Khi nào người lao động bị tạm đình chỉ công việc?
Thế nào là tạm đình chỉ công việc?
Tạm đình chỉ công việc không phải là hình thức kỷ luật lao động và cũng không phải là thủ tục bắt buộc đối với người sử dụng lao động khi xử lý kỷ luật lao động.
Đây là biện pháp pháp lý được quy định tại Điều 129 Bộ luật Lao động 2012, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động áp dụng khi vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ.
Khi nào tạm đình chỉ công việc của người lao động? (Ảnh minh họa)
Khi nào tạm đình chỉ công việc?
Theo khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động 2012, người sử dụng lao động chỉ được thực hiện quyền này sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở.
Tuy nhiên, việc tạm ngưng công việc của người lao động nhằm mục đích điều tra, xác minh sự việc nhanh chóng, chính xác, làm căn cứ cho việc xử lý kỷ luật lao động hoặc bồi thường thiệt hại công bằng, đảm bảo kỷ luật trong đơn vị.
Do đó, dù tổ chức công đoàn không nhất trí thì người sử dụng lao động vẫn có quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Tạm đình chỉ trong bao lâu?
Người lao động bị tạm ngưng công việc đồng nghĩa với việc không được đi làm, không có tiền lương để bảo đảm cuộc sống của bản thân và gia đình.
Do đó, pháp luật chỉ cho phép tạm ngưng công việc không quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày (thường áp dụng với vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh).
Quyền lợi của người lao động khi bị tạm đình chỉ?
Trong thời gian bị tạm đình chỉ, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Trường hợp bị xử lý kỷ luật, người lao động không phải trả lại số tiền đã tạm ứng. Trường hợp không bị xử lý, người lao động được trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ.
(Khoản 2 và 4 Điều 129 Bộ luật Lao động 2012).
Tạm đình chỉ công việc không chỉ là quyền của người sử dụng lao động mà còn là nghĩa vụ của người lao động khi mắc lỗi. Bất kì ai cũng nên biết những thông tin nêu trên để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Xem thêm:
Làm gì để bảo vệ quyền lợi khi bị tạm đình chỉ công việc?
Thùy Linh
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Từ 2021, nhân viên đi làm muộn, công ty có được trừ lương? (30/11/2020 19:30)
- Infographic: Các trường hợp người lao động được nghỉ không lương 2020 (17/02/2020 14:00)
- Chưa nghỉ hết phép năm được thanh toán thế nào? (03/01/2020 08:00)
- Quá 6 tháng, lao động vi phạm kỷ luật sẽ không bị xử lý? (30/10/2019 07:30)
- Chưa chấm dứt hợp đồng có được nhận trợ cấp thôi việc? (28/10/2019 07:30)
- Nghỉ phép năm có tính thứ 7, Chủ nhật? (17/10/2019 08:00)
- Ai có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động? (15/10/2019 08:00)
- Làm việc sau khi nghỉ hưu có được trợ cấp khi thôi việc? (11/10/2019 08:00)
- Nghỉ phép phải báo trước bao nhiêu ngày? (04/10/2019 08:00)
- Thời gian giải quyết tranh chấp lao động là bao lâu? (02/10/2019 08:00)
- Có được ứng trước lương tháng 02/2021 để nghỉ Tết? (18/01/2021 10:00)
- Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 2021 (15/01/2021 13:34)
- Tin vui với mọi người lao động khi nhận lương tháng 01/2021 (14/01/2021 14:25)
- Từ năm 2021, thanh toán tiền nghỉ phép năm thế nào? (13/01/2021 10:00)
- 4 hướng dẫn mới về tiền lương áp dụng từ 01/02/2021 (12/01/2021 10:30)
- Người lao động cần làm gì khi công ty nợ lương? (09/01/2021 19:30)
- 7 quyền lợi người lao động bị xâm phạm nhiều nhất (14/03/2019 16:00)
- Gây thiệt hại cho công ty, người lao động phải bồi thường thế nào? (13/03/2019 16:00)
- 5 chế độ cho người lao động cao tuổi không nên bỏ qua (12/03/2019 08:00)
- Nên nhận lương theo hình thức nào để được lợi nhất? (11/03/2019 08:00)
- 6 khoản phải chi hàng tháng từ lương của người lao động (10/03/2019 10:00)