bản thân mình và những người lao động của mình.

 

 


Thùy Linh
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.