Nghỉ thai sản xong tiếp tục xin nghỉ không lương được không?

Do con nhỏ, chưa yên tâm đi làm, lao động nữ nghỉ thai sản xong nghỉ không lương được không? Xin nghỉ không lương trong trường hợp này có cần công ty đồng ý không?


1. Nghỉ thai sản xong nghỉ không lương được không?

Khoản 3 Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019 đã khẳng định, hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Do đó, người lao động nghỉ thai sản xong được phép nghỉ không lương nếu có thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Điều này đồng nghĩa rằng, người lao động muốn nghỉ không lương sau thời gian thai sản phải được người sử dụng lao động đồng ý.

Do đó, trước khi hết thời gian thai sản, người lao động cần chủ động liên hệ với người sử dụng lao động để xin nghỉ không lương. Nếu người sử dụng lao động đồng ý, người lao động nghỉ thai sản xong có thể nghỉ không lương luôn mà không cần vội quay trở lại công ty để làm việc.

Ngược lại, nếu người sử dụng lao động không đồng ý thì người lao động người lao động nghỉ thai sản xong không được tiếp tục nghỉ không lương mà phải quay trở lại làm việc ngay.

Bởi theo Điều 30 Bộ luật Lao động, trường hợp nghỉ thai sản khi sinh con không phải trường hợp tạm hoãn hợp đồng nên khi người lao động nghỉ thai sản, hợp đồng lao động vẫn đang tiếp diễn, người lao động vẫn thuộc sự quản lý của doanh nghiệp.

Nghỉ thai sản xong nghỉ không lương luôn được không?
Nghỉ thai sản xong nghỉ không lương luôn được không? (Ảnh minh họa)

2. Nghỉ thai sản xong được nghỉ không lương thêm bao lâu?

Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019 cho phép người lao động nghỉ thai sản xong được nghỉ không lương khi có sự thỏa thuận với người sử dụng lao động. Điều luật này không giới hạn thời gian nghỉ không lương là bao lâu.

Do đó, thời gian nghỉ không lương sau thời gian thai sản sẽ do người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận, không giới hạn số ngày nghỉ tối thiểu hoặc số ngày nghỉ tối đa.

Người sử dụng lao động đồng ý cho nghỉ bao lâu thì người lao động được phép nghỉ không lương trong thời gian đó.

Trong thời gian nghỉ không lương, người lao động sẽ không được hưởng các quyền lợi như: Không được đóng bảo hiểm nếu nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (theo khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội), không được cộng thêm phép năm nếu thời gian nghỉ không lương quá 01 tháng/năm (theo khoản 4 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP),… 

Nghỉ thai sản xong được nghỉ không lương bao lâu?
Nghỉ thai sản xong được nghỉ không lương bao lâu? (Ảnh minh họa)

3. Tự nghỉ không lương không được công ty đồng ý, bị xử lý thế nào?

Khi người lao động nghỉ thai sản, hợp đồng lao động vẫn tiếp tục được thực hiện. Do đó, ngay sau khi hết thời gian nghỉ thai sản, người lao động phải quay trở lại làm việc. Trường hợp nghỉ không lương mà không xin phép, người lao động sẽ bị coi là tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng.

Tùy vào số ngày nghỉ mà người lao động có thể bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động luôn hoặc bị kỷ luật sa thải.

- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên: Công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước (theo điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019).

- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng: Công ty có quyền sa thải người lao động đó (theo khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019).

Nếu thuộc trường hợp sa thải, công ty phải tổ chức họp xử lý ký luật lao động theo quy định và ra quyết định sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ thai sản xong nghỉ không lương được không?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ, tư vấn cụ thể.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ 01/7: Ai được tăng? Tăng bao nhiêu?

Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ 01/7: Ai được tăng? Tăng bao nhiêu?

Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ 01/7: Ai được tăng? Tăng bao nhiêu?

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2023/NĐ-CP chính thức tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH). Một trong những nội dung được quan tâm nhất của chính sách tăng lương hưu trợ cấp BHXH từ 01/7/2023 là ai được tăng và mức tăng bao nhiêu?