Nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116 có phải là "ứng trước" trợ cấp thất nghiệp?

Như đã biết, tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116 được lấy từ kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm 2020. Vậy nguồn này được lấy từ đâu? Có phải là ứng trước từ tiền trợ cấp thất nghiệp của người lao động không?


Tiền hỗ trợ lấy từ kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quy định trong Luật Việc làm năm 2013. Tuy nhiên trong Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn đều không quy định về khái niệm kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Tuy nhiên có hiểu đơn giản, kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp là phần quỹ bảo hiểm thất nghiệp còn lại sau trừ các khoản chi trong năm. Vậy quỹ bảo hiểm thất nghiệp ban đầu được hình thành từ đâu? Chi cho những việc gì?

Theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm năm 2013, quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ 03 nguồn sau:

1 - Các khoản đóng và hỗ trợ vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Hằng tháng, những đối tượng sau đây sẽ phải đóng tiền vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp:

Đối tượng

Mức đóng

Người lao động

1% tiền lương tháng

Người sử dụng lao động

1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Nhà nước

1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp (lấy từ ngân sách trung ương)

2 - Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ Nghị định 30/2016/NĐ-CP, hoạt động đầu tư từ bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức theo thứ tự ưu tiên sau:

a) Mua trái phiếu Chính phủ;

b) Cho ngân sách nhà nước vay;

c) Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

d) Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành;

đ) Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

3 - Nguồn thu hợp pháp khác.

Bao gồm:

- Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

- Các khoản thu hợp pháp khác (Ví dụ: hỗ trợ của cá nhân, tổ chức vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp).

Trong khi đó, theo khoản 3 Điều 57 Luật Việc làm năm 2013, quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng cho những việc sau:

a) Chi trả trợ cấp thất nghiệp;

b) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;

c) Hỗ trợ học nghề;

d) Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;

đ) Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp;

e) Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;

g) Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.

Như vậy, kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 chính là phần chênh lệch giữa tổng thu từ các nguồn với tổng chi từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2020.

nhan ho tro theo nghi quyet 116 la ung truoc tro cap that nghiep


Nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116 là ứng trước trợ cấp thất nghiệp?

Theo Nghị quyết 116, tiền hỗ trợ người lao động được lấy từ kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm 2020.

Tuy nhiên do không hiểu rõ về kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp nên có một số người lao động đang hiểu nhầm rằng tiền hỗ trợ này được lấy từ tiền trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Hay nói cách khác, việc hưởng hỗ trợ chính là ứng trước tiền trợ cấp thất nghiệp.

Cách hiểu này là không chính xác bởi tiền hỗ trợ được lấy từ phần tiền còn dư sau khi đã thực hiện các khoản chi từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm cũ, chứ không phải từ tiền trợ cấp thất nghiệp được trả cho người lao động.

Do đó, người lao động đủ điều kiện nhận hỗ trợ hoàn toàn có thể yên tâm làm thủ tục hưởng. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động đã hưởng hỗ trợ vẫn sẽ được giữ nguyên để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp sau này.

Nói tóm lại, thông tin nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116 là ứng trước trợ cấp thất nghiệp là không chính xác.

Nếu còn vướng mắc liên quan đến gói hỗ trợ này, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ sớm nhất.

>> Giải đáp thắc mắc về nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116

>> Làm thế nào để biết mình được tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116?

>> Hướng dẫn làm thủ tục online để nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116
Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.