4 lần "lỡ hẹn" cải cách tiền lương

Trong buổi họp ngày 20/6/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ - bà Phạm Thị Thanh Trà đã cho biết, sẽ tiếp tục hoãn việc cải cách tiền lương từ 01/7/2024 tới. Hãy cùng LuatVietnam điểm lại 4 lần “lỡ hẹn” cải cách tiền lương với các cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2018 tới thời điểm hiện tại trong bài viết dưới đây.

1. 4 lần "lỡ hẹn" cải cách tiền lương 

lỡ hẹn cải cách tiền lương

Từ năm 2018, khi ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW, do nhiều yếu tố tác động mà chính sách cải cách tiền lương đã bị hoãn lại 3 lần khiến lộ trình dự kiến được đưa ra cũng lệch theo.

Đặc biệt, ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng là một trong những yếu tố không nhỏ tác động đến việc hoãn cải cách tiền lương. Theo đó, kể từ ngày công bố Nghị quyết 27 năm 2018 tới nay, cán bộ, công chức, viên chức đã có 4 lần “lỡ hẹn” cải cách gồm:

Lần 1 - ngày 09/10/2020: Lùi cải cách vì đại dịch Covid-19 đến ngày 01/7/2022 theo Nghị quyết số 23/2021/QH15

Lần 2 - ngày 13/11/2021: Tiếp tục lùi cải cách tiền lương cho tới thời điểm thích hợp theo Nghị quyết số 34/2021/QH15.

Tuy nhiên, một trong những điểm quan trọng được quy định tại Nghị quyết 34/2021/QH15 chính là việc Chính phủ đưa ra mục tiêu ưu tiên quan tâm, điều chỉnh mức lương hưu đối với những người nghỉ hưu trước năm 1995 theo khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết.

Lần 3 - ngày 11/10/2022: Hoãn cải cách tiền lương nhưng thực hiện tăng mức lương cơ sở năm 2023 từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP.

Lần 4 - ngày 01/7/2024: Dự kiến tăng lương cơ sở lên 30% (điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng), tiếp tục hoãn cải cách tiền lương.

2. Dự kiến: Tiếp tục hoãn cải cách tiền lương từ 01/7/2024

Mới nhất, tại buổi họp báo định kỳ chiều ngày 20/6, Bộ trưởng Nội Vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, do phát sinh nhiều bất cập và cần phải cẩn trọng trong việc nghiên cứu từng bước nên việc bãi bỏ mức lương cơ sở cùng hệ số lương được đề ra vẫn chưa đủ điều kiện để thực hiện.

Theo đó, hiện Bộ Chính trị đã thống nhất thực hiện 4/6 nội dung trong đề án cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024. Theo tính toán, mức tăng tổng quỹ lương của cán bộ, công chức, viên chức là 30,6% chưa bao gồm tiền thưởng.

Như vậy, với mức tăng 30% thì dù hoãn cải cách tiền lương, lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức vẫn sẽ được tăng 30% - nghĩa là tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, các trường hợp hưởng chính sách và chế độ gắn với mức lương cơ sở cũng sẽ được hưởng mức tăng tương ứng mức 30%.

(Theo báo Vnexpress: Tăng 30% lương cơ sở từ 1/7)

Vào thời điểm tháng 11 năm 2023, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về việc sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27 bắt đầu từ ngày 01/7/2024.

Theo đó, hiện các cơ quan liên quan tới việc nghiên cứu cải cách tiền lương vẫn đang tích cực thực hiện các công việc liên quan đến cải cách tiền lương nhằm kịp tiến độ triển khai cải cách tiền lương mới trong thời gian sớm nhất có thể.

Cho tới thời điểm hiện tại, Nhà nước ta đã tiết kiệm được 680 nghìn tỷ đồng để triển khai chế độ tiến lương mới từ 01/7/2024.

Ngoài ra tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 104/2023/QH15, dự kiến tổng nguồn ngân sách Trung ương dành ra để thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 là 9.408 tỷ đồng.

Tuy lần này lại tiếp tục “lỡ hẹn” nhưng có thể nói, cán bộ, công chức, viên chức vẫn được tăng thu nhập lên 2,34 triệu đồng/tháng và không bị bãi bỏ các khoản phụ cấp cũng được coi là một trong những tin vui từ 01/7 tới.

Hiện nay, Chính phủ vẫn giao nhiệm vụ cho Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương nghiên cứu về vấn đề cải cách cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu cũng như trợ cấp bảo hiểm xã hội, ưu đãi người có công với cách mạng và trợ cấp xã hội trong thời gian sắp tới.

lỡ hẹn cải cách tiền lương
Công chức, viên chức vẫn được hưởng lợi dù không cải cách tiền lương (Ảnh minh họa)

3. Lộ trình cải cách tiền lương chuẩn theo Nghị quyết 27 

Nếu đúng như lộ trình được đưa ra tại Nghị quyết 27, lộ trình cải cách được đưa ra bao gồm 2 giai đoạn:

(1) Cải cách giai đoạn năm 2018 - năm 2020:

a) Đối với khu vực công

- Tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề.

- Hoàn thành việc xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới theo nội dung cải cách chính sách tiền lương, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết của Trung ương.

b) Đối với khu vực doanh nghiệp

- Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

- Thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo các nội dung của Đề án cải cách chính sách tiền lương được phê duyệt.

(2) Cải cách giai đoạn từ năm 2021 – năm 2025, tầm nhìn tới năm 2030:

a) Đối với khu vực công

- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.

- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.

- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

b) Đối với khu vực doanh nghiệp

- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.

- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.

Trên đây là cập nhật về 4 lần lỡ hẹn cải cách tiền lương của LuatVietnam.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(13 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.