Nhớ lấy tiền trợ cấp thôi việc nếu có thời gian thử việc, nghỉ thai sản

Ngoài trợ cấp thất nghiệp do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả, người lao động khi nghỉ việc còn có thể được nhận trợ cấp thôi việc từ doanh nghiệp. Đặc biệt với những người đi làm mà có thời gian thử việc, nghỉ thai sản thì khi nghỉ việc cần nhớ lấy số tiền này.


Thời gian nào được tính hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc?

Căn cứ khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên cho doanh nghiệp sẽ được doanh nghiệp đó chi trả trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn hợp đồng, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp,…

Theo khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, người lao động chỉ được tính hưởng trợ cấp thôi việc cho khoảng thời gian đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động nhưng không tính thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Trong đó, việc đóng bảo hiểm thất nghiệp đã là yêu bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên kể từ ngày 01/01/2009.

Tuy nhiên, trong quá trình làm việc vẫn có một số khoảng thời gian mà người lao động không được đóng bảo hiểm thất nghiệp:

- Thời gian làm việc trước năm 2009.

- Thử việc có ký hợp đồng thử việc.

Theo khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013, chỉ người lao động ký hợp đồng lao động mới bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp. Còn người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc sẽ không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

- Nghỉ thai sản, ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên/tháng.

Theo khoản 5 và khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản, chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên/tháng sẽ không được đóng bảo hiểm thất nghiệp.

- Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động mà không được trả lương từ 14 ngày trở lên trong tháng.

Căn cứ khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc/tháng thì tháng đó sẽ không đóng BHXH. Khi đó doanh nghiệp sẽ thực hiện báo giảm lao động, đồng thời không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Như vậy, nếu có một trong các khoảng thời gian nói trên, người lao động khi nghỉ việc nên nhớ lấy trợ cấp thôi việc để không bị thiệt.

lay tro cap thoi viec khi co thoi gian thu viec


Mức hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, trợ cấp thôi việc sẽ được tính đơn giản theo công thức sau:

Tiền trợ cấp thôi việc

=

1/2

x

Số năm làm việc tính hưởng trợ cấp

x

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc

Trong đó:

- Số năm làm việc tính hưởng trợ cấp thôi việc có tháng lẻ được làm tròn như sau:

+ Có tháng lẻ ít hoặc bằng 06 tháng: Tính 1/2 năm.

+ Lẻ trên 06 tháng: Tính 01 năm.

- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc = Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi thôi việc.

Ví dụ. Chị A làm việc cho công ty X từ tháng 3/2019 đến tháng 11/2021 thì xin nghỉ có báo trước và được công ty đồng ý. Trong thời gian làm việc cho công ty X, chị có thời gian thử việc 02 tháng và 06 tháng nghỉ thai sản. Trước đó, hợp đồng lao động ký giữa công ty X và chị A có thỏa thuận về tiền lương là 07 triệu đồng/tháng.

Khi nghỉ việc, chị A được nhận trợ cấp thôi việc như sau:

Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc = 02 tháng thử việc + 06 tháng nghỉ thai sản = 08 tháng (làm tròn thành 01 năm).

Mức trợ cấp thôi việc = ½ x 01 năm x 07 triệu đồng = 3,5 triệu đồng. 

Xem thêm: Cách tính trợ cấp thôi việc mới nhất

Trên đây là quy định của pháp luật liên quan đến việc lấy trợ cấp thôi việc khi có thời gian thử việc, nghỉ thai sản. Để hiểu rõ hơn về cách tính trợ cấp thôi việc trong trường hợp của mình, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192, các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẵn sàng giải thích rõ ràng hơn cho bạn.

>> Trợ cấp thôi việc: Điều kiện, mức hưởng và thủ tục nhận
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.

Vì sao ai cũng nhận được hỗ trợ theo Nghị quyết 116, Nghị quyết 68 thì “không chắc”?

Vì sao ai cũng nhận được hỗ trợ theo Nghị quyết 116, Nghị quyết 68 thì “không chắc”?

Vì sao ai cũng nhận được hỗ trợ theo Nghị quyết 116, Nghị quyết 68 thì “không chắc”?

Hai gói hỗ trợ được quan tâm nhiều nhất trong năm nay khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ là gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 68 và gói 38.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 116. Nhưng cơ hội nhận được tiền hỗ trợ từ 2 gói này của người lao động không giống nhau.