Ép nhân viên đi làm ngày lễ, doanh nghiệp bị phạt thế nào?

Để đảm bảo việc sản xuất không bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp đã ép nhân viên đi làm trong cả dịp nghỉ lễ. Trường hợp này, doanh nghiệp có bị coi là vi phạm pháp luật không? Nếu có thì mức phạt ra sao?

1. Người lao động có buộc phải đi làm ngày lễ?

Theo Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong các ngày lễ, Tết. Trường hợp đi làm vào các ngày lễ, Tết, người lao động sẽ được tính là làm thêm giờ.

Điểm a khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động quy định về điều kiện sử dụng lao động làm thêm giờ như sau:

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Từ những căn cứ trên, có thể thấy, người lao động không bắt buộc phải đi làm ngày lễ. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng lao động làm thêm giờ nếu như người đó đồng ý.

Tuy nhiên, Điều 108 Bộ luật Lao động cũng liệt kê một số trường hợp người lao động không được từ chối làm thêm giờ, đó là thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; thực hiện công việc bảo vệ tính mạng con người, tài sản trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn,…

Xem thêm: Sử dụng người lao động làm thêm giờ phải có văn bản đồng ý?


2. Ép nhân viên đi làm ngày lễ, doanh nghiệp có bị phạt?

Như đã phân tích, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động làm thêm giờ nếu được người lao động đó đồng ý. Trường hợp người lao động từ chối làm thêm giờ thì người sử dụng lao động cũng phải chấp nhận bởi đây là quyền của họ.

Trường hợp cố tính bắt ép người lao động đi làm dịp lễ, doanh nghiệp sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Lúc này, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.

Theo đó, người sử dụng lao động vi phạm là cá nhân sẽ bị phạt từ 20 - 25 triệu đồng. Trường hợp người vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ tăng gấp đôi từ 40 - 50 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022).


3. Bị doanh nghiệp ép đi làm ngày lễ, tố cáo ở đâu?

Việc doanh nghiệp bắt ép nhân viên đi làm trong dịp lễ được xác định là hành vi vi phạm pháp luật lao động. Chính vì vậy, người lao động có thể thực hiện việc tố cáo vi phạm theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Cụ thể, theo Điều 39 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể tố cáo vi phạm của doanh nghiệp đến Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Việc tố cáo có thể thực hiện bằng đơn hoặc tố cáo trực tiếp.

Trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo (khoản 1 Điều 24 Luật Tố cáo 2018).

Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu xác định đúng là có vi phạm, Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp.

Trên đây là thông tin về mức phạt khi ép nhân viên đi làm ngày lễ. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

>> Đi làm ngày lễ có được nghỉ bù vào ngày khác không?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cẩm nang đi làm dành cho Gen Z

Cẩm nang đi làm dành cho Gen Z

Cẩm nang đi làm dành cho Gen Z

Khi bước chân vào thị trường lao động, các bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về pháp luật lao động để không bị nhà tuyển dụng “bóc lột” quyền lợi. Sau đây là cẩm nang đi làm dành cho các bạn mới đi làm.

Tổ chức đoàn cơ sở là gì? Điều kiện thành lập đoàn cơ sở?

Tổ chức đoàn cơ sở là gì? Điều kiện thành lập đoàn cơ sở?

Tổ chức đoàn cơ sở là gì? Điều kiện thành lập đoàn cơ sở?

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, do người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam. Vậy điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở là gì? Thủ tục thế nào?