Ép người lao động nghỉ việc, công ty bị phạt thế nào?

Không ít người lao động hiện nay đang gặp vấn đề trong việc tìm kiếm việc làm khi bị ép nghỉ việc giữa chừng. Có mức xử phạt nào thích đáng cho những doanh nghiệp này?

Muôn vàn “chiêu trò” ép người lao động nghỉ việc giữa chừng

Theo quy định của pháp luật, chỉ có 07 trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động được pháp luật ghi nhận:

- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc;

- Người lao động ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục khi làm theo hợp đồng không xác định thời hạn, 06 tháng liên tục khi làm theo hợp đồng xác định thời hạn và quá nửa thời hạn khi làm theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà chưa hồi phục;

- Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng mà buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn;

- Do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

- Chia tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp;

- Sa thải.

(Điều 38, 44, 45 và 126 Bộ luật Lao động mới nhất năm 2012)

Ép người lao động nghỉ việc giữa chừng

Phạt nặng doanh nghiệp ép người lao động nghỉ việc giữa chừng (Ảnh minh họa)


Ngoài các trường hợp nêu trên, doanh nghiệp ép người lao động nghỉ việc vì bất cứ lý do gì đều trái pháp luật.

Thực tế, các cơ quan, doanh nghiệp hiện nay đang “cắt giảm biên chế” bằng cách hạ lương, nợ lương, bố trí công việc không đúng chuyên môn, điều chuyển vị trí, thậm chí lợi dụng tranh chấp hay xử lý kỷ luật để buộc người lao động chủ động nghỉ việc. Các hành vi này đều đáng bị xử phạt.

Phạt nặng để không tái diễn

Phạt đến 05 triệu đồng nếu có hành vi:

+ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công;

+ Điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công;

+ Trù dập, trả thù đối với người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công

(Khoản 3 Điều 23 Nghị định 95/2013/NĐ-CP)

Phạt đến 20 triệu đồng nếu sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ vì lý do:

+ Kết hôn;

+ Có thai;

+ Nghỉ thai sản;

+ Nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

(điểm e khoản 2 Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP)

Phạt tiền đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù đến 01 năm nếu có một trong các hành vi dưới đây làm cho người bị thôi việc, bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn:

+ Buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;

+ Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;

+ Cưỡng ép, đe doạ buộc thôi việc.

(khoản 1 Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015)

Phạt tiền đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù đến 03 năm nếu có hành vi buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật:

+ 02 người trở lên;

+ Phụ nữ biết có thai;

+ Người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

+ Làm người đó tự sát.

(khoản 2 Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015)

Việc làm là phương tiện duy nhất để người lao động có thu nhập đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình. Chính vì vậy, pháp luật bảo vệ tuyệt đối quyền làm việc của người lao động.

Ngoài ra, để biết thêm về các vi phạm trong lĩnh vực lao động, độc giả có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:

7 quyền lợi người lao động bị xâm phạm nhiều nhất

Đuổi việc trái luật, sếp lĩnh án tù

Trả lương thấp hơn lương tối thiểu, doanh nghiệp bị phạt thế nào?

Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút ngày “đèn đỏ”, doanh nghiệp bị phạt

Hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 được hỗ trợ thế nào?

Người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 được hỗ trợ thế nào?

Người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 được hỗ trợ thế nào?

Không ít người lao động và người thân của họ bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (bão Yagi). Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã kịp thời ban hành chính sách để chia sẻ, hỗ trợ người lao động chịu ảnh hưởng của bão. Thông tin cụ thể, LuatVietnam nêu trong bài viết dưới đây.

[Trực tiếp] Webinar: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý

[Trực tiếp] Webinar: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý

[Trực tiếp] Webinar: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý

Vừa qua, LuatVietnam tổ chức sự kiện Hội thảo trực tuyến ngày 16/8/2024 với chủ đề: "Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý” với sự tham gia của diễn giả Trần Thanh Hưng - chuyên gia có hơn 25 năm kinh nghiệm tư vấn cho doanh nghiệp về Lao động.