Như đã biết, lao động nữ khi sinh con sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh là 06 tháng. Vậy nếu trong thời gian nghỉ thai sản mà hợp đồng lao động hết hạn thì người lao động có được ký tiếp?
Có phải ký tiếp hợp đồng với lao động nữ nghỉ thai sản khi đến hạn?
Theo khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi,…
Tuy nhiên, nếu hợp đồng lao động hết hạn thì lại hoàn toàn khác. Đây là một trong những căn cứ làm chấm dứt quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019.
Như vậy, nếu trong thời gian lao động nữ nghỉ thai sản mà hợp đồng lao động hết hạn thì hợp đồng này sẽ chấm dứt, trừ trường hợp lao động nữ đó đang là thành thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ.
Dù không buộc ký hợp đồng mới nhưng khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động cũng dành cho lao động nữ sự ưu tiên như sau:
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
Theo đó, lao động đang nghỉ thai sản mà hết hạn hợp đồng sẽ được ưu tiên giao kết hợp đồng mới. Nhưng có ký hợp đồng mới hay không thì vẫn phụ thuộc vào người sử dụng lao động.
Nếu không ký hợp đồng mới khi đến hạn, người sử dụng lao động phải gửi thông báo chấm dứt hợp đồng lao động bằng văn bản cho người lao động (theo khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2019).
Và khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động sẽ phải thanh toán những tiền liên quan đến lợi ích của người lao động như tiền lương, trợ cấp thôi việc,… Đồng thời phải thực hiện thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và trả lại các giấy tờ cho người lao động.
Quyền lợi về BHXH khi nghỉ thai sản mà hết hạn hợp đồng?
Theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sinh con được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trong thời gian này mà hợp đồng lao động hết hạn, việc đóng và hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định theo điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
a) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, nếu hết hạn hợp đồng trong thời gian đang nghỉ hưởng chế độ thai sản thì người lao động vẫn được tính hưởng bảo hiểm xã hội từ khi nghỉ thai sản đến khi hợp đồng lao động hết hạn. Còn thời gian hưởng thai sản sau khi hết hạn hợp đồng sẽ không được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Cùng với đó, khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 cũng quy định:
Như vậy, ngoài việc được tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế đến cho đến khi hết hạn hợp đồng. Còn sau khi hết thời hạn hợp đồng mà không ký hợp đồng mới, người lao động chỉ được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế đến hết tháng mà người sử dụng lao động báo giảm lao động.6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Xem thêm: Thời gian nghỉ thai sản có được tính hưởng BHXH 1 lần?
Trên đây thông tin quan trọng liên quan đến trường hợp hết hạn hợp đồng trong thời gian nghỉ thai sản. Mọi vướng mắc liên quan đến chế độ thai sản và hợp đồng lao động sẽ được LuatVietnam giải đáp qua tổng đài 1900.6192. Bạn vui lòng liên hệ để được hỗ trợ sớm nhất.>> Chế độ thai sản: Quyền lợi cần biết khi sinh con
>> Có thai rồi mới đóng BHXH có "kịp" hưởng chế độ thai sản?