Bị kỷ luật không thỏa đáng, người lao động nên làm gì?

Xử lý kỷ luật lao động là một trong những cách thức để duy trì nề nếp, trật tự doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp đã lạm dụng việc này. Vậy khi bị kỷ luật không thỏa đáng, người lao động nên làm gì?

Điều 132 Bộ luật Lao động 2012 quy định về quyền của người lao động khi bị xử lý kỷ luật không thỏa đáng, xâm phạm quyền và lợi ích của mình. Theo đó, người lao động được yêu cầu giải quyết theo 2 cơ chế: khiếu nại (theo thủ tục hành chính) và khởi kiện (theo thủ tục tư pháp).

Khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, trước hết, người lao động yêu cầu người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định của mình. Thời hiệu khiếu nại là 180 ngày, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định (khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP).

Trường hợp không đồng ý hoặc quá 30 ngày mà người sử dụng lao động không giải quyết thì người lao động được quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và xã hội là chủ thể cuối cùng về giải quyết khiếu nại của người lao động theo thủ tục hành chính.

Người lao động nên làm gì khi bị kỷ luật không thỏa đáng?

Người lao động nên làm gì khi bị kỷ luật không thỏa đáng? (Ảnh minh họa)

Khởi kiện quyết định xử lý kỷ luật

Trước khi khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết, người lao động phải thực hiện hòa giải tại hòa giải viên lao động, trừ trường hợp bị kỷ luật theo hình thức sa thải.

Trường hợp hoà giải không thành hoặc người sử dụng lao động không thực hiện phương án hòa giải hoặc hết 05 ngày làm việc mà hoà giải viên lao động không hoà giải thì người lao động khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết.

Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải là 06 tháng, và thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết là 01 năm, kể từ ngày nhận ra quyết định xử lý kỷ luật là không thỏa đáng.

Trong khi chờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết, người lao động bị xử lý kỷ luật vẫn phải chấp hành quyết định kỷ luật lao động. Tuy nhiên, thực tế, khi kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải không đúng, việc người lao động được trở lại làm việc là rất khó khăn.  

Xem thêm:

Cách đòi lại tiền lương sau khi thôi việc

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động nào cho đúng?


Thùy Linh
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.