[CẬP NHẬT] Toàn bộ văn bản về cải cách tiền lương của công chức

Dưới đây là tổng hợp các văn bản được ban hành liên quan đến việc cải cách tổng thể chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong doanh nghiệp. Danh sách văn bản về cải cách tiền lương sẽ tiếp tục được cập nhật.

STT

Văn bản

Cơ quan ban hành

Nội dung chính

1

Nghị quyết 27/NQ-TW về cải cách chính sách tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp

Ban Chấp hành Trung ương

- Bãi bỏ lương cơ sở và hệ số lương

- Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo (02 bảng lương cho cán bộ, công chức, viên chức và 03 bảng lương cho lực lượng vũ trang);

- Bãi bỏ hàng loạt phụ cấp và khoản chi ngoài lương; gộp nhiều phụ cấp và ban hành phụ cấp mới

2

Nghị quyết 107/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 27 về chính sách tiền lương

Chính phủ

Giao Bộ Nội vụ:

- Xây dựng Nghị định quy định chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thay thế Nghị định số 204/2004/NĐ-CP

- Xây dựng các văn bản hướng dẫn và tập huấn hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới,...

3

Nghị quyết 50/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Chính phủ

- Cải cách tổng thể, hệ thống, đồng bộ chính sách tiền lương theo hướng tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường

- Giao cho Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng và triển khai chế độ tiền lương mới trong giai đoạn 2021 - 2025

4

Thông báo 119/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Bộ Tài chính

Văn phòng Chính phủ

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chuẩn bị nguồn lực để thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 01/7/2022

5

Dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024

Bộ Tài chính

Hướng dẫn nguồn để cải cách tiền lương:

- Các bộ, cơ quan trung ương:

+ Lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2021 còn dư chuyển sang năm 2022 (nếu có);

+ Sử dụng tối thiểu 40% nguồn thu được để lại theo quy định; tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm so với dự toán năm 2021

- Địa phương:

+ Lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Tiết kiệm 10% chi thường xuyên và nguồn cải cách tiền lương lũy kế đến hết năm 2021 chuyển sang để thực hiện…

6

Quyết định 1012/QĐ-TTg kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công

Thủ tướng Chính phủ

- Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương là Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái thay vì Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước).

- Phó trưởng ban thường trực thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ thay vì Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam…

7

Quyết định 62/QĐ-BCĐCCTLBHXH ban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công

Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công

Nguyên tắc làm việc và phân công nhiệm vụ của từng thành viên Ban chỉ đạo

8

Nghị quyết số 23/2021/QH15 về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025

Quốc hội

Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2022.

Không sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho đầu tư xây dựng cơ bản và các mục đích khác, trừ trường hợp Nghị quyết của Quốc hội cho phép.

9

Nghị quyết 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022

Quốc hội

Lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.

2. Tiếp tục thực hiện quy định về tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương để tích lũy nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm phù hợp.

10

Nghị quyết 104/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024

Quốc hội

- Từ 01/01/2024 - 30/6/2024, mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023.

- Từ 01/7/2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.

11

Quyết định 135/QĐ-TTg Kế hoạch triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ

- Báo cáo để thông qua danh mục vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị từ trung ương đến cấp xã

- Ban hành Danh mục chức danh, chức vụ tương đương thuộc phạm vi quản lý để làm căn cứ thực hiện chính sách tiền lương mới

- Xây dựng Tờ trình về các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới, tác động khi cải cách tiền lương đến chính sách bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội

- Xây dựng 3 bảng lương và phụ cấp đối với lực lượng vũ trang…

Trên đây là toàn bộ văn bản về cải cách tiền lương. Danh sách này sẽ còn tiếp tục được cập nhật khi cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản mới. Nếu có băn khoăn về các quy định liên quan đến tiền lương, bạn đọc vui lòng gọi 19006192
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục