Cách đòi lại tiền lương sau khi thôi việc

Tiền lương có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân và gia đình người lao động. Ngoài sự bảo vệ của pháp luật, mỗi người lao động nên biết cách đòi lại tiền lương, bảo vệ tiền lương chính đáng của mình.
Ý nghĩa của tiền lương

Theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Đối với bộ phận lớn người lao động, lương là chế độ quan trọng nhất khi dành thời gian, công sức để làm việc. Tuy nhiên, không ít người sử dụng lao động hiện nay đang gây khó khăn, cố tình chây ì không trả hoặc chậm trả tiền lương cho người lao động khi thôi việc. Chính vì vậy, người lao động nên biết cách nhắc khéo "sếp" trả lương.

Cách đòi lại tiền lương sau khi thôi việc

Cách đòi lại tiền lương nào hiệu quả? (Ảnh minh họa)


Cách đòi lại tiền lương chính đáng

Có 3 cách để đòi lại tiền lương khi thôi việc từ mức độ đơn giản đến phức tạp.

Cách 1: Thỏa thuận với người sử dụng lao động

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Chính vì vậy, mọi vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động đều có thể giải quyết bằng thỏa thuận.

Đòi lại tiền lương thông qua thỏa thuận có thành công hay không đều phụ thuộc vào thiện chí của mỗi bên, và đây là cách giải quyết đơn giản nhất, tốn ít chi phí nhất.

Cách 2: Giải quyết thông qua hòa giải viên lao động

Theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Lao động 2012, thời hiệu để người lao động yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Người lao động phải có mặt hoặc có thể ủy quyền cho người khác tham gia buổi hòa giải.

Tại đây, người lao động tiếp tục thỏa thuận với người sử dụng lao động. Trường hợp không thỏa thuận được, người lao động có thể xem xét phương án mà hòa giải viên lao động đưa ra.

Trường hợp hòa giải không thành hoặc thành nhưng người sử dụng lao động không thực hiện hoặc hết thời hạn giải quyết thì người lao động có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Cách 3: Khởi kiện đến Tòa án

Theo khoản 2 Điều 202 Bộ luật Lao động 2012, thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết là 01 năm, kể từ ngày người lao động phát hiện ra quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Người lao động gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở và thực hiện các thủ tục tố tụng theo hướng dẫn của Tòa án.

Tiền lương là khoản thu nhập chính của người lao động để đảm bảo cuộc sống cũng như tái tạo sức lao động. Chậm tiền lương hay bị quỵt tiền lương không phải người lao động nào cũng gặp phải nhưng bất cứ ai cũng nên biết những cách đòi lại tiền lương này.

Xem thêm:

Nhân viên nghỉ việc vẫn nợ tiền công ty, đòi thế nào?

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.