Lao động nữ được nghỉ thai sản trước sinh mấy tháng?

Do cần điều dưỡng sức khỏe trước sinh hoặc vì nhiều nguyên nhân khác mà lao động nữ khi mang thai sẽ có nhu cầu nghỉ trước sinh một thời gian. Vậy lao động nữ được nghỉ thai sản trước sinh mấy tháng?


Được nghỉ hưởng thai sản trước sinh là bao lâu?

Liên quan đến giải quyết chế độ cho lao động nữ mang thai và sinh con, khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 quy định:

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Theo đó, lao động nữ mang thai sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước sinh tối đa là 02 tháng. Tuy nhiên, cùng với việc nghỉ thai sản trước sinh thì thời gian hưởng thai sản sau sinh sẽ bị rút ngắn, bởi tổng thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau sinh chỉ là 06 tháng.

Vì vậy, nếu người lao động nghỉ trước sinh 02 tháng thì chỉ được hưởng chế độ này đến khi con được sinh ra đủ 04 tháng. Trong trường hợp nghỉ thai sản trước sinh, lao động nữ vẫn được nhận đủ các khoản tiền sau:

- Trợ cấp một lần khi sinh con:

Căn cứ Điều 38 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng người đó sinh con.

Hiện nay mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,8 triệu đồng/tháng. Do đó, lao động nữ được hưởng 3,6 triệu đồng/con.

- Tiền chế độ thai sản:

Căn cứ Điều 39 Luật BHXH năm 2019, lao động nữ được hưởng:

Mức hưởng hàng tháng

=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng

BHXH 06 tháng trước khi nghỉ việc

Ví dụ: Mức lương đóng BHXH của chị A trong 06 tháng trước khi nghỉ chờ sinh là 06 triệu đồng/tháng thì khi nghỉ hưởng thai sản chị A được nhận:

Tiền trợ cấp 01 lần khi sinh = 01 con x 2 x 1,49 triệu đồng = 2,98 triệu đồng

Tiền chế độ thai sản = 100% x 06 triệu đồng/tháng x 06 tháng = 36 triệu đồng

Tổng số tiền chị A được nhận = 38,98 triệu đồng.  

Người lao động được nghỉ trước sinh là bao lâu? (Ảnh minh họa)


Lao động nữ nghỉ trước sinh trên 2 tháng, có sao không?

Như đã đề cập ở phần trên, lao động nữ chỉ được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước sinh tối đa 02 tháng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà người lao muốn nghỉ trước sinh trong thời gian dài hơn 02 tháng thì liệu có được ảnh hưởng gì đến việc hưởng chế độ thai sản?

Việc giải quyết chế độ thai sản được căn cứ vào thời gian đóng BHXH của người lao động. Cụ thể, theo Điều 31 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ khi sinh con được hưởng chế độ thai sản khi có thời gian đóng BHXH như sau:

- Thai bình thường: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

- Thai yếu có chỉ định nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền: Thỏa mãn đồng thời:

+ Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Trong khi đó, nếu nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động sẽ không đóng được đóng BHXH tháng đó (khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH).

Vì vậy, khi nghỉ trước sinh nhiều tháng, người lao động cần cân nhắc kỹ về thời gian đóng BHXH trước khi sinh của mình. Nếu nghỉ trước sinh quá nhiều mà làm thời gian đóng BHXH không đủ, lao động nữ sẽ không được giải quyết chế độ thai sản.

Cùng với đó, dù đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi nghỉ trước sinh nhiều hơn 02 tháng nhưng cơ quan BHXH sẽ chỉ giải quyết chế độ đối với thời gian nghỉ trước sinh 02 tháng. Thời gian nghỉ vượt quá sẽ không được tính hưởng chế độ.

Tuy nhiên để có thêm quyền lợi trong thời gian nghỉ vượt quá này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc trừ phép năm trong khoảng thời gian này. Khi đó, dù nghỉ làm nhưng lao động nữ vẫn được nhận đủ lương theo hợp đồng lao động.

Dù vậy, theo Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, tổng số ngày nghỉ hằng năm tương đối ít, từ 12 - 16 ngày tùy từng công việc. Với thời gian nghỉ còn lại, người lao động có thể thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương với doanh nghiệp.

Trên đây là giải đáp thắc mắc liên quan về việc nghỉ thai sản trước sinh bao lâu. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Có thai rồi mới đóng BHXH có "kịp" hưởng chế độ thai sản?

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.

Chính sách BHXH mới: Dễ nhận lương hưu, khó rút 1 “cục”

Chính sách BHXH mới: Dễ nhận lương hưu, khó rút 1 “cục”

Chính sách BHXH mới: Dễ nhận lương hưu, khó rút 1 “cục”

Nghị quyết 28 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã được Bộ Chính trị ban hành cách đây khá lâu. Thế nhưng, trên tinh thần Nghị quyết đó, mới đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi với nhiều nội dung mới đáng chú ý. 

Thông báo tìm việc hằng tháng: Người nhận trợ cấp thất nghiệp cần biết gì?

Thông báo tìm việc hằng tháng: Người nhận trợ cấp thất nghiệp cần biết gì?

Thông báo tìm việc hằng tháng: Người nhận trợ cấp thất nghiệp cần biết gì?

Với những người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thủ tục thông báo tình hình tìm kiếm việc làm hằng tháng không có gì xa lạ, nhưng không phải ai cũng nắm rõ các quy định liên quan đến vấn đề này. Dưới đây là 06 vấn đề quan trọng mà mọi người lao động cần biết.

Tai nạn lao động chết người, người thân được hưởng quyền lợi gì?

Tai nạn lao động chết người, người thân được hưởng quyền lợi gì?

Tai nạn lao động chết người, người thân được hưởng quyền lợi gì?

Nếu không đảm bảo an toàn kỹ thuật trong quá trình làm việc, người lao động rất dễ xảy ra tai nạn lao động dẫn tới bị thương, thậm chí là tử vong. Vậy tai nạn lao động chết người, thân nhân của người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi gì?