Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh

tìm kiếm
Mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký theo mã ngành kinh tế Việt Nam ghi nhận tại phụ lục I Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ban hành ngày 06/7/2018.

BẢNG HỆ THỐNG NGÀNH NGHỀ KINH TẾ VIỆT NAM

  • A NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
  • B KHAI KHOÁNG
  • C CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
  • D SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT, NƯỚC NÓNG, HƠI NƯỚC VÀ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ
  • E CUNG CẤP NƯỚC; HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI
  • F XÂY DỰNG
  • G BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ; SỬA CHỮA Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC
  • H VẬN TẢI KHO BÃI
  • I DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG
  • J THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
  • K HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG VÀ BẢO HIỂM
  • L HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
  • M HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
  • N HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ
  • O HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, AN NINH QUỐC PHÒNG; BẢO ĐẢM XÃ HỘI BẮT BUỘC
  • P GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  • Q Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI
  • R NGHỆ THUẬT, VUI CHƠI VÀ GIẢI TRÍ
  • S HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KHÁC
  • T HOẠT ĐỘNG LÀM THUÊ CÁC CÔNG VIỆC TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH, SẢN XUẤT SẢN PHẨM VẬT CHẤT VÀ DỊCH VỤ TỰ TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH
  • U HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CƠ QUAN QUỐC TẾ

TÌM HIỂU VỀ MÃ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH 


Khi đăng ký hoạt động kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực, dịch vụ nào hoặc thông báo thay đổi/bổ sung ngành nghề kinh doanh đã đăng ký, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến mã ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Công cụ Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh của LuatVietnam được thiết kế căn cứ theo hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam mới nhất ghi nhận tại Phụ lục I Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành ngày 06/7/2018, giúp Quý khách hàng tra cứu thông tin mã ngành nghề dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả.

1. Hệ thống (mã) ngành kinh tế Việt Nam

Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam quy định danh mục gồm có 5 cấp:

• Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;

• Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;

• Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;

• Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;

• Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng;

Ví dụ:

- Ngành cấp 1: J: Thông tin và truyền thông

- Ngành cấp 2: 58: Hoạt động xuất bản

- Ngành cấp 3: 581: Xuất bản sách, ấn phẩm định kỳ và các hoạt động xuất bản khác

- Ngành cấp 4: 5811: Xuất bản sách

- Ngành cấp 5: 58111: Xuất bản sách trực tuyến

Để chọn đúng, đủ mã ngành kinh doanh theo quy định của pháp luật và chiến lược phát triển công ty, hãy gọi 19006192 để được LuatVietnam tư vấn chi tiết.

BẢNG HỆ THỐNG NGÀNH NGHỀ KINH TẾ VIỆT NAM
Ảnh minh hoạ công cụ tra cứu trên LuatVietnam chỉ rõ 5 cấp

2. Quy định mã ngành nghề kinh doanh khi đăng ký doanh nghiệp

2.1. Đối với ngành nghề kinh doanh không có điều kiện

Doanh nghiệp phải đăng ký theo mã ngành cấp 4, sau đó mới bổ sung mã ngành nghề cấp 5 theo quy định của pháp luật (nếu có);

2.2 Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ghi theo mã ngành đăng ký kinh doanh trong văn bản pháp luật quy định ngành nghề đó.

Xem chi tiết tại bài viết: Danh sách 227 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mới nhất

2.3. Ngành, nghề đầu tư không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác

Ghi chi tiết ngành nghề theo văn bản pháp luật quy định ngành nghề đó.

Ví dụ: Muốn kinh doanh thiết bị, vật tư PCCC (ngành nghề này được quy định tại điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP):

+ Mã ngành 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu

+ Chi tiết: Bán buôn phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.

2.4. Ngành nghề kinh doanh không có trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác

Vẫn được đăng ký kinh doanh nếu không nằm trong danh mục ngành nghề cấm kinh doanh;

Được cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và ghi nhận vào cơ sở dữ liệu quốc gia, gửi văn bản thông báo cho Tổng cục

Thống kê - Bộ KH&ĐT để bổ sung ngành nghề kinh doanh mới.

Lưu ý: Doanh nghiệp có thể ghi ngành, nghề chi tiết hơn

Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn.

Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.

Ví dụ:

- 6201: Lập trình máy vi tính

Chi tiết: Hoạt động viết, sửa, thử nghiệm và trợ giúp các phần mềm theo yêu cầu sử dụng riêng biệt của từng khách hàng.

3. Hướng dẫn cách tra cứu nhanh mã ngành nghề kinh doanh

Có 3 cách tra cứu nhanh mã ngành nghề đăng ký kinh doanh như sau:

Cách 1: Tra cứu trực tiếp tại Phụ lục I được quy định trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

Cách 2: Tra cứu tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Cách 3: Tra cứu mã ngành nghề online tại công cụ Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh trên LuatVietnam.

Ví dụ:

- Muốn tra mã ngành quảng cáo, bạn chỉ nhập từ khoá “quảng cáo” và nhấn tìm kiếm

- Hoặc nhập mã ngành 7310 vào ô từ khoá

- Ngoài ra, bạn có thể tra cứu mã ngành theo cây thư mục tại Bảng Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.