Làm việc nặng nhọc, mức bồi dưỡng chỉ bằng cái bánh mỳ?

Bồi dưỡng bằng hiện vật thể hiện sự quan tâm của người sử dụng lao động đối với người lao động của mình. Tuy nhiên, mức bồi dưỡng hiện nay có bù đắp được công sức mà người lao động đã bỏ ra?

Ai được bồi dưỡng bằng hiện vật?

Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH, chỉ những người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại mới được bồi dưỡng.

Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã có sử dụng những lao động này đều có trách nhiệm thực hiện chế độ này.

Điều kiện hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật

Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi đáp ứng đủ các điều kiện:

- Làm nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;  

- Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

(khoản 1 Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH)

Bồi dưỡng bằng hiện vật bao nhiêu thì đủ?

Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động bao nhiêu thì đủ? (Ảnh minh họa)


Mức bồi dưỡng bằng hiện vật

Mức bồi dưỡng hiện nay được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng:

Mức 1: 10.000 đồng với các công việc thuộc điều kiện lao động loại IV:

- Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép;

- Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

Mức 2: 15.000 đồng với một số công việc thuộc điều kiện lao động loại IV và loại V:

- Điều kiện lao động loại IV:

+ Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép;

+ Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm;

- Điều kiện lao động loại V:

+ Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép;

+ Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

Mức 3: 20.000 đồng với các công việc thuộc điều kiện lao động loại V và loại VI:

- Điều kiện lao động loại V:

+ Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép;

+ Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm;

- Điều kiện lao động loại VI:

+ Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép;

+ Trực tiếp tiếp xúc với các gây bệnh truyền.

Mức 4: 25.000 đồng với các công việc thuộc điều kiện lao động loại VI:

+ Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời có yếu tố đặc biệt độc hại, nguy hiểm;

+ Có yếu tố đặc biệt độc hại, nguy hiểm đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

(khoản 2 Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH)

Việc bồi dưỡng phải được thực hiện trong ca hoặc trong ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh; đồng thời không được trả bằng tiền, hay trả vào lương.  

Có thể thấy, so với những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà người lao động đang phải thực hiện thì mức bồi dưỡng hiện nay chưa thật sự tương xứng.

Bên cạnh đó, thực tế cũng không ít các doanh nghiệp đang cố tình trốn tránh hoặc lờ đi việc bồi dưỡng cho người lao động.

Để biết rõ hơn về chế độ chăm sóc sức khỏe, an toàn lao động cho người lao động, độc giả có thể tham khảo tại đây.

Xem thêm:

Người lao động cần làm gì để tự bảo vệ mình tại nơi làm việc?

Những công việc phụ nữ không được làm

Thùy Linh
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.