Doanh nghiệp làm thủ tục cho NLĐ nhận hỗ trợ theo NQ 116 thế nào?

Người lao động (NLĐ) đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm 30/9/2021 là đối tượng được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116. Theo đó, thủ tục này sẽ do bảo hiểm xã hội (BHXH) và doanh nghiệp thực hiện.

Căn cứ Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị hưởng hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đối với trường hợp NLĐ đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm 30/9/2021 theo một trong các cách sau:

- Trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; Cổng Dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Các tổ chức cung cấp dịch vụ I-VAN; Ứng dụng Bảo hiểm xã hội số (VssID).

- Qua bưu điện.

- Trực tiếp tại bảo hiểm xã hội cấp tỉnh/cấp huyện.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để doanh nghiệp làm thủ tục cho NLĐ nhận hỗ trợ:

lam thu tuc cho NLD nhan ho tro
Hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục cho NLĐ nhận hỗ trợ theo NQ 116 (Ảnh minh họa)

 

1. Nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam

Bước 1: Chờ danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp (Mẫu 01) từ cơ quan BHXH gửi về qua email/zalo cho doanh nghiệp.

*Chậm nhất đến ngày 20/10/2021 BHXH phải hoàn thành việc gửi danh sách.

Bước 2: Doanh nghiệp công khai danh sách để người lao động biết, đối chiếu thông tin.

*** Lưu ý khi lập File Mẫu 01:

  • Cơ quan BHXH sẽ cung cấp các thông tin: Họ và tên; Mã số BHXH; CMND/CCCD; Thời gian đóng BHTN chưa hưởng đến hết tháng 9/2020 (Tổng số tháng); Số điện thoại di động (nếu có).

  • Doanh nghiệp bổ sung các thông tin:

- Số tài khoản và Mã ngân hàng của doanh nghiệp - xem tại sheet Danh mục Ngân hàng.

- Số tài khoản và Mã ngân hàng của NLĐ.

+ Không điền tên Ngân hàng, định dạng dữ liệu không được để mất số 0 ở đầu (nếu có) của số tài khoản/mã ngân hàng.

+ Thông tin họ tên, số CMND/CCCCD phải khớp với thông tin đăng ký tài khoản ngân hàng.

+ Trường hợp NLĐ chưa có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phối hợp với ngân hàng hỗ trợ NLĐ mở tài khoản.

- Trường hợp thông tin của NLĐ không khớp với thông tin của cơ quan BHXH cung cấp thi ghi rõ thông tin chưa khớp vào cột Thông tin chưa khớp của NLĐ.

- Trường hợp NLĐ tự nguyện không nhận hỗ trợ thì ký xác nhận vào cột Xác nhận của người lao động không hưởng hỗ trợ.

- Trường hợp doanh nghiệp không liên hệ được với người lao động thì ghi vào cột Ghi chú.

  • Doanh nghiệp không thay đổi các thông tin cơ quan BHXH đã cung cấp (trừ thông tin số điện thoại), nếu có thông tin không đúng ghi cụ thể vào cột Thông tin chưa khớp của NLĐ.

Bước 3: Đăng nhập Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam tại địa chỉ https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn bằng tài khoản của doanh nghiệp đã đăng ký.

lam thu tuc cho nld nhan ho tro 1

Bước 4: Chọn “Kê khai hồ sơ”.

Bước 5: Chọn thủ tục Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm thất nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (600l) hoặc Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm thất nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 - Điều chỉnh thông tin 600m trong Danh sách thủ tục

- Đối với trường hợp NLĐ có thông tin đúng: Chọn thủ tục 600L.

- Đối với trường hợp NLĐ có thông tin cần điều chỉnh: Chọn thủ tục 600M.

Với hồ sơ cần chỉnh sửa, doanh nghiệp thực hiện chỉnh sửa trước sau đó mới làm hồ sơ 600M.

lam thu tuc cho nld nhan ho tro 2

Bước 6: Chọn “Kê khai”, sau đó chọn Xác nhận kỳ kê khai để mở màn hình kê khai hồ sơ.

lam thu tuc cho nld nhan ho tro 3

Bước 7: Đính kèm file hồ sơ

- Đối với trường hợp NLĐ có thông tin đúng: Đính kèm mẫu 01, mẫu 02 của NLĐ khớp thông tin, người từ chối nhận hỗ trợ và bấm xác nhận.

- Đối với trường hợp NLĐ cần điều chỉnh thông tin: Đính kèm mẫu 01, mẫu 03 kèm theo hồ sơ chứng minh thông tin điều chỉnh (scan nối thẳng vào file mẫu 03).

Lưu ý: Các file phải lưu dưới dạng PDF (file excel gửi sẽ bị lỗi).

lam thu tuc cho nld nhan ho tro 4

Bước 8: Bấm kê khai, thực hiện ký và gửi hồ sơ, màn hình hiển thị yêu cầu nhập mã PIN của chứng thư số.

Thời hạn gửi hồ sơ:

Đối với danh sách lao động có thông tin đúng: 05 ngày làm việc từ ngày nhận danh sách từ cơ quan bảo hiểm xã hội;

Đối với danh sách lao động có thông tin cần điều chỉnh: chậm nhất ngày 10/11/2021.

Bước 9: Chờ và nhận kết quả từ cơ quan bảo hiểm xã hội

Cơ quan bảo hiểm xã hội gửi mail là đã tiếp nhận và đang tiến hành xử lý.

Sau đó sẽ thực hiệm kiểm tra thông tin và chi trả cho người lao động. Nếu không chi trả, bảo hiểm xã hội gửi văn bản nêu rõ lý do.

Thời hạn xem xét và chi trả:

Đối với danh sách lao động có thông tin đúng: 10 ngày làm việc từ ngày nhận được danh sách

Đối với danh sách lao động có thông tin cần điều chỉnh: 20 ngày làm việc từ ngày nhận được danh sách.

Người sử dụng lao động nhận hỗ trợ từ cơ quan bảo hiểm xã hội và tiến hành chi trả lại cho người lao động không có tài khoản ngân hàng cá nhân.
 

2. Nộp hồ sơ qua các tổ chức cung cấp dịch vụ I-VAN

Bước 1: Chờ danh sách người lao động được hỗ trợ từ cơ quan bảo hiểm xã hội gửi về doanh nghiệp.

*Chậm nhất ngày 20/10/22021 BHXH hoàn tất việc gửi danh sách.

Bước 2: Người sử dụng lao động công khai danh sách người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ để người lao động biết, đối chiếu, bổ sung thông tin (nếu có).

Bước 3: Nộp hồ sơ qua phần mềm giao dịch đến cơ quan bảo hiểm xã hội

Người sử dụng lập hồ sơ theo hướng dẫn từ bên cung cấp phần mềm giao dịch bảo hiểm xã hội.

Thời hạn gửi hồ sơ:

Đối với danh sách lao động có thông tin đúng: 05 ngày làm việc từ ngày nhận danh sách từ cơ quan bảo hiểm xã hội;

Đối với danh sách lao động có thông tin cần điều chỉnh: chậm nhất ngày 10/11/2021.

Bước 4: Chờ và nhận kết quả từ cơ quan bảo hiểm xã hội

Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiệm kiểm tra thông tin và chi trả cho người lao động. Nếu không chi trả, bảo hiểm xã hội gửi văn bản nêu rõ lý do.

Thời hạn xem xét và chi trả:

Đối với danh sách lao động có thông tin đúng: 10 ngày làm việc từ ngày nhận được danh sách

Đối với danh sách lao động có thông tin cần điều chỉnh: 20 ngày làm việc từ ngày nhận được danh sách.

Bước 5: Chi trả cho người lao động không có tài khoản ngân hàng

Người sử dụng lao động nhận hỗ trợ từ cơ quan bảo hiểm xã hội và tiến hành chi trả lại cho người lao động không có tài khoản ngân hàng cá nhân.
 

3. Nộp hồ sơ qua bưu điện

Bước 1: Chờ danh sách người lao động được hỗ trợ từ cơ quan bảo hiểm xã hội gửi về doanh nghiệp.

*Chậm nhất ngày 20/10/22021 BHXH hoàn tất việc gửi danh sách.

Bước 2: Người sử dụng lao động công khai danh sách người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ để người lao động biết, đối chiếu, bổ sung thông tin (nếu có).

Bước 3: Nộp hồ sơ qua bưu điện đến cơ quan bảo hiểm xã hội

Người sử dụng lao động lập Mẫu số 02 gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những lao động có thông tin đúng. Xem hướng dẫn cách lập mẫu số 02 tại đây.

Người sử dụng lao động lập Mẫu số 03 gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những lao động có thông tin cần điều chỉnh (nếu có) kèm theo hồ sơ chứng minh thông tin điều chỉnh theo quy định. Xem hướng dẫn cách lập mẫu số 03 tại đây.

Thời hạn gửi hồ sơ:

Đối với danh sách lao động có thông tin đúng: 05 ngày làm việc từ ngày nhận danh sách từ cơ quan bảo hiểm xã hội;

Đối với danh sách lao động có thông tin cần điều chỉnh: chậm nhất ngày 10/11/2021.

Bước 4: Chờ và nhận kết quả từ cơ quan bảo hiểm xã hội

Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiệm kiểm tra thông tin và chi trả cho người lao động. Nếu không chi trả, bảo hiểm xã hội gửi văn bản nêu rõ lý do.

Thời hạn xem xét và chi trả:

Đối với danh sách lao động có thông tin đúng: 10 ngày làm việc từ ngày nhận được danh sách

Đối với danh sách lao động có thông tin cần điều chỉnh: 20 ngày làm việc từ ngày nhận được danh sách.

Bước 5: Chi trả cho người lao động không có tài khoản ngân hàng

Người sử dụng lao động nhận hỗ trợ từ cơ quan bảo hiểm xã hội và tiến hành chi trả lại cho người lao động không có tài khoản ngân hàng cá nhân.
 

4. Lưu ý trong quá trình chuẩn bị hồ sơ

(1) Doanh nghiệp có thể lập hồ sơ điện tử hoặc hồ sơ gửi qua bưu điện bằng một trong những cách đã hướng dẫn bên trên.

(2) Đối với những trường hợp BHXH ghi chú thêm:

- Ghi chú thời gian đã hưởng BHTN: Để doanh nghiệp và người lao động tính thời gian tính trợ cấp trừ đi thời gian đã nhận trợ cấp thất nghiệp.

- Ghi chú NLĐ có họ và tên, ngày sinh bị trùng với số BHXH khác: Doanh nghiệp chuyển người lao động kiểm tra, nếu không phải trùng thì bỏ qua, làm mẫu 02. Nếu đúng trùng làm hồ sơ gộp sổ, gộp sổ xong làm mẫu 03.

(3) Đối với trường hợp không có tên trong danh sách do nghỉ không lương: Những trường hợp này không được quy định trong Quyết định 28/2021/QĐ-TTg. Tuy nhiên, vẫn có thể bổ sung sau vì vẫn được hỗ trợ. Bảo hiểm xã hội hoặc quản lý thu sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung đối tượng này.

(4) Đối với người lao động làm hồ sơ mà nhận được thông báo “Không thuộc đối tượng….” thì có nghĩa: Hoặc là người lao động không đủ điều kiện, hoặc là người lao động thuộc đối tượng doanh nghiệp phải lập hồ sơ.

(5) Người lao động thuộc đối tượng doanh nghiệp nộp hồ sơ mà đến ngày 30/11 chưa nhận được hỗ trợ thì có thể tự lập hồ sơ theo mẫu 04 gửi BHXH.

Trên đây là hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục cho người lao động nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116, nếu cần hỗ trợ thêm bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116 có phải là "ứng trước" trợ cấp thất nghiệp?

Nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116 có phải là

Nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116 có phải là "ứng trước" trợ cấp thất nghiệp?

Như đã biết, tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116 được lấy từ kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm 2020. Vậy nguồn này được lấy từ đâu? Có phải là ứng trước từ tiền trợ cấp thất nghiệp của người lao động không?