Có được nghỉ phép năm ngay sau khi nghỉ thai sản?

Không ít người lao động sau khi nghỉ thai sản muốn nghỉ luôn phép năm để có thêm thời gian chăm sóc con nhỏ. Vậy có được nghỉ phép năm sau khi nghỉ thai sản không?

Thời gian nghỉ chế độ thai sản

Mang thai và sinh con là thiên chức cao cả của người phụ nữ. Nhằm bảo vệ sức khỏe cho lao động nữ, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đặt ra 05 chế độ nghỉ thai sản tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ. Cụ thể:

- Khi mang thai: nghỉ tối đa 05 ngày đi khám thai (05 lần, mỗi lần 01 ngày).

- Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:

+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

+ 20 ngày nếu thai từ 05 đến dưới 13 tuần tuổi;

+ 40 ngày nếu thai từ 13 đến dưới 25 tuần tuổi;

+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

- Khi thực hiện biện pháp tránh thai:

+ 07 ngày nếu đặt vòng tránh thai;

+ 15 ngày nếu thực hiện biện pháp triệt sản.

- Khi sinh con: nghỉ tối đa 06 tháng.

- Khi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe:

+ 10 ngày nếu sinh một lần từ hai con trở lên;

+ 07 ngày nếu sinh con phải phẫu thuật;

+ 05 ngày với các trường hợp khác.

Xem thêm: Năm 2019, thời gian nghỉ thai sản tối đa bao lâu?

Có được nghỉ phép năm sau khi nghỉ thai sản?

Có được nghỉ phép năm sau khi nghỉ thai sản? (Ảnh minh họa)


Thời gian nghỉ chế độ phép năm

Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động hiện nay năm 2012, người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm được nghỉ:

+ 12 ngày nếu làm việc trong điều kiện bình thường;

+ 14 ngày nếu làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có điều kiện sống khắc nghiệt hoặc là lao động chưa thành niên, người khuyết tật;

+ 16 ngày nếu làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có điều kiện sống đặc biệt khắc nghiệt.

Riêng ngày nghỉ phép năm của người làm chưa đủ 12 tháng và người có thâm niên xem chi tiết tại đây.

Có được nghỉ phép năm sau khi nghỉ thai sản?

Pháp luật hiện hành không có bất cứ quy định nào về việc có được nghỉ phép năm sau khi nghỉ thai sản hay không.

Do vậy, nếu có nhu cầu, sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản nêu trên, lao động nữ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động và làm đơn xin nghỉ phép để kéo dài thời gian nghỉ.

Trên đây là giải đáp của LuatVietnam về việc nghỉ phép năm ngay sau khi nghỉ thai sản. Ngoài ra, độc giả có thể nắm rõ các quy định về chế độ nghỉ tại đây.


Thùy Linh
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.