Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị quyết 104/2023/QH15
Cơ quan ban hành: | Quốc hội | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 104/2023/QH15 | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 10/11/2023 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù từ ngày 01/7/2024
Ngày 10/11/2023, Quốc hội thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024.
1. Thông qua dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024:
- Số thu ngân sách Nhà nước là 1.700.988 tỷ đồng.
- Thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương là 19.040 tỷ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.
- Tổng số chi ngân sách Nhà nước là 2.119.428 tỷ đồng.
- Tổng mức vay của ngân sách Nhà nước là 690.553 tỷ đồng.
2. Cho phép sử dụng 145,9 tỷ đồng nguồn thu hồi kinh phí đã tạm cấp trong năm 2022 cho một số địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn dư, chuyển nguồn để bổ sung cho các địa phương còn thiếu nguồn thực hiện chính sách và quyết toán niên độ ngân sách năm 2023.
3. Từ ngày 01/7/2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước.
Xem chi tiết Nghị quyết 104/2023/QH15 tại đây
tải Nghị quyết 104/2023/QH15
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Nghị quyết số: 104/2023/QH15 | Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2023 |
NGHỊ QUYẾT
Về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 59/2020/QH14;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 42/BC-CP ngày 21 tháng 10 năm 2023 của Chính phủ; Báo cáo thẩm tra số 95/BC-UBTCNS15-m ngày 22 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách; Báo cáo tiếp thu, giải trình số 681/BC-UBTVQH15 ngày 09 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến đại biểu Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2024
1. Số thu ngân sách nhà nước là 1.700.988 tỷ đồng (một triệu, bảy trăm nghìn, chín trăm tám mươi tám tỷ đồng).
2. Thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương là 19.040 tỷ đồng (mười chín nghìn, không trăm bốn mươi tỷ đồng) để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.
3. Tổng số chi ngân sách nhà nước là 2.119.428 tỷ đồng (hai triệu, một trăm mười chín nghìn, bốn trăm hai mươi tám tỷ đồng).
4. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 399.400 tỷ đồng (ba trăm chín mươi chín nghìn, bốn trăm tỷ đồng), tương đương 3,6% tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm:
Bội chi ngân sách trung ương là 372.900 tỷ đồng (ba trăm bảy mươi hai nghìn, chín trăm tỷ đồng), tương đương 3,4%GDP;
Bội chi ngân sách địa phương là 26.500 tỷ đồng (hai mươi sáu nghìn, năm trăm tỷ đồng), tương đương 0,2%GDP.
5. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 690.553 tỷ đồng (sáu trăm chín mươi nghìn, năm trăm năm mươi ba tỷ đồng).
(Kèm theo các phụ lục số I, II, III và IV)
Điều 2. Về điều hành ngân sách nhà nước năm 2023
1. Cho phép sử dụng 145,9 tỷ đồng nguồn thu hồi kinh phí đã tạm cấp trong năm 2022 cho một số địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn dư, chuyển nguồn để bổ sung cho các địa phương còn thiếu nguồn thực hiện chính sách và quyết toán niên độ ngân sách năm 2023.
2. Cho phép chuyển nguồn toàn bộ 13.796 tỷ đồng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 để bố trí dự toán, kế hoạch đầu tư công hằng năm trong các năm 2023, 2024, 2025 cho Bộ Giao thông vận tải và 08 địa phương để triển khai thực hiện 03 dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 58/2022/QH15, Nghị quyết số 59/2022/QH15 và Nghị quyết số 60/2022/QH15.
3. Cho phép chuyển nguồn dự toán ngân sách nhà nước thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 (bao gồm vốn đầu tư phát triển, kinh phí thường xuyên của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) sang năm 2024 tiếp tục thực hiện.
4. Giao Chính phủ rà soát, phân bổ chi tiết từng nhiệm vụ chi cụ thể cho từng Bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo Tờ trình số 586/TTr-CP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Chính phủ; chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, sự cần thiết, tính đầy đủ, hợp lệ, tuân thủ tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi và các điều kiện bổ sung, giao dự toán và giải ngân theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật liên quan. Đối với số vốn còn lại chưa phân bổ, căn cứ quy định tại Nghị quyết số 70/2022/QH15, Chính phủ khẩn trương rà soát, báo cáo Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Quá thời hạn theo quy định của pháp luật, thực hiện hủy dự toán.
5. Chính phủ xem xét, quyết định bố trí từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 bảo đảm đúng quy định của pháp luật để tiếp tục thực hiện, sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng Dự án kè sông Nậm Mộ, đoạn qua khối 4, khối 5 thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An theo Báo cáo số 569/BC-CP ngày 19 tháng 10 năm 2023 của Chính phủ.
Điều 3. Về thực hiện chính sách tiền lương
1. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước); điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
2. Đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở Trung ương đang thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024: Mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì chỉ thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
b) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024: Bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước. Giao Chính phủ tổ chức thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.
3. Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương như quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội.
Điều 4. Giao Chính phủ
1. Tập trung điều hành chính sách tài khóa chủ động, hợp lý, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, nhịp nhàng với chính sách tiền tệ và các chính sách khác; kịp thời ứng phó với biến động phức tạp của tình hình trong nước và ngoài nước, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; nghiên cứu có giải pháp báo cáo Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về thuế để khắc phục đà suy giảm các chỉ tiêu về tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước trên GDP và tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào ngân sách nhà nước.
2. Sớm trình Quốc hội các dự án sửa đổi, bổ sung các luật về thuế, để tăng cường quản lý thu, cơ cấu lại nguồn thu bảo đảm tính bền vững; nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu, mở rộng cơ sở thu; thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp chống thất thu, chuyển giá trốn thuế; gian lận thương mại, đặc biệt trong các hoạt động thương mại dựa trên nền tảng số; đôn đốc thu hồi các khoản nợ đọng thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế; tiếp tục triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế, đẩy mạnh điện tử hóa quản lý thuế; thực hiện nghiêm quy định về đấu giá khi thực hiện chuyển nhượng, cho thuê tài sản công, giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm hiệu quả, chặt chẽ, tránh gây thất thoát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật về tài chính trong lĩnh vực đất đai theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Khóa XIII, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; có giải pháp củng cố, tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương.
3. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách; điều hành chi ngân sách nhà nước theo dự toán, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, các khoản chi chưa thực sự cần thiết để bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bổ sung vốn đầu tư phát triển và hỗ trợ phục hồi kinh tế; phấn đấu tăng cao hơn nữa tỉ lệ chi đầu tư phát triển; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; phân bổ và giao dự toán đúng thời hạn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, khắc phục hạn chế trong chậm triển khai thực hiện dự án đầu tư công, chậm giải ngân vốn đầu tư công; kiên quyết điều chuyển vốn của các dự án chậm tiến độ sang các dự án có khả năng thực hiện và giải ngân nhưng thiếu vốn, hạn chế tối đa việc chuyển nguồn.
Có giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đề xuất, công tác chuẩn bị, phê duyệt dự án ODA, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể cho từng giai đoạn thực hiện. Xem xét trách nhiệm trong xây dựng dự toán không sát thực tế, tổ chức thực hiện thiếu hiệu quả dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công thấp. Nghiên cứu, có chế tài xử lý đối với các trường hợp trả lại kế hoạch vốn hằng năm do nguyên nhân chủ quan.
4. Tiếp tục chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Chỉ đạo triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Chú trọng tổ chức thực hiện các quy định tại Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
6. Kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách địa phương và mức vay nợ của ngân sách địa phương, tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ, nhất là đối với các hiệp định vay mới, vay nước ngoài, vay có bảo lãnh của Chính phủ; đánh giá, dự báo rủi ro về khả năng vay, khả năng trả nợ để có phương án quản lý, điều hành hiệu quả ngân sách nhà nước; chủ động thực hiện các giải pháp cơ cấu lại nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả khi mua lại, hoán đổi, thanh toán trái phiếu Chính phủ; điều hành kinh phí chi trả chi phí phát hành, mua lại, hoán đổi, thanh toán trái phiếu Chính phủ trong phạm vi dự toán chi trả nợ lãi của ngân sách trung ương năm 2024 được Quốc hội quyết định.
7. Trình cấp có thẩm quyền chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết theo thẩm quyền việc thực hiện khoản 1, khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết này.
Điều 5. Giám sát và kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
2. Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tiến hành kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết này bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 10 tháng 11 năm 2023.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
Phụ lục I
CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024
(Kèm theo Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023)
Đơn vị: Tỷ đồng
STT | NỘI DUNG | DỰ TOÁN NĂM 2024 |
A | B | 1 |
A | TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC | 1.700.988 |
1 | Thu nội địa | 1.444.413 |
2 | Thu từ dầu thổ | 46.000 |
3 | Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu | 204.000 |
4 | Thu viện trợ | 6.575 |
B | THU CHUYÊN NGUỒN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG | 19.040 |
|
|
|
C | TỔNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC | (1) 2.119.428 |
1 | Chi đầu tư phát triển | 677.349 |
2 | Chi dự trữ quốc gia | 1.160 |
3 | Chỉ trả nợ lãi | 111.714 |
4 | Chi viện trợ | 2200 |
5 | Chi thường xuyên | (2) 1.175.720 |
6 | Dành nguồn xử lý bù mặt bằng chi cân đối NSĐP năm 2024 | 19.271 |
7 | Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính | 100 |
8 | Dự phòng NSNN | 57.866 |
9 | Chi cải cách tiền lương và điều chỉnh lương hưu, một số chế độ trợ cấp, phụ cấp, chính sách an sinh xã hội | (3) 74.048 |
D | BỘI CHI NSNN | 399.400 |
| (Tỷ lệ bội chi so GDP) | 3,6% |
1 | Bội chi NSTW | 372.900 |
2 | Bội chi NSĐP | 26.500 |
Đ | CHI TRẢ NỢ GỐC | 291.153 |
1 | Chi trả nợ gốc NSTW | 287.034 |
| - Từ nguồn vay trả nợ gốc | 287.034 |
| - Từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư |
|
2 | Chi trả nợ gốc NSĐP | 4.119 |
| - Từ nguồn vay để trả nợ gốc | 3.795 |
| - Từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư | 324 |
E | TỔNG MỨC VAY CỦA NSNN | 690.553 |
1 | Vay để bù đắp bội chi | 399.724 |
2 | Vay để trả nợ gốc | 290.829 |
Ghi chú:
(1) Nếu loại trừ chi từ nguồn thu chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư của NSĐP năm 2023 thì dự toán chi cân đối NSNN năm 2024 khoảng 2.100,4 nghìn tỷ đồng. Chưa bao gồm số dự kiến sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của NSTW để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024.
(2) Tính theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng.
(3) Kinh phí đảm bảo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cả năm 2024 và thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW từ 01/7/2024 (đã bao gồm 19.040 tỷ đồng thu chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư của NSĐP năm 2023 sang năm 2024 để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định hiện hành; chưa bao gồm khoảng 30 nghìn tỷ đồng dự kiến sử dụng nguồn cải cách tiền lương tích lũy của NSTW để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024).
Phụ lục II
DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2024
(Kèm theo Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023)
Đơn vị: Tỷ đồng
STT | NỘI DUNG THU | DỰ TOÁN NĂM 2024 |
A | B | 1 |
| TỔNG THU NSNN | 1.700.988 |
I | Thu nội địa | 1.444.413 |
1 | Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước | 178.349 |
2 | Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | 232.781 |
3 | Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh | 324.747 |
4. | Thuế thu nhập cá nhân | 159.124 |
5 | Thuế bảo vệ môi trường | 37.101 |
6 | Các loại phí, lệ phí | 77.612 |
| Trong đó: Lệ phí trước bạ | 33.823 |
7 | Các khoản thu về nhà, đất | 257.295 |
| - Thuế sử dụng đất nông nghiệp | 3 |
| - Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp | 2.817 |
| - Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước | 26.936 |
| - Thu tiền sử dụng đất | 226.833 |
| - Thu tiền chữ thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước | 706 |
8 | Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết | 42.990 |
9 | Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tài nguyên nước, sử dụng khu vực biển | 4.825 |
10 | Thu khác ngân sách (1) | 39.176 |
11 | Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác | 1.064 |
12 | Thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước | 89.349 |
II | Thu từ dầu thô | 46.000 |
III | Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu | 204.000 |
1 | Tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu | 375.000 |
| - Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu | 279.400 |
| - Thuế xuất khẩu | 8.200 |
| - Thuế nhập khẩu | 47.500 |
| - Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu | 38.000 |
| - Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu | 1.200 |
| - Thu khác | 700 |
2 | Hoàn thuế giá trị gia tăng | -171.000 |
IV | Thu viện trợ | 6.575 |
Ghi chú:
(1) Đã bao gồm thu từ nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Phụ lục III
CÂN ĐỐI NGUỒN THU, CHI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2024
(Kèm theo Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023)
Đơn vị: Tỷ đồng
STT | NỘI DUNG | DỰ TOÁN NĂM 2024 |
A | B | 1 |
|
|
|
A | NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG |
|
I | Thu NSTW hưởng theo phân cấp | 852.682 |
1 | Thu thuế, phí và các khoản thu khác | 846.107 |
2 | Thu từ nguồn viện trợ | 6.575 |
II | Tổng chi NSTW | 1.225.582 |
I | Chi NSTW theo phân cấp (không kể bổ sung cho NSĐP) | 799.316 |
2 | Chi bổ sung cho NSĐP | 426.266 |
| - Chi bổ sung cân đối | 243.008 |
| - Chi bổ sung có mục tiêu | 149.055 |
| - Chi bổ sung đảm bảo tiền lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cả năm 2024 | 14.932 |
| - Chi bù mặt bằng chi cân đối NSĐP | 19.271 |
III | Bội chi NSTW | 372.900 |
|
|
|
B | NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG |
|
I | Tổng thu NSĐP | 1.293.611 |
1 | Thu NSĐP hưởng theo phân cấp | 848.305 |
2 | Thu bổ sung từ NSTW | 426.266 |
| - Thu bổ sung cân đối | 243.008 |
| - Thu bổ sung có mục tiêu | 149.055 |
| - Bổ sung đảm bảo tiền lương cơ sở 1,8 triệu đồng/ tháng cả năm 2024 | 14.932 |
| - Bù mặt bằng chi cân đối NSĐP | 19.271 |
3 | Thu chuyển nguồn cải cách tiền lương | 19.040 |
II | Tổng chi NSĐP | 1320.111 |
1 | Chi cân đối NSĐP theo phân cấp (không kể bổ sung có mục tiêu từ NSTW) | (1) 1.136.853 |
2 | Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu của NSTW, bổ sung đảm bảo tiền lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cả năm 2024 và bù mặt bằng chi cân đối NSĐP năm 2024 | 183.258 |
III | Bội chi NSĐP (2) | 26.500 |
1 | Bội chi của các địa phương có bội chi NSĐP | 26.824 |
2 | Bội thu của các địa phương có bội thu NSĐP | 324 |
Ghi chú:
(1) Đã bao gồm 19.040 tỷ đồng kiến nghị huy động thu chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư năm 2023 sang bổ dự toán chi NSĐP năm 2024 của một số địa phương.
(2) Chênh lệch giữa số bội chi của các địa phương có bội chi NSĐP và số bội thu của các địa phương có bội thu NSĐP.
Phụ lục IV
DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, CHI NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2024
(Kèm theo Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023)
Đơn vị: Tỷ đồng
SỐ TT | NỘI DUNG | NSNN | CHIA RA | |
NSTW | NSĐP | |||
A | B | 1=2+3 | 2 | 3 |
| TỔNG CHI NSNN | (1) 2.119.428 | (2) 948.371 | (3) 1.171.057 |
I | Chi đầu tư phát triển | 677.349 | 245.000 | 432349 |
II | Chi dự trữ quốc gia | 1.160 | 1.160 |
|
III | Chi trả nợ lãi | 111.714 | 108.840 | 2.874 |
IV | Chi viện trợ | 2.200 | 2.200 |
|
V | Chi thường xuyên(4) | 1.259.631 | 553.257 | 706374 |
| Trong đó: |
|
|
|
| - Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề | 306.128 | 24.568 | 281.560 |
| - Chi khoa học và công nghệ | 10.912 | 7.480 | 3.432 |
VI | Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính | 100 |
| 100 |
VII | Dự phòng NSNN | 57.866 | 34.934 | 22.932 |
VIII | Chi cải cách tiền lương | 9.408 | 2.980 | 6.428 |
Ghi chú:
(1) Nếu loại trừ chi từ nguồn thu chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư của NSĐP năm 2023 sang năm 2024 thì dự toán chi cân đối NSNN năm 2024 khoảng 2.100,4 nghìn tỷ đồng. Chưa bao gồm khoảng 30 nghìn tỷ đồng dự kiến sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của NSTW để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024.
(2) Chưa bao gồm khoảng 30 nghìn tỷ đồng dự kiến sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của NSTW để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024.
(3) Đã bao gồm 19.040 tỷ đồng kiến nghị huy động thu chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư năm 2023 sang bố trí dự toán chi NSĐP năm 2024 của một số địa phương.
(4) Đã bao gồm kinh phí đảm bảo thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/ tháng cả năm 2024. Đã bao gồm bổ sung hỗ trợ để đảm bảo mặt bằng dự toán chi cân đối NSĐP 19.271 tỷ đồng.