Chưa chấm dứt hợp đồng có được nhận trợ cấp thôi việc?

Thực tế không phải lao động nào cũng nắm chắc các quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho mình. Đơn cử như các khoản trợ cấp (trợ cấp thôi việc, mất việc làm…) mà người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho mình.

9 trường hợp được nhận trợ cấp thôi việc

Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012 liệt kê 09 trường hợp người lao động được nhận trợ cấp thôi việc như sau:

- Hết hạn hợp đồng lao động;

- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động;

- Người lao động bị tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án;

- Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;

- Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để nhận được khoản trợ cấp này, người lao động phải làm việc thực tế cho người sử dụng lao động ít nhất là 12 tháng.

Xem thêm: Hướng dẫn tính trợ cấp thôi việc

chưa chấm dứt hợp đồng có được thỏa thuận nhận trợ cấp thôi việc?

Các trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc (Ảnh minh họa)

Chưa chấm dứt hợp đồng có được nhận trợ cấp thôi việc?

Trợ cấp thôi việc như một “phần thưởng” của người sử dụng lao động dành cho người lao động sau một thời gian gắn bó làm việc. Tuy nhiên, “phần thưởng” này có thể thưởng bất cứ lúc nào?

Theo quy định của pháp luật, cụ thể khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động nêu rõ: Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này (các trường hợp đã nêu ở trên) mà có thời gian làm việc thực tế nhiều hơn thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp nửa tháng tiền lương.

Điều này đồng nghĩa với việc, chỉ khi hợp đồng lao động chấm dứt, quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động kết thúc thì người lao động mới được nhận trợ cấp thôi việc.

Mọi hành vi thỏa thuận để nhận trợ cấp khi vẫn tiếp tục làm việc hoặc trả trước trợ cấp thôi việc để buộc người lao động thôi việc… đều bị coi là trái pháp luật.

>> Thử việc có được tính nhận trợ cấp thôi việc?

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.