Sa thải nhân viên thế nào mới đúng luật?

Sa thải là hình thức kỷ luật cao nhất đối với người lao động vi phạm nội quy và chỉ trong những trường hợp đặc biệt. Vậy làm thế nào để sa thải nhân viên đúng luật?


1. Doanh nghiệp được sa thải nhân viên trong những trường hợp nào?

Theo Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp chỉ được quyền sa thải người lao động vi phạm một trong các lỗi sau đây:

- Có hành vi trộm cắp tại nơi làm việc.

- Có hành vi tham ô tại nơi làm việc.

- Có hành vi đánh bạc tại nơi làm việc.

- Có hành vi cố ý gây thương tích tại nơi làm việc

- Có hành vi xử dụng ma túy tại nơi làm việc.

- Có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp.

- Có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.

- Có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của của doanh nghiệp.

- Có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định tại nội quy lao động.

- Đã bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương/cách chức nhưng lại tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.

- Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trong đó, lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn; bản thân, thân nhân người lao động bị ốm có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh và trường hợp khác được ghi nhận trong nội quy lao động.cach sa thai nhan vien dung luat
Nhân viên vi phạm nội quy, sa thải sao cho đúng? (Ảnh minh họa)


2. Sa thải người lao động thế nào cho đúng luật?

Để sa thải nhân viên đúng luật, doanh nghiệp phải tiến hành đầy đủ trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động. Căn cứ Điều 122 Bộ luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, việc xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động sẽ được thực hiện như sau:

* Thời gian thực hiện:

Thời gian từ lúc tiến hành họp đến khi ra quyết định sa thải người lao động phải đảm bảo trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 123 Bộ luật Lao động:

- Vi phạm thông thường: Thời hiệu = 06 tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm.

- Vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh: Thời hiệu = 12 tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm.

- Thời hiệu trên có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày trong một số trường hợp.

* Trình tự xử lý kỷ luật sa thải:

Bước 1: Xác nhận hành vi vi phạm của người lao động.

- Phát hiện ngay khi vi phạm diễn ra: Doanh nghiệp phải lập biên bản vi phạm luôn và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.

- Phát hiện sau khi hành vi vi phạm đã xảy ra: Doanh nghiệp phải thu thập chứng cứ chứng minh lỗi vi phạm của người lao động.

Căn cứ: Khoản 1 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Bước 2: Tổ chức họp xử lý kỷ luật sa thải

- Trước khi họp xử lý kỷ luật: Doanh nghiệp thông báo nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý, hành vi vi phạm cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, người lao động, người đại điện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi trước ít nhất 05 ngày diễn ra cuộc họp

- Họp xử lý kỷ luật sa thải:

+ Kiểm tra thành phần tham dự: Cuộc họp xử lý kỷ luật sa thải được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo hoặc một trong các thành phần bắt buộc tham gia không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt.

+ Trong quá trình họp xử lý sa thải, doanh nghiệp phải chứng minh được lỗi của người lao động.

+ Việc xử lý kỷ luật sa thải phải được lập thành biên bản và được các thành viên tham dự thông qua. Biên bản phải có đủ chữ ký của các thành viên tham dự, trường hợp không ký thì phải ghi rõ lý do.

Bước 3: Ban hành quyết định sa thải

Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động của doanh nghiệp (người có thẩm quyền ký hợp đồng hoặc người được chỉ định trong nội quy lao động) ban hành quyết định sa thải trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

Bước 4: Thông báo công khai quyết định sa thải

Quyết định sa thải được gửi đến người lao động, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.

Xem thêm: Mách nước doanh nghiệp để xử lý kỷ luật lao động được suôn sẻ


3. Xử lý sa thải không đúng quy định, doanh nghiệp bị phạt thế nào?

Trường hợp xử lý kỷ luật sa thải người lao động không đúng quy định, doanh nghiejp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP với mức phạt như sau:

Hành vi vi phạm

Mức phạt

Phạt tiền

Biện pháp khắc phục hậu quả

Xử lý kỷ luật sa thải không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định của pháp luật

05 - 10 triệu đồng

(Điểm đ khoản 2 Điều 19)

Buộc nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc đối với hành vi vi phạm

(Điểm a khoản 4 Điều 19)

Xử lý sa thải đối với người lao động đang trong thời gian: Nghỉ ốm đau; nghỉ điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ; tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm

20 - 45 triệu đồng

(Khoản 3 Điều 19)

Buộc xin lỗi công khai đối với người lao động và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể người lao động đến mức phải điều trị tại các cơ sở y tế

(Điểm c khoản 4 Điều 19)

Xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động

Buộc nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc

(Điểm a khoản 4 Điều 19)

Trên đây là hướng dẫn về cách sa thải nhân viên đúng luật. Nếu có vướng mắc trong quá trình thực hiện, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ, tư vấn.

>> Sa thải - Toàn bộ quy định cần biết để tránh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.