65 năm nhìn lại: 4 lần cải cách tiền lương của Việt Nam

Từ năm 1960 tới nay, Nhà nước ta đã thực hiện 4 lần cải cách tiền lương. Tuy nhiên, theo Bộ nội vụ, lần cải cách tiền lương tới đây sẽ là lần cải cách đồng bộ, toàn diện và căn bản nhất từ trước tới nay.

1. 65 năm nhìn lại: 4 lần cải cách tiền lương của Việt Nam

Qua hơn 35 năm đổi mới và hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã trải qua 4 lần cải cách tiền lương: cải cách năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003.

Có thể thấy, lần cải cách gần nhất là từ năm 2003 - cách đây hơn 20 năm. Theo đó, trong từng đợt cải cách, mức tiền lương cụ thể cho từng ngành nghề, thời gian - hình thức trả lương, nâng bậc lương và các vấn đề khác liên quan đều đã được định sẵn thông qua hệ thống các bậc lương và phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.

4 lần cải cách tiền lương

1.1 Cải cách tiền lương giai đoạn 1960 - 1984

Trong giai đoạn này, chế độ lương của cán bộ, công chức viên chức được quy định theo nguyên tắc:

  • Lương lãnh đạo cao hơn lương cán bộ, nhân viên
  • Lương của người có chức vụ yêu cầu về công việc cao hơn về kỹ thuật nghiệp vụ cao hơn chức vụ cần kỹ thuật, nghiệp vụ đơn giản hơn.
  • Lương của người lao động làm trong môi trường có điều kiện khó khăn, hại sức khỏe hơn sẽ cao hơn mức của người lao động trong điều kiện bình thường.
  • Cán bộ, công chức, viên chức làm chức vụ gì thì xếp lương theo chức vụ ấy. Chức vụ thay đổi thì lương thay đổi theo.

1.2 Cải cách tiền lương giai đoạn 1985 - 1992

Trong giai đoạn này, Nhà nước ta đã ban hành Nghị định số 235 cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang.

Theo đó, mức lương tối thiểu theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 235 là 220 đồng/tháng, sau đó tới 28/12/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 202-HĐBT tăng mức lương tối thiểu lên 22.500 đồng/tháng với nguyên tắc làm công việc, chức vụ gì thì hưởng lương theo công việc, chức vụ đó.

Còn mức lương tối thiểu áp dụng đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài theo Quyết định số 356/LĐTBXH/QĐ là 50 USD/tháng.

Thời điểm cải cách tiền lương giai đoạn từ năm 1985 - 1992 mặc dù còn nhiều hạn chế song cũng đã thể hiện sự tiến bộ đáng kể trong quy định về tiền lương tối thiểu.

Đồng thời cũng đã có sự phân định về tiền lương giữa doanh nghiệp trong nước và xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo sự công bằng trong việc trả lương cho người lao động.

1.3 Cải cách tiền lương giai đoạn 1993 - 2002

Giai đoạn này, việc cải cách đã tiến bộ hơn 02 giai đoạn trước rất nhiều với các văn bản quy định liên quan tới chế độ tiền lương dành cho người lao động trong nước, ngoài nước, tư nhân và công chức, viên chức bao gồm:

Theo đó:

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức: Mức lương tối thiểu là 120.000 đồng/tháng.

- Đối với người lao động trong khu vực doanh nghiệp tư nhân:

  • Mức lương tối thiểu năm 1993: 120.000 đồng/tháng.

  • Mức lương tối thiểu năm 1997: 144.000 đồng/tháng.

  • Mức lương tối thiểu năm 1999: 180.000 đồng/tháng.

- Đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: từ 417.000 đồng - 626.000 đồng/tháng tùy thuộc vào địa phương, đặc trưng từng ngành nghề.

- Đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí: tối thiểu 210.000 đồng/tháng.

1.4 Cải cách tiền lương giai đoạn 2003 - nay

Có thể nói, lần cải cách gần nhất cách thời điểm hiện nay là 21 năm. Theo đó, giai đoạn này được đánh dấu bằng rất nhiều văn bản quan trọng bao gồm:

Như vậy, trong giai đoạn này đã đánh một dấu mốc quan trọng trong việc bắt đầu triển khai “mức lương tối thiểu vùng” từ năm 2007.

Thuật ngữ “lương tối thiểu vùng” cũng đã từng xuất hiện sớm nhất tại Bộ luật Lao động năm 1994 (có hiệu lực từ ngày 01/01/1995) nhưng phải tới năm 2007 thì Chính phủ mới bắt đầu ban hành Nghị định đầu tiên về lương tối thiểu vùng là Nghị định 167/2007/NĐ-CP.

Ngay sau Nghị định 167/2007/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực, mức lương tối thiểu vùng năm 2008 cũng được quy định như sau:

- Tại các quận tại Hà Nội, TP. HCM: 620.000 đồng/tháng.

- Tại các huyện thuộc thủ đô Hà Nội, TP. HCM; các quận thuộc TP. Hải Phòng; thành phố Hạ Long (Quảng Ninh); TP.Biên Hoà, TX.Long Khánh, Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc Bình Dương; TP. Vũng Tàu thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu: 580.000 đồng/tháng

- Các khu vực còn lại: 540.000 đồng/tháng

Tuy nhiên, bắt đầu từ sau năm 2009, mức lương tối thiểu vùng đã được phân loại theo các vùng I, II, III, IV chứ không còn liệt kê theo tên địa phương giống như trước. Theo đó:

Vùng I

Vùng II

Vùng III

Vùng IV

Năm 2009

800.000 đồng/tháng

740.000 đồng/tháng

690.000 đồng/tháng

650.000 đồng/tháng

Năm 2010

980.000 đồng/tháng

880.000 đồng/tháng

810.000 đồng/tháng

730.000 đồng/tháng

Năm 2011

1.350.000 đồng/tháng

1.200.000 đồng/tháng

1.050.000 đồng/tháng

830.000 đồng/tháng

Năm 2012

2.000.000 đồng/tháng

1.780.000 đồng/tháng

1.550.000 đồng/tháng

1.400.000 đồng/tháng

Năm 2013

2.350.000 đồng/tháng

2.100.000 đồng/tháng

1.800.000 đồng/tháng

1.650.000 đồng/tháng

Năm 2014

2.700.000 đồng/tháng

2.400.000 đồng/tháng

2.100.000 đồng/tháng

1.900.000 đồng/tháng

Năm 2015

3.100.000 đồng/tháng

2.750.000 đồng/tháng

2.400.000 đồng/tháng

2.150.000 đồng/tháng

Năm 2016

3.500.000 đồng/tháng

3.100.000 đồng/tháng

2.700.000 đồng/tháng

2.400.000 đồng/tháng

Năm 2017

3.750.000 đồng/tháng

3.320.000 đồng/tháng

2.900.000 đồng/tháng

2.580.000 đồng/tháng

Năm 2018

3.980.000 đồng/tháng

3.530.000 đồng/tháng

3.090.000 đồng/tháng

2.760.000 đồng/tháng

Năm 2019

4.180.000 đồng/tháng

3.710.000 đồng/tháng

3.250.000 đồng/tháng

2.920.000 đồng/tháng

Năm 2020

4.420.000 đồng/tháng

3.920.000 đồng/tháng

3.430.000 đồng/tháng

3.070.000 đồng/tháng

Năm 2021

4.420.000 đồng/tháng

3.920.000 đồng/tháng

3.430.000 đồng/tháng

3.070.000 đồng/tháng

Năm 2022

4.420.000 đồng/tháng

3.920.000 đồng/tháng

3.430.000 đồng/tháng

3.070.000 đồng/tháng

Năm 2023

4.680.000 đồng/tháng

4.160.000 đồng/tháng

3.640.000 đồng/tháng

3.250.000 đồng/tháng

Năm 20244.960.000 đồng/tháng4.410.000 đồng/tháng3.860.000 đồng/tháng3.450.000 đồng/tháng

2. Cải cách tiền lương 01/7/2024: Có điểm gì mới?

4 lần cải cách tiền lương
Những điểm mới trong cải cách tiền lương từ 01/7/2024 tới đây? (Ảnh minh họa)
Từ 01/7/2024, chưa thực hiện 05 bảng lương mới bằng con số cụ thể theo vị trí việc làm mà tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15, theo đó từ 01/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Đây được coi là một điểm nhấn, dấu ấn mang tính lịch sử, tạo ra tâm trạng vui tươi, phấn khởi đối với người lao động, đặc biệt là các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm trong khu vực công.

Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 của Quốc hội, từ ngày 01/7/2024 tới đây sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương; điều chỉnh lại lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công cùng một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Theo tinh thần Nghị quyết 27, chính sách cải cách tiền lương sẽ gồm các nội dung chính sau:

- Nội dung 1: Sắp xếp lại (gộp, bãi bỏ) toàn bộ các chế độ phụ cấp hiện hành, đảm bảo cho cơ cấu tiền lương mới theo công thức: Lương sau cải cách = lương cơ bản (70%) + các khoản phụ cấp (30%) + tiền thưởng (10% nếu có).

- Nội dung 2: Xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo thay thế cho bảng lương hiện hành, gồm 05 bảng lương:

+ 01 bảng lương chức vụ: Áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị (bầu cử và bổ nhiệm) từ Trung ương tới cấp xã.

+ 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ: Áp dụng chung cho cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo theo ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức.

+ 03 bảng lương đối với lực lượng vũ trang gồm:

  • 01 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an theo chức vụ, chức danh, cấp bậc quân hàm và cấp hàm.
  • 01 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an.
  • 01 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (giữ tương quan tiền lương với lương công chức, viên chức).

- Nội dung 3: Chỉnh sửa một số các yếu tố trong cách tính lương cũ như:

Sẽ tính lương bằng các con số được quy định cụ thể trong bảng lương mới thay vì mức lương cơ sở tính theo hệ số lương như hiện nay.

Mở rộng hệ số tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 lên 1 - 2,68 - 12. Mức lương cao nhất của cán bộ, công chức, viên chức với hệ số 12 có thể sẽ cao hơn nhiều so với mức 18 triệu đồng như hiện tại.

- Nội dung 4: Lương mới cần phải đảm bảo không được thấp hơn lương hiện hưởng.

Sau cải cách tiền lương năm 2024, năm 2025 vẫn sẽ tiếp tục tăng lên 7%/năm nhằm đảm bảo tiền lương khu vực công sẽ dần tiệm cận và không có sự chênh lệch nhiều so với tiền lương khu vực doanh nghiệp.

Theo đó sẽ có thể thu hút được nhân lực chất lượng cao với tiền lương thỏa đáng, giữ chân nhân tài.

- Nội dung 5: Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương phù hợp với quy định của bảng lương mới từ 01/7/2024.

Theo đó, khi thực hiện cải cách, Nhà nước sẽ thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối được ngân sách và đảm bảo được nguồn thực hiện cải cách tiền lương.

Còn đối với chính sách tiền lương của doanh nghiệp thì Nhà nước sẽ không can thiệp, tuy nhiên vẫn sẽ công bố mức lương tối thiểu vùng theo tháng, theo giờ, lương bình quân thị trường và hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động.

Theo đó, doanh nghiệp và người lao động khu vực doanh nghiệp sẽ tự thương lượng, ký hợp đồng với mức lương theo thỏa thuận, năng suất và kết quả lao động.

3. 4 lần cải cách tiền lương: Những điểm đã đạt được và chưa đạt được

(1) Những điểm đã đạt được

Thông qua 4 lần cải cách tiền lương trong 65 năm qua, kết quả đạt được cũng đã thể hiện được sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị Nhà nước ta trong việc quan tâm tới đời sống người lao động kể cả trong giai đoạn đất nước vẫn còn cấm vận.

Theo đó, nhờ có 4 lần cải cách:

- Tiền lương khu vực công của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đặc biệt là tại các lĩnh vực, khu vực đặc biệt khó khăn từng bước cải thiện; góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người lao động.

- Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước trong khu vực doanh nghiệp cũng từng bước hoàn thiện hơn so với trước đây.

- Hệ thống tiền lương phản ánh được năng lực cũng như cống hiến của người lao động.

- Khuyến khích nâng cao năng lực, chuyên môn của người lao động, mức lương cũng phản ánh lên được năng lực và cống hiến của người lao động.

- Cơ cấu, nâng cao đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, sắp xếp lại đầu mối và tinh gọn lại bộ máy tổ chức người lao động.

 (2) Những điểm chưa đạt được

Bên cạnh những điểm đã đạt được, vẫn còn nhiều điểm chưa đạt được trong 4 lần cải cách tiền lương trong suốt 65 năm vừa qua. Cụ thể:

- Tồn tại nhiều hạn chế, thách thức trong việc chênh lệch thu nhập giữa các ngành nghề, khu vực.

- Hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.

- Tiền lương của người lao động vẫn chưa đáp ứng được thực tiễn nhu cầu chi tiêu trong đời sống, tiền lương khu vực doanh nghiệp chưa theo kịp sự phát triển của thị trường lao động.

- Tiền lương trong khu vực công vẫn còn rất thấp, không đủ cho cán bộ, công chức, viên chức chi trả cuộc sống; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống người lao động, chưa phát huy được nhân tài hay tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động…

- Việc điều chỉnh tiền lương của người lao động vẫn chưa độc lập với việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp người có công.

- Việc thể hóa chủ trương Đảng về các chế độ ngoài lương vẫn còn chậm…

Do vậy, đợt cải cách mới từ 01/7/2024 đang rất được các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kỳ vọng.

Ngoài ra, cải cách tiền lương cũng ảnh hưởng tới việc tăng trưởng kinh tế bởi khi lương được nâng lên cũng sẽ tác động đến cung - cầu.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về 4 lần cải cách tiền lương của Việt Nam trong 65 năm qua. LuatVietnam sẽ tiếp tục cập nhật nhanh nhất mọi thông tin liên quan đến cải cách tiền lương từ 01/7/2024.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

Có đúng chưa cải cách tiền lương từ 01/7/2024 mà tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng?

Có đúng chưa cải cách tiền lương từ 01/7/2024 mà tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng?

Có đúng chưa cải cách tiền lương từ 01/7/2024 mà tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng?

Thời gian gần đây, râm ran trên các group mạng xã hội nhiều người thắc mắc, có đúng từ 01/7/2024 sẽ chưa cải cách tiền lương, có đúng từ 01/7/2024 tiếp tục tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng không? Vậy thực hư thông tin này như thế nào?