Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 về thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý Sổ BHXH, Thẻ BHYT

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Tải VB
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng Anh
Bản dịch tham khảo
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 595/QĐ-BHXH

Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
Cơ quan ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt NamSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:595/QĐ-BHXHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Thị Minh
Ngày ban hành:14/04/2017Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Bảo hiểm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Rút ngắn thời gian cấp thẻ bảo hiểm y tế

Ngày 14/04/2017, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ra Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; có hiệu lực từ ngày 01/05/2017.

Một trong những nội dung đáng chú ý của Quyết định này là rút ngắn thời gian cấp thẻ bảo hiểm y tế và sổ bảo hiểm xã hội. Cụ thể, cấp mới sổ bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trong khi trước đây thời gian này là 20 ngày; Thời gian cấp mới thẻ bảo hiểm y tế không quá 05 ngày, từ ngày nhận đủ hồ sơ, thay vì 07 ngày như quy định cũ.

Về phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, Quyết định nêu rõ, hàng tháng, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp trích tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. Với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng hàng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng;

Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, phương thức đóng là 03 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua đơn vị, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Quyết định này thay thế Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015.

- Từ ngày 30/05/2019, Quyết định này bị hết hiệu lực một phần bởi Quyết định 618/QĐ-BHXH


>> XemLuật bảo hiểm xã hội 2014 hiện hành đang áp dụng

Từ ngày 01/5/2020, Quyết định này bị hết hiệu lực một phần bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi, bổ sung một số điều Quy trình thu bảo hiểm xã hội.

Xem chi tiết Quyết định 595/QĐ-BHXH tại đây

tải Quyết định 595/QĐ-BHXH

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 595/QĐ-BHXH DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
--------


Số: 595/QĐ-BHXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY TRÌNH THU BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG - BỆNH NGHỀ NGHIỆP; QUẢN LÝ SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI, THẺ BẢO HIỂM Y TẾ

-----------

TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014;

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008; Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;

Căn cứ Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013;

Căn cứ Luật An toàn, Vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Thu, Trưởng Ban Sổ - Thẻ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2017, thay thế Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 ban hành Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. Các văn bản quy định do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành trước đây trái với Quyết định này đều hết hiệu lực.
Điều 3. Trưởng Ban Thu, Trưởng Ban Sổ - Thẻ, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Giám đốc bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- VPCP (để b/c TTg CP, các Phó TTg);
- Các Bộ: LĐTB&XH, TC, YT, NV, TP, QP, CA;
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- HĐQL - BHXHVN;
- TGĐ, các phó TGĐ;
- Các đơn vị trực thuộc BHXH VN;
- BHXH Bộ QP,CA;
- Lưu: VT, ST, BT(20b).

TỔNG GIÁM ĐỐC




Nguyễn Thị Minh

QUY TRÌNH

THU BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP; QUẢN LÝ SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI, THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
1. Văn bản này hướng dẫn về hồ sơ, quy trình nghiệp vụ, quyền và trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, đơn vị và cơ quan bảo hiểm xã hội trong thực hiện thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp, ghi, quản lý và sử dụng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
2. Việc quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp, ghi, quản lý và sử dụng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế trong lực lượng vũ trang do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn, phù hợp với đặc thù của từng Bộ và đồng bộ với các hướng dẫn tại Văn bản này để thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thống nhất trong toàn quốc.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Các từ viết tắt
1.1. BHXH: là chữ viết tắt của cụm từ "bảo hiểm xã hội".
1.2. BHTN: là chữ viết tắt của cụm từ "bảo hiểm thất nghiệp".
1.3. BHYT: là chữ viết tắt của cụm từ "bảo hiểm y tế".
1.4. BHTNLĐ, BNN: là viết tắt của cụm từ "bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp".
1.5. UBND: là chữ viết tắt của cụm từ "Ủy ban nhân dân".
1.6. Đại lý thu: là chữ viết tắt của từ "Đại lý thu BHXH, BHYT".
1.7. KH-TC: là chữ viết tắt của từ "Kế hoạch - Tài chính".
1.8. BHXH tỉnh: là tên chung cho Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1.9. BHXH huyện: là tên chung cho Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
1.10. HĐLĐ: là chữ viết tắt của "hợp đồng lao động".
1.11. HĐLV: là chữ viết tắt của "hợp đồng làm việc".
1.12. CNTT: là chữ viết tắt của "công nghệ thông tin".
1.13. KCB: là chữ viết tắt của "khám bệnh, chữa bệnh".
2. Giải thích từ ngữ
Trong Văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2.1. Đơn vị: gọi chung cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
2.2. Người tham gia: gọi chung cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; người tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia BHYT; trừ trường hợp nêu cụ thể.
2.3. Cơ quan quản lý đối tượng: là cơ quan có thẩm quyền xác định và phê duyệt sách người tham gia như người thuộc hộ gia đình nghèo, người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng, người thuộc diện hưởng bảo trợ xã hội hằng tháng, cựu chiến binh, trẻ em ... trên cơ sở phân cấp của UBND cấp tỉnh.
2.4. Truy thu: là việc cơ quan BHXH thu khoản tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của trường hợp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
2.5. Hoàn trả: là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định không phải tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hoặc đóng thừa khi ngừng giao dịch với cơ quan BHXH; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH.
2.7. Bản sao: là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN khi nộp "bản sao" theo hướng dẫn tại Văn bản này phải kèm theo bản chính để cơ quan BHXH kiểm tra, đối chiếu và trả lại cho đơn vị, người tham gia.
2.8. Bản chính: là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2.9. Văn bản chứng thực: là giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo quy định của pháp luật.
2.10. Thành phần hồ sơ quy định tại văn bản này nếu không quy định là bản chính thì có thể nộp bản chính hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu, bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc.
2.11. Nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: là tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với người lao động theo quy định của pháp luật nhưng đơn vị chưa đóng cho cơ quan BHXH. Tiền Nợ bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định của pháp luật nhưng đơn vị chưa đóng.
2.12. Xác nhận sổ BHXH: là ghi thời gian đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN của người tham gia.
2.13. Mã số BHXH: là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.
2.14. Tên Tổ nghiệp vụ của BHXH huyện tại Văn bản này là Tên nghiệp vụ theo quy định của BHXH Việt Nam (bao gồm cả các Tổ nghiệp vụ gộp nhiều chức năng, nhiệm vụ).
2.15. Các Chương, Mục, Điều, Khoản, Điểm, Tiết và Mẫu biểu dẫn chiếu trong Văn bản này mà không ghi rõ nguồn thì được hiểu là của Văn bản này.
Bổ sung
Bổ sung
Điều 3. Phân cấp quản lý
1. Thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1.1. BHXH huyện
a) Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.
b) Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH huyện trực tiếp thu.
c) Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện của ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
d) Thu tiền đóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn huyện.
đ) Thu tiền đóng BHYT của đối tượng do ngân sách nhà nước đóng; ghi thu tiền đóng BHYT của đối tượng do quỹ BHXH, quỹ BHTN đảm bảo, ngân sách trung ương hỗ trợ học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý theo phân cấp của BHXH tỉnh.
1.2. BHXH tỉnh
a) Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của các đơn vị chưa phân cấp cho BHXH huyện.
b) Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH tỉnh trực tiếp thu.
c) Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện của ngân sách nhà nước.
d) Thu tiền đóng BHYT của đối tượng do ngân sách nhà nước đóng; ghi thu tiền đóng BHYT của đối tượng do quỹ BHXH, quỹ BHTN đảm bảo, ngân sách trung ương hỗ trợ học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý.
Bổ sung
1.3. BHXH Việt Nam
a) Thu tiền của ngân sách trung ương đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT, tiền hỗ trợ quỹ BHTN.
b) Thu tiền của ngân sách trung ương đóng BHXH cho người có thời gian công tác trước năm 1995.
2. Cấp, ghi và xác nhận trên sổ BHXH
2.1. BHXH huyện
a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu, người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
b) Giải quyết các trường hợp hồ sơ đề nghị cộng nối thời gian không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thời gian trước ngày 01/01/1995 do BHXH tỉnh phân cấp.
2.2. BHXH tỉnh
a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu, người đã hưởng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
b) Giải quyết các trường hợp hồ sơ đề nghị cộng nối thời gian không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thời gian trước ngày 01/01/1995.
3. Cấp thẻ BHYT
3.1. BHXH huyện: Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện thu.
3.2. BHXH tỉnh: Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT tại các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu và người hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tỉnh.
Bổ sung
4. BHXH tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương để phân cấp thu cho BHXH huyện, từ năm 2019 trở đi phân cấp tối thiểu 90% tổng số đơn vị quản lý.
Chương II
ĐỐI TƯỢNG, MỨC ĐÓNG VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG
Mục 1. BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
Điều 4. Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);
1.3. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
1.4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;
1.5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
1.6. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
1.7. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc được áp dụng đối với các hợp đồng sau:
a) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
b) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
c) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
d) Hợp đồng cá nhân.
1.8. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH;
1.9. Người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và 1.6 Khoản này được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc;
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ).
3. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.
4. Người lao động quy định tại các Điểm 1.1 và 1.2 Khoản 1 Điều này là người giúp việc gia đình và người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp hằng tháng dưới đây thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
a) Người đang hưởng lương hưu hằng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;
c) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
d) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động;
đ) Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Điều 5. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của người lao động
1.1. Người lao động quy định tại Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
1.2. Người lao động quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Điều 4, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
1.3. Người lao động quy định tại Tiết a, c và Tiết d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4: mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.
1.4. Người lao động quy định tại Điểm 1.8 Khoản 1 Điều 4: Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước đó đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.
1.5. Người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 4, thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
1.6. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 4 và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng: mức đóng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động trước khi nghỉ việc hoặc chết vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Mức đóng và trách nhiệm đóng của đơn vị tại Khoản 3 Điều 4
2.1. Đơn vị hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2.2. Đơn vị hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm 1.6 Khoản 1 Điều 4.
Bổ sung
Điều 6. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Tiền lương do Nhà nước quy định
1.1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.
1.2. Người lao động quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Điều 4 thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.
2. Tiền lương do đơn vị quyết định
2.1. Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
2.2. Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
2.3. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
2.4. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.
2.5. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước sau cổ phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là tiền lương theo chế độ tiền lương của cơ quan, tổ chức đang công tác trước khi được cử làm đại diện phần vốn nhà nước.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty là tiền lương theo chế độ tiền lương do tập đoàn, tổng công ty, công ty quyết định.
2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
a) Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
b) Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
3. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều này cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.
Điều 7. Phương thức đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đóng hằng tháng
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
2. Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần
Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
3. Đóng theo địa bàn
3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.
3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó.
4. Đối với người lao động quy định tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4, phương thức đóng là 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua đơn vị, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
4.1. Trường hợp đóng qua đơn vị, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì đơn vị, tổ chức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan BHXH.
4.2. Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan BHXH sau khi về nước.
5. Đối với người lao động quy định tại Điểm 1.8 Khoản 1 Điều 4 thực hiện đóng hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần thông qua đơn vị quản lý cán bộ, công chức có phu nhân hoặc phu quân để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
6. Đối với trường hợp đóng cho thời gian còn thiếu không quá 06 tháng quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Điều 5
6.1. Người lao động đóng một lần cho số tháng còn thiếu thông qua đơn vị trước khi nghỉ việc.
6.2. Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc hoặc thân nhân của người lao động chết đóng một lần cho số tháng còn thiếu tại cơ quan BHXH huyện nơi cư trú.
Mục 2. BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
Điều 8. Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH, bao gồm:
1.1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018; người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi;
1.2. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
1.3. Người lao động giúp việc gia đình;
1.4. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
1.5. Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
1.6. Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
1.7. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;
1.8. Người tham gia khác.
2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến BHXH tự nguyện.
Điều 9. Phương thức đóng theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
1.1. Đóng hằng tháng;
1.2. Đóng 03 tháng một lần;
1.3. Đóng 06 tháng một lần;
1.4. Đóng 12 tháng một lần;
1.5. Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
1.6. Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Ví dụ 1: Bà A tính đến tháng 3/2017 đủ 55 tuổi và có 15 năm 9 tháng đóng BHXH. Bà A có nguyện vọng tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng và lựa chọn phương thức đóng hằng tháng. Đến tháng 4/2017 bà A 55 tuổi 1 tháng và có 15 năm 10 tháng đóng BHXH. Tháng 5/2017 bà A lựa chọn phương thức đóng một lần cho 4 năm 2 tháng còn thiếu và đóng ngay trong tháng này. Như vậy, tính đến hết tháng 5/2017, bà A 55 tuổi 2 tháng và có 20 năm đóng BHXH, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định. Thời điểm tính hưởng lương hưu của bà A kể từ tháng 6/2017.
2. Trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 và 1.5 Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm 1.6. Khoản 1 Điều này.
Ví dụ 2: Ông B tính đến tháng 8/2016 đủ 60 tuổi và có 8 năm đóng BHXH. Ông B có nguyện vọng tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng và lựa chọn phương thức đóng 2 năm một lần cho giai đoạn từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2018. Tháng 9/2018 ông B có đủ 10 năm đóng BHXH và đóng một lần cho 10 năm còn thiếu. Như vậy, tính đến hết tháng 9/2018, ông B có 20 năm đóng BHXH, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định. Thời điểm tính hưởng lương hưu của ông B kể từ tháng 10/2018.
3. Thay đổi phương thức đóng BHXH tự nguyện
3.1. Người đang tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.
3.2. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã lựa chọn một trong các phương thức đóng quy định tại Khoản 1 Điều này mà đủ điều kiện đóng một lần cho những năm còn thiếu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa 10 năm) thì được lựa chọn đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu ngay khi đủ điều kiện mà không phải chờ thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.
Ví dụ 3: Ông C tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 8/2016 và đăng ký với cơ quan BHXH theo phương thức đóng 03 tháng một lần. Sau đó ông C có nguyện vọng được chuyển phương thức đóng sang 6 tháng một lần. Thì việc thay đổi trên được thực hiện sớm nhất là từ tháng 11/2016. Tuy nhiên, tháng 01/2017 ông C đủ 60 tuổi và đã có thời gian đóng BHXH là 10 năm thì ông C được lựa chọn đóng một lần cho những năm còn thiếu tại tháng 01/2017 để hưởng lương hưu.
Điều 10. Mức đóng theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

1. Mức đóng hằng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện như sau:

Mdt = 22% x Mtnt

Trong đó:

- Mdt: Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng.

- Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)

Trong đó:

- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

- m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.

Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Ví dụ 4: Bà A nêu ở ví dụ 1 đăng ký tham gia BHXH tự nguyện với mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.000.000 đồng/tháng. Mức đóng BHXH tự nguyện tháng 4/2017 của bà A sẽ là 880.000 đồng (22% x 4.000.000 đồng).

2. Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hằng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
Ví dụ 5: Bà A nêu ở ví dụ 1, đến tháng 4/2017 bà A đăng ký tham gia BHXH tự nguyện vẫn với mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.000.000 đồng/tháng nhưng theo phương thức đóng 06 tháng một lần. Mức đóng BHXH tự nguyện 6 tháng của bà A sẽ là 5.280.000 đồng (6 tháng x 880.000 đồng/tháng).

3. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại điểm 1.5 Khoản 1 Điều 9 Quyết định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng. Được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

- T1: Mức đóng một lần cho n năm về sau (đồng).

- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện chọn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).

- n: Số năm đóng trước do người tham gia BHXH chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5.

- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến (n x 12).

Ví dụ 6: Ông B nêu ở ví dụ 2 đăng ký tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 9/2016 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 3.000.000 đồng/tháng, phương thức đóng một lần cho 2 năm về sau. Giả định lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm 2015 là 0,628%/tháng. Mức đóng BHXH tự nguyện cho 2 năm (từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2018) của ông B sẽ là:

đồng

4. Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại điểm 1.6 Khoản 1 Điều 9 Quyết định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng. Được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

- T2: Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu (đồng).

- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện chọn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).

- t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120.

- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến t.

Ví dụ 7: Ông B ở ví dụ 2, tháng 9/2018 lựa chọn phương thức đóng một lần cho 10 năm còn thiếu với mức thu nhập tháng lựa chọn là 3.000.000 đồng/tháng. Giả định lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm 2017 là 0,826%/tháng và mức thu nhập tháng ông B lựa chọn cao hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm tháng 9/2018. Mức đóng BHXH tự nguyện cho 10 năm (120 tháng) còn thiếu của ông B sẽ là:

   đồng

5. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều này mà trong thời gian đó Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.
6. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại các Điểm 1.2, 1.3, 1.4 và 1.5 Khoản 1 Điều 9 Quyết định này mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:
6.1. Dừng tham gia BHXH tự nguyện và chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc;
6.2. Hưởng BHXH một lần theo quy định tại Điều 7 Nghị định 134/2015/NĐ-CP;

6.3. Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.

Số tiền hoàn trả cho người tham gia BHXH tự nguyện trong trường hợp quy định tại Điểm 6.1, 6.2 Khoản này hoặc hoàn trả cho thân nhân người lao động trong trường hợp quy định tại Điểm 6.3 Khoản này được tính bằng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại so với thời gian đóng theo phương thức đóng nêu trên và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có). Được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

- HT: Số tiền hoàn trả (đồng).

- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện chọn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

- T: Số tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).

- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%).

- n: Số năm đã đóng trước do người tham gia BHXH chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5.

- t: Số tháng còn lại của phương thức đóng mà người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng.

- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ (nx12-t+1) đến (nx12).

Ví dụ 8: Ông B ở ví dụ 6, tại thời điểm tháng 9/2016 đóng BHXH tự nguyện cho 2 năm về sau (từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2018). Tuy nhiên, từ tháng 01/2018, ông B tham gia BHXH bắt buộc, số tiền hoàn trả cho ông B được xác định bằng tổng số tiền đã đóng cho các tháng từ tháng 01/2018 đến tháng 8/2018 và trừ đi số tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (giả định là 123.200 đồng) là:

    đồng

7. Thay đổi mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện
7.1. Người đang tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng khi thực hiện xong phương thức đóng của mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện đã chọn trước đó.
7.2. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã lựa chọn mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện mà đủ điều kiện đóng một lần cho những năm còn thiếu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm) thì được lựa chọn mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu ngay khi đủ điều kiện mà không phải chờ thực hiện xong mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện đã chọn trước đó.
Ví dụ 9: Ông C nêu ở ví dụ 3 tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 8/2016 và đăng ký với cơ quan BHXH theo phương thức đóng 03 tháng một lần, mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.500.000 đồng/tháng. Sau đó ông C có nguyện vọng được chuyển phương thức đóng sang 6 tháng một lần và thay đổi mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện là 5.000.000 đồng/tháng. Thì việc thay đổi trên được thực hiện sớm nhất là từ tháng 11/2016. Tuy nhiên, tháng 01/2017 ông C đủ 60 tuổi và đã có thời gian đóng BHXH là 10 năm thì ông C được lựa chọn đóng một lần cho những năm còn thiếu và thay đổi mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện tại tháng 01/2017 để hưởng lương hưu.
Điều 11. Thời điểm đóng theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Thời điểm đóng BHXH đối với phương thức đóng quy định tại các điểm 1.1, 1.2, 1.3 và 1.4 Khoản 1 Điều 9 Quyết định này được thực hiện như sau:
1.1. Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;
1.2. Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;
1.3. Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;
1.4. Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
2. Thời điểm đóng BHXH đối với trường hợp đóng một lần cho nhiều năm về sau hoặc đóng một lần cho những năm còn thiếu quy định tại Điểm 1.5 và 1.6 Khoản 1 Điều 9 Quyết định này được thực hiện tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng.

3. Quá thời điểm đóng BHXH theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà người tham gia BHXH tự nguyện không đóng BHXH thì được coi là tạm dừng đóng BHXH tự nguyện. Người đang tạm dừng đóng BHXH tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với cơ quan BHXH. Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng, mức đóng bù cho số tháng chậm đóng được xác định theo công thức sau:

T3 = Mđ x (1+r)t

Trong đó:

- T3: Mức đóng bù cho số tháng chậm đóng;

- Mđ: Mức đóng hằng tháng; mức đóng 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng một lần theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Quyết định này.

- t: Số tháng chậm đóng;

- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng);

Ví dụ 10: Ông C ở ví dụ 9 thay đổi phương thức đóng BHXH tự nguyện theo phương thức 06 tháng một lần với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng là 5.000.000 đồng/tháng, số tiền phải đóng là: 6.600.000 đồng (5.000.000 đồng/tháng x 22% x 6 tháng).

Tuy nhiên, ông C không thực hiện đóng trong khoảng thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 02/2017. Đến tháng 6/2017, ông C tới cơ quan BHXH đề nghị đóng bù cho 06 tháng chưa đóng (từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2017). Số tháng chậm đóng từ tháng 03/2017 đến tháng 6/2017 là 4 tháng. Giả định lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm 2016 là 0,826%. Mức đóng bù của ông C là: 6.820.781 đồng [6.600.000 đồng x (1 + 0,00826)4 = 6.820.781 đồng].

Trường hợp, đến tháng 3/2017 ông C đến cơ quan BHXH đề nghị đóng bù cho phương thức 06 tháng chưa đóng. Số tháng chậm đóng từ tháng 3/2017 đến tháng 3/2017 là 1 tháng. Giả định lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm 2016 là 0,826%. Mức đóng bù của ông C là: 6.654.516 đồng [6.600.000 đồng x (1 + 0,00826) = 6.654.516 đồng].

Điều 12. Hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ:
1.1. Đối tượng hỗ trợ và tỷ lệ hỗ trợ đóng BHXH của Nhà nước
Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:
a) Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;
b) Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
1.2. Mức hỗ trợ:
a) Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng được tính bằng công thức sau:
Mht = k x 22% x CN
Trong đó:
- k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k = 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo; k = 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k = 10% với các đối tượng khác.
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
b) Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH đóng theo phương thức 3 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau được tính bằng công thức sau:
Mht = n x k x 22% x CN
Trong đó:
- n: Số tháng được hỗ trợ tương ứng với các phương thức đóng 3 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau.
- k: Tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k= 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo; k= 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k= 10% với các đối tượng khác.
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

c) Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH đóng theo phương thức một lần cho những năm còn thiếu được tính bằng công thức sau:

Trong đó:

- k: Tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%);

- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).

- t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120.

- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến t.

Số tiền hỗ trợ đối với người tham gia BHXH tự nguyện đóng theo phương thức một lần cho những năm còn thiếu được Nhà nước chuyển toàn bộ một lần vào quỹ hưu trí và tử tuất trong cùng năm đóng.

Ví dụ 11: Bà H thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 6/2018 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 800.000 đồng/tháng, phương thức đóng 12 tháng một lần. Giả định mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm tháng 6/2018 là 700.000 đồng/tháng. Số tiền đóng BHXH tự nguyện của bà H cho thời gian từ tháng 6/2018 đến tháng 5/2019 sẽ là: 1.650.000 đồng [(22% x 800.000 đồng/tháng - 25% x 22% x 700.000 đồng/tháng) x 12 tháng].

- Từ tháng 01/2019 bà H không còn thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo, tuy nhiên do đã đóng đến hết tháng 5/2019 nên không điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.

- Từ tháng 6/2019, bà H chuyển sang phương thức đóng hằng tháng vẫn với mức thu nhập tháng lựa chọn là 800.000 đồng/tháng (giả định mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm tháng 6/2019 vẫn là 700.000 đồng/tháng). Số tiền đóng BHXH tự nguyện hằng tháng của bà H từ tháng 6/2019 sẽ là: 160.600 đồng/tháng (22% x 800.000 đồng/tháng - 10% x 22% x 700.000 đồng/tháng).

- Trường hợp bà H tham gia BHXH tự nguyện liên tục từ tháng 6/2018 đến hết tháng 5/2028 thì thời gian dừng hỗ trợ tiền đóng đối với bà H từ tháng 6/2028.

2. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
3. Phương thức hỗ trợ
3.1. Người tham gia BHXH tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng BHXH phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan BHXH hoặc đại lý thu;
3.2. Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan BHXH tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ (mẫu D06-TS), gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHXH;
3.3. Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan BHXH chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào quỹ BHXH mỗi quý một lần; chậm nhất đến ngày 31/12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào quỹ BHXH của năm đó.
4. Hoàn trả tiền hỗ trợ đóng BHXH của Nhà nước
4.1. Số tiền Nhà nước đã hỗ trợ tiền đóng đối với người hưởng BHXH một lần (trừ người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế) và người tham gia BHXH tự nguyện được hoàn trả một phần số tiền đã đóng, được hoàn trả cho ngân sách nước.
4.2. Số tiền hoàn trả bằng số tiền Nhà nước đã hỗ trợ tiền đóng BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện.
5. Việc hỗ trợ tiền đóng BHXH của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện được thực hiện từ ngày 01/01/2018. Không hỗ trợ tiền đóng đối với thời gian đóng BHXH tự nguyện trước ngày 01/01/2018, trừ trường hợp đóng một lần cho những năm còn thiếu.
Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo các phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau mà trong đó có thời gian sau thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng thì không áp dụng hỗ trợ tiền đóng đối với thời gian đã đóng BHXH tự nguyện.
Mục 3. BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Điều 13. Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người lao động
1.1. Người lao động tham gia BHTN khi làm việc theo HĐLĐ hoặc HĐLV như sau:
a) HĐLĐ hoặc HĐLV không xác định thời hạn;
b) HĐLĐ hoặc HĐLV xác định thời hạn;
c) HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
1.2. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người giúp việc gia đình có giao kết HĐLĐ với đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều này không thuộc đối tượng tham gia BHTN.
2. Đơn vị tham gia BHTN
Đơn vị tham gia BHTN là những đơn vị quy định tại Khoản 3 Điều 4.
Điều 14. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
2. Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.
Điều 15. Tiền lương tháng đóng BHTN theo quy định tại Điều 58 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 6.
2. Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 2 Điều 6. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.
Điều 16. Phương thức đóng
Phương thức đóng BHTN đối với đơn vị và người lao động như quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 7.
Mục 4. BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 17. Đối tượng tham gia BHYT theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Nhóm do người lao động và đơn vị đóng, bao gồm:
1.1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành Hợp tác xã hưởng tiền lương, làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Khoản 3 Điều 4.
1.2. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
1.3. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
1.4. Đối tượng do người lao động, Công an đơn vị, địa phương đóng BHYT:
a) Công dân được tạm tuyển trước khi chính thức được tuyển chọn vào Công an nhân dân.
b) Công nhân Công an.
c) Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.
2. Nhóm do tổ chức BHXH đóng, bao gồm:
2.1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2.2. Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp không làm việc và hưởng lương tại đơn vị;
2.3. Người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc;
2.4. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
2.5. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng;
2.6. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
2.7. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
3.1. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng bao gồm các đối tượng theo quy định tại Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) bổ sung chính sách, chế độ đối với cán bộ xã và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường;
3.2. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước theo Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 01/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ;
3.3. Người có công với cách mạng, cựu chiến binh, bao gồm:
b) Cựu chiến binh, bao gồm:
- Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước hoặc tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều pháp lệnh cựu chiến binh;
- Người được hưởng chính sách theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg;
- Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân được hưởng chế độ theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quân nhân được hưởng chế độ theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg;
- Người được hưởng chế độ chính sách theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
3.4. Đại biểu được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
3.5. Trẻ em dưới 6 tuổi (bao gồm toàn bộ trẻ em cư trú trên địa bàn, kể cả trẻ em là thân nhân của người trong lực lượng vũ trang theo quy định, không phân biệt hộ khẩu thường trú);
3.6. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi và Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;
3.7. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc;
3.8. Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
3.9. Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại Điểm 3.8 Khoản này, bao gồm:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Con đẻ từ trên 6 tuổi của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt.
3.10. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác;
3.11. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam, sinh viên là người nước ngoài đang học tập tại trường Công an nhân dân được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam; học sinh trường văn hóa Công an nhân dân;
3.12. Người phục vụ người có công với cách mạng, bao gồm:
a) Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình;
b) Người phục vụ thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình;
c) Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình.
3.13. Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được nhà nước phong tặng thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở do Chính phủ quy định, gồm:
a) Người đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ và đủ 60 tuổi trở lên đối với nam không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng;
b) Người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng;
c) Người mắc một trong các bệnh cần chữa trị dài ngày theo danh mục do Bộ Y tế quy định;
d) Các đối tượng còn lại không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c nêu trên.
3.14. Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ (trừ Bộ Quốc phòng), ngành, địa phương;
3.15. Thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan đang công tác, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên Công an nhân dân đang học tập tại các trường trong và ngoài Công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước; thân nhân của người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại các Bộ (không bao gồm đối tượng do BHXH Bộ Quốc phòng cấp thẻ BHYT), ngành, địa phương, gồm:
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
4.1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
Bổ sung
4.2. Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, kể cả sinh viên hệ dân sự đang học tập tại các trường Công an nhân dân;
4.3. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.
5. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình, bao gồm:
5.1. Toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và người đã khai báo tạm vắng;
5.2. Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Bổ sung
6. Các đối tượng được bổ sung theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
7. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều này thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều này.
7.1. Trẻ em dưới 6 tuổi là con đẻ, con nuôi của người trong lực lượng vũ trang tham gia theo đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi quy định tại Điểm 3.5 Khoản 3 Điều này do UBND xã nơi cư trú lập danh sách tham gia BHYT, ngân sách địa phương đảm bảo nguồn đóng BHYT;
7.2. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn quy định tại Điểm 1.3 Khoản 1 Điều này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng theo thứ tự như sau: do tổ chức BHXH đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và UBND cấp xã đóng.
Điều 18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.
Đối với đối tượng quy định tại Điểm 1.4 Khoản 1 Điều 17: Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định) hoặc 4,5% tiền lương tháng ghi trong HĐLĐ (đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động); trong đó, Công an đơn vị, địa phương đóng 3%, người lao động đóng 1,5%.
2. Đối tượng tại Điểm 1.3 Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở, trong đó UBND xã đóng 3%; người lao động đóng 1,5%.
3. Đối tượng tại Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, do cơ quan BHXH đóng.
4. Đối tượng tại Điểm 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 Khoản 2 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở, do cơ quan BHXH đóng.
5. Đối tượng tại Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp, do cơ quan BHXH đóng.
6. Đối tượng tại Điểm 2.7 Khoản 2 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng trước khi nghỉ thai sản, do cơ quan BHXH đóng.
7. Đối tượng tại Điểm 3.1, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8, 3.9, 3.10, 3.12, 3.13, 3.15 Khoản 3 Điều 17 và đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng tại Điểm 4.1 Khoản 4 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do ngân sách nhà nước đóng.
8. Đối tượng tại Điểm 3.11 Khoản 3 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng.
Đối tượng quy định tại Điểm 3.14 Khoản 3 Điều 17: Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
9. Đối tượng tại Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do cơ quan BHXH đóng từ nguồn kinh phí chi lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng do ngân sách nhà nước đảm bảo.
10. Đối tượng tại Điểm 4.1 Khoản 4 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng.
11. Đối tượng tại Điểm 4.2 Khoản 4 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng.
12. Đối tượng tại Điểm 4.3 Khoản 4 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng.
13. Đối tượng tại Khoản 5 Điều 17: Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được giảm mức đóng như sau:
a) Người thứ nhất đóng bằng mức quy định.
b) Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất.
c) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Bổ sung
Điều 19. Phương thức đóng BHYT theo quy định tại Điều 15 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Khoản 1 Điều 17: như quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 7.
2. Đối tượng tại Khoản 2 và Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 17: hằng tháng, cơ quan BHXH chuyển tiền đóng BHYT từ quỹ BHXH, quỹ BHTN sang quỹ BHYT.
3. Đối tượng tại Điểm 3.1, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8, 3.9, 3.10, 3.12, 3.13, 3.15 Khoản 3 Điều 17 và đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng tại Điểm 4.1 Khoản 4 Điều 17: hằng quý, cơ quan tài chính, cơ quan quản lý đối tượng chuyển tiền đóng BHYT vào quỹ BHYT; chậm nhất đến ngày 31/12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí vào quỹ BHYT của năm đó.
Đối tượng quy định tại Điểm 3.14 Khoản 3 Điều 17: hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị đóng BHYT theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 vào quỹ BHYT.
Trường hợp người thuộc hộ gia đình nghèo tại Điểm 3.7 Khoản 3 Điều 17 và người thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng tại Điểm 4.1 Khoản 4 Điều 17 mà cơ quan BHXH nhận được danh sách đối tượng tham gia BHYT kèm theo Quyết định phê duyệt danh sách người thuộc hộ gia đình nghèo, người thuộc hộ gia đình cận nghèo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau ngày 01/01 thì thực hiện thu và cấp thẻ BHYT từ ngày Quyết định có hiệu lực. Trường hợp có hướng dẫn khác của cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện theo hướng dẫn.
4. Đối tượng tại Điểm 3.11 Khoản 3 Điều 17: Cơ quan, đơn vị cấp học bổng chuyển tiền đóng BHYT vào quỹ BHYT hằng tháng.
5. Đối tượng tại Điểm 4.1, 4.3 Khoản 4 Điều 17: định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, cá nhân đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng cho Đại lý thu hoặc đóng tại cơ quan BHXH. Trường hợp không tham gia đúng thời hạn được hưởng chính sách theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, khi tham gia thì phải tham gia hết thời hạn còn lại theo quyết định được hưởng chính sách. Trường hợp tham gia vào các ngày trong tháng thì số tiền đóng BHYT được xác định theo tháng kể từ ngày đóng tiền BHYT.
6. Đối tượng tại Điểm 4.2 Khoản 4 Điều 17: định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng học sinh, sinh viên đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng cho nhà trường đang học.
7. Đối tượng tại Khoản 5 Điều 17: định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, người đại diện hộ gia đình trực tiếp nộp tiền đóng BHYT cho cơ quan BHXH hoặc đại lý thu BHYT tại cấp xã.
Bổ sung
8. Xác định số tiền đóng, hỗ trợ đóng đối với một số đối tượng khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở
8.1. Đối với nhóm đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 17 và đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo quy định tại Điểm 4.1 Khoản 4 Điều 17 được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng:
Số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ 100% mức đóng được xác định theo mức đóng BHYT và mức lương cơ sở tương ứng với thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT. Khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng BHYT, điều chỉnh mức lương cơ sở thì số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ được điều chỉnh kể từ ngày áp dụng mức đóng BHYT mới, mức lương cơ sở mới.
8.2. Trường hợp đối tượng tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 17 đã đóng BHYT một lần cho 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng mà trong thời gian này Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở thì không phải đóng bổ sung phần chênh lệch theo mức lương cơ sở mới.
Điều 20. Hoàn trả tiền đóng BHYT
1. Người đang tham gia BHYT theo đối tượng tại Khoản 4, 5 Điều 17 được hoàn trả tiền đóng BHYT trong các trường hợp sau:
1.1. Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT);
1.2. Được ngân sách nhà nước điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng BHYT;
1.3. Bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.
2. Số tiền hoàn trả
Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ được tính từ thời điểm sau đây:
2.1. Từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng đối với đối tượng tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều này.
2.2. Từ thời điểm quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực đối với đối tượng tại Điểm 1.2 Khoản 1 Điều này.
2.3. Từ thời điểm thẻ có giá trị sử dụng đối với đối tượng tại Điểm 1.3 Khoản 1 Điều này.
Mục 5. BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Điều 21. Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 43 Luật An toàn, Vệ sinh lao động các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1.1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
1.2. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018). Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;
1.3. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý Điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
1.4. Trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.
Bổ sung
2. Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 4.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Điều 22. Mức đóng và phương thức đóng theo quy định tại Điều 44 Luật An toàn, Vệ sinh lao động các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Từ ngày 01/6/2017, người sử dụng lao động hằng tháng đóng bằng 0,5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 21.
2. Trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán được thực hiện theo phương thức hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
Chương III
HỒ SƠ VÀ THỜI HẠN GIẢI QUYẾT
Mục 1. HỒ SƠ THAM GIA, ĐÓNG BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; CẤP SỔ BHXH, THẺ BHYT
Điều 23. Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Thành phần hồ sơ
1.1. Người lao động
a) Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
1.2. Đơn vị:
a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Điều 24. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Điều 25. Đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT
1. Thành phần hồ sơ
1.1. Người tham gia
a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
b) Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật: Giấy ra viện có ghi rõ "đã hiến bộ phận cơ thể".
c) Trường hợp người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
1.2. UBND xã; Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; Đại lý thu/Nhà trường; Cơ quan BHXH: Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Điều 26. Hoàn trả tiền đã đóng đối với người tham gia BHXH tự nguyện, người có từ 2 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau, người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người tham gia BHYT được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng
Mục 2. HỒ SƠ CẤP LẠI SỔ BHXH, THẺ BHYT VÀ ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG ĐÃ GHI TRÊN SỔ BHXH, THẺ BHYT
Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH
2.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
2.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995
3.1. Thành phần hồ sơ
a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 -TS).
b) Hồ sơ kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01).
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
4.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Mục 3. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ
Điều 28. Thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1. Trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2. Truy thu
2.1. Đối với trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2.2. Đối với trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
3. Hoàn trả
3.1. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia BHYT theo hộ gia đình và người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
3.2. Đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Điều 29. Cấp sổ BHXH
1. Cấp mới: Đối với người tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
3. Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
4. Xác nhận sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Điều 30. Cấp thẻ BHYT
1. Cấp mới: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
2.1. Trường hợp không thay đổi thông tin: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Từ ngày 01/01/2019 trở đi: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2.2. Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2.3. Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Chương IV
QUY TRÌNH THU; CẤP SỔ BHXH, THẺ BHYT
Điều 31. Người tham gia
- Người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH.
- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: nộp cho cơ quan BHXH.
1.1. Nhận hồ sơ của người lao động theo quy định tại Điều 23, Điều 27.
1.2. Kê khai hồ sơ
a) Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT hằng tháng: theo quy định tại Điều 23.
b) Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT: theo quy định tại Điều 27.
- Đối với người lao động nộp hồ sơ thông qua đơn vị: Lập Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
- Đối với người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH: xác nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh, giới tính đã ghi trên sổ BHXH.
c) Ghi mã số BHXH
- Đối với người tham gia đã được cấp mã số BHXH: ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng.
- Đối với người tham gia chưa được cấp được mã số BHXH (kể cả người tham gia không nhớ mã số BHXH): phối hợp cơ quan BHXH hoặc Bưu điện Văn hóa xã để cấp mã số BHXH.
Lưu ý: Đơn vị có thể tra cứu mã số BHXH, mã hộ gia đình của người tham gia tại địa chỉ: http://baohiemxahoi.gov.vn.
1.3. Nộp hồ sơ: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH thông qua bưu điện.
1.4. Đóng tiền: Nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định tại Điều 7, Điều 16, Điều 19, Điều 22.
1.5. Nhận kết quả:
a) Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu C12-TS) hằng tháng để kiểm tra, đối chiếu, nếu có sai lệch, phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết.
b) Thông báo đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của người lao động (Mẫu C13-TS) để niêm yết công khai tại đơn vị.
c) Phối hợp với cơ quan BHXH/Bưu điện trả Sổ BHXH, Thẻ BHYT và Thông báo mã số BHXH cho người lao động.
nhayTiết c điểm 2.2 khoản 2; tiết c điểm 2.5 khoản 2; tiết c điểm 3.4 khoản 3 Điều 32 được lần lượt bổ sung bởi khoản 46 Điều 1; khoản 49 Điều 1; khoản 54 Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020. Tuy nhiên, khoản 46 Điều 1; khoản 49 Điều 1; khoản 54 Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 3 Quyết định số 490/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017nhay
Điều 33. Cơ quan BHXH tỉnh/huyện
Chương V
QUY TRÌNH KHAI THÁC, PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA VÀ QUẢN LÝ, ĐÔN ĐỐC THU NỢ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
Điều 34. Khai thác, phát triển đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
- Danh sách đơn vị cơ quan Thuế đang quản lý chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu số D04a-TS).
- Danh sách đơn vị cơ quan BHXH đang quản lý chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đầy đủ cho người lao động (Mẫu số D04b-TS).
- Danh sách đơn vị giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh (Mẫu số D04c-TS).
- Danh sách đơn vị trả thu nhập theo kế hoạch thanh tra của cơ quan thuế (Mẫu số D04d-TS).
- Danh sách đơn vị cơ quan Thuế đang quản lý chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu số D04a-TS).
- Danh sách đơn vị cơ quan BHXH đang quản lý chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đầy đủ cho người lao động (Mẫu số D04b-TS).
- Danh sách đơn vị giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh (Mẫu số D04c-TS).
- Danh sách đơn vị trả thu nhập theo kế hoạch thanh tra của cơ quan thuế (Mẫu số D04d-TS).
a) Căn cứ Mẫu số D04a-TS, Mẫu số D04b-TS, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện khai thác, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN:
- Gửi Thông báo về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động (Mẫu D04e-TS) và đôn đốc đơn vị đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đầy đủ cho người lao động, 15 ngày một lần.
- Sau 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo lần thứ hai mà đơn vị không đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động thì thực hiện như sau:
Phối hợp với Phòng/Tổ Quản lý thu trực tiếp đến đơn vị đôn đốc, hướng dẫn đơn vị đăng ký tham gia và đóng đủ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động theo quy định của pháp luật, lập Biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động (Mẫu số D04h-TS). Sau 15 ngày kể từ ngày lập Mẫu số D04h-TS, đơn vị vẫn chưa đóng cho người lao động, chuyển hồ sơ (gồm 02 mẫu D04e-TS và Mẫu số D04h-TS) cho Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra.
Sau thời gian 03 tháng kể từ ngày gửi Thông báo về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động (Mẫu số D04e-TS) lần đầu, đơn vị vẫn không đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì phối hợp Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra lập Mẫu số D04m-TS để ra quyết định thành lập thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định hoặc phối hợp với cơ quan quản lý lao động, cơ quan Thuế thành lập đoàn thanh tra liên ngành.
nhayNội dung tại dấu cộng (+) thứ nhất, gạch đầu dòng (-) thứ nhất tiết a, điểm 2.2, khoản 61 Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định số 688/QĐ-BHXH ngày 12/7/2021. Tuy nhiên, khoản 61 Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 3 Quyết định số 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023.nhay
Điều 35. Khai thác, phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, đối tượng tham gia BHYT được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng và đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình
Điều 36. Quản lý nợ; đôn đốc thu nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
nhayNội dung tại gạch đầu dòng (-) thứ tư, tiết b, điểm 3.1, khoản 63 Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định số 688/QĐ-BHXH ngày 12/7/2021. Tuy nhiên, khoản 63 Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 3 Quyết định số 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023.nhay
Điều 37. Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1. Đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chưa đóng.
2. Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng.
3. Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN:
Lcđi = Pcđi x k (đồng)            (1)
Trong đó:
* Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tính tại tháng i (đồng).
* Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:
Pcđi = Plki - Spsi (đồng)              (2)
Trong đó:
Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).
Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:
+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;
+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.
* k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:
- Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ, BNN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.
- Đối với BHYT, k tính bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam của năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.
Ví dụ 12: Tính lãi chậm đóng đối với đơn vị đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đóng hàng tháng:
Doanh nghiệp B đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đóng hàng tháng. Tính đến hết tháng 02/2016 Doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN là 200.000.000 đồng, nợ tiền đóng BHYT là 35.000.000 đồng; trong đó: số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 2/2016 là 100.000.000 đồng, số tiền phải đóng BHYT phát sinh của tháng 2/2016 là 20.000.000 đồng. Giả sử mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN bình quân năm 2016 là 6,39%/năm; mức lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là 6,5%/năm, thì lãi suất tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ, BNN như sau:
Lãi suất chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN: kbhxh = 2 x 6,39%/12= 1,0650%
Lãi suất tính lãi chậm đóng BHYT: kbhyt = 2 x 6,5%/12 = 1,0833%
Áp dụng công thức trên để tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với Doanh nghiệp B tại thời điểm ngày 01/3/2016 như sau:
Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN là 1.065.000 đồng [(200.000.000 đồng - 100.000.000 đồng) x 1,0650%].
Tiền lãi chậm đóng BHYT là 162.495 đồng [(35.000.000 đồng - 20.000.000 đồng) x 1,0833].
Tổng số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải thu đối với doanh nghiệp M tại thời điểm tháng 3/2016 là 1.227.495 đồng (1.065.000 đồng + 162.495 đồng).
Ví dụ 13: Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với đơn vị đóng theo phương thức đóng 03 tháng, hoặc 06 tháng một lần một lần (để đơn giản, dưới đây nêu ví dụ tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Việc tính lãi chậm đóng BHYT thực hiện tương tự).
Doanh nghiệp C đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đóng 03 tháng một lần (tháng đầu tiên theo phương thức đóng từ tháng 01/2016). Tính đến hết tháng 5/2016 Doanh nghiệp C còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN là 350.000.000 đồng, trong đó, số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 4/2016 là 100.000.000 đồng, số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 5/2016 là 110.000.000 đồng.
Tại thời điểm tháng 5/2016 và tháng 6/2016 tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với Doanh nghiệp C như sau:
Theo công thức (2), số tiền chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải tính lãi (Pcđ6) mỗi tháng (tháng 5/2016 và tháng 6/2016) là: 140.000.000 đồng (350.000.000 đồng - 100.000.000 đồng - 110.000.000 đồng);
Giả sử lãi suất tính lãi BHXH tính theo Ví dụ 1 là 1,0650%, theo công thức (1) tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN tại tháng 5/2016 và tháng 6/2016 (Lcđ6) mỗi tháng là 1.491.000 đồng (140.000.000 đồng x 1,0650%).
4. Số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải thu trong tháng, gồm: số tiền lãi chậm đóng lũy kế đến cuối tháng trước liền kề chuyển sang và số tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền chậm đóng phát sinh trong tháng được xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
Ví dụ 14. Cũng Doanh nghiệp B nêu tại Ví dụ 12 trên, giả sử đến hết tháng 3/2016 vẫn không nộp BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (số tiền chuyển đóng là 0 đồng) thì sang tháng 4/2016, ngoài việc phải nộp tổng số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đến hết tháng 02/2016 nêu trên là 235.000.000 đồng, tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 3/2016 và tháng 4/2016 là 240.000.000 đồng, tiền lãi chậm đóng tính tại tháng 3/2016 là 1.227.495 đồng, Doanh nghiệp B còn phải nộp tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền nợ lũy kế đến hết tháng 02/2016 là:
Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN là 2.130.000 đồng (200.000.000 đồng x 1,0650%);
Tiền lãi chậm đóng BHYT là 379.155 đồng (35.000.000 đồng x 1,0833%);
Tổng tiền lãi chậm đóng là 2.509.155 đồng (2.130.000 đồng + 379.155 đồng);
Tổng số tiền phải nộp trong tháng 04/2016 (tiền nợ và tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh, tiền lãi chậm đóng còn nợ và tiền lãi phát sinh) là 478.736.650 đồng (475.000.000 đồng + 1.227.495 đồng + 2.509.155 đồng).
Trường hợp đơn vị không còn tại địa điểm đăng ký kinh doanh (đơn vị mất tích) đã được cơ quan BHXH chốt số tiền phải đóng và tiền lãi chậm đóng đến thời điểm đơn vị không còn tại địa điểm đăng ký kinh doanh, khi đơn vị đề nghị giao dịch lại, ngoài số tiền nợ phải đóng và tiền lãi, còn phải đóng tiền lãi phát sinh của số tiền nợ phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từ thời điểm đơn vị ngừng giao dịch theo mức lãi suất từng thời kỳ.
Ví dụ 15:
Đơn vị A không còn tại điểm đăng ký kinh doanh, cơ quan BHXH chốt số tiền nợ phải đóng là 50.000.000 đồng, nợ tiền lãi là 7.000.000 đồng từ tháng 01/2016. Tháng 07/2017 đơn vị tiếp tục tham gia, giả sử mức lãi suất BHXH, BHYT, BHTN năm 2016 là 1%/tháng; mức lãi suất BHXH, BHYT, BHTN năm 2017 là 1,2%/tháng, ngoài số tiền nợ phải đóng là 50.000.000 đồng và nợ tiền lãi là 7.000.000 đồng còn phải đóng số tiền lãi từ tháng 01/2016 đến 30/6/2017 là 9.600.000 đồng (=50.000.000 đồng x 1% x 12 tháng + 50.000.000 đồng x 1,2% x 6 tháng).
5. Hằng năm, trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01, BHXH Việt Nam thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại Điểm a và b Khoản 3 Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN cho BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an để thống nhất thực hiện.
Điều 38. Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1. Các trường hợp truy thu
1.1. Truy thu do trốn đóng: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng) do cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:
1.2. Truy thu đối với người lao động sau khi chấm dứt HĐLĐ về nước truy đóng BHXH cho thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ chưa đóng: trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.
1.3. Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động: trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày người có thẩm ký quyết định hoặc HĐLĐ (phụ lục HĐLĐ) nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp tháng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động mới thực hiện truy đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì số tiền truy thu BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.
1.4. Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Điều kiện truy thu
2.1. Cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan BHXH thanh tra buộc truy thu.
2.2. Đơn vị đề nghị truy thu đối với người lao động.
2.3. Hồ sơ đúng đủ theo quy định tại Phụ lục 02.
Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối thời gian dưới 6 tháng kèm theo Mẫu D04h-TS hoặc kết luận kiểm tra, từ 06 tháng trở lên kèm kết luận thanh tra của cơ quan BHXH hoặc cơ quan thanh tra hoặc Quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền.
3. Tiền lương làm căn cứ truy thu, tỷ lệ truy thu
3.1. Tiền lương làm căn cứ truy thu là tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với người lao động theo quy định của pháp luật tương ứng thời gian truy thu, tiền lương này được ghi trong sổ BHXH của người lao động.
3.2. Tỷ lệ truy thu: tính bằng tỷ lệ (%) tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từng thời kỳ do Nhà nước quy định.
4. Số tiền truy thu
4.1. Tổng số tiền truy thu bằng tổng số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi.

4.2. Số tiền lãi truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN được tính như sau:

Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế         (3)

Trong đó:

Ltt: tiền lãi truy thu;

v: số tháng trốn đóng trong năm j phải truy thu;

y: số năm phải truy thu;

Pttij: Số tiền phải truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của tháng i trong năm j;

Nij: thời gian trốn đóng tính bằng số tháng kể từ tháng trốn đóng i của năm j đến tháng trước liền kề tháng thực hiện truy thu, theo công thức sau:

Nij = (T0 - Tij) - 1                    (4)

Trong đó:

T0: tháng tính tiền truy thu (theo dương lịch);

Tij: tháng phát sinh số tiền phải đóng Pttij (tính theo dương lịch);

kj: lãi suất tính lãi chậm đóng (%).

Trường hợp truy thu thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, k tính bằng mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với các tháng của năm 2016 theo quy định tại Khoản 3 Điều 37;

Ví dụ 15: Doanh nghiệp M trốn đóng BHXH đối với người lao động; tháng 5/2016 cơ quan BHXH phát hiện và truy thu BHXH đối với Doanh nghiệp M. Diễn biến số tiền trốn đóng BHXH phải truy thu và số tiền lãi truy thu theo bảng sau:

(Đơn vị tính: đồng)

Số TT

Tháng trốn đóng

Số tiền trốn đóng/tháng

Thời gian trốn đóng phải tính lãi (tháng)

Lãi suất tính lãi (%/tháng)

Số tiền lãi

1

1/2015

50.000.000

15

1,065%

7.987.500

2

2/2015

60.000.000

14

1,065%

8.946.000

3

5/2015

65.000.000

11

1,065%

7.614.750

4

6/2015

70.000.000

10

1,065%

7.455.000

 

Cộng

245.000.000

 

 

32.003.250

Trường hợp trong tháng 5/2016 Doanh nghiệp M không nộp số tiền truy thu BHXH 245.000.000 đồng và tiền lãi truy thu 32.003.250 đồng thì sang tháng 6/2016, ngoài việc vẫn phải nộp đủ số tiền truy thu BHXH (245.000.000 đồng) và tiền lãi (32.003.250 đồng), tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 6/2016 và tiền nợ và tiền lãi chậm đóng (nếu có) theo quy định tại Điểm 4.1 Khoản 4, Doanh nghiệp M còn phải nộp thêm tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền BHXH truy đóng còn nợ là 2.609.250 đồng (245.000.000 đồng x 1,065%).

Điều 39. Kiểm tra hồ sơ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
Hằng năm, cán bộ chuyên quản thu, cấp sổ - thẻ xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra hồ sơ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT tại đơn vị sử dụng lao động ít nhất đạt 50% số đơn vị trên địa bàn, cụ thể:
Chương VI
QUẢN LÝ THU; CẤP SỔ BHXH, THẺ BHYT
Mục 1. KẾ HOẠCH THU, CẤP PHÁT PHÔI SỔ BHXH, PHÔI THẺ BHYT
Điều 40. Xây dựng, điều chỉnh và giao kế hoạch thu hằng năm
Điều 41. Kế hoạch sử dụng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT
1. BHXH huyện: Căn cứ tình hình sử dụng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT và số lượng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT còn tồn; dự báo khả năng phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT của năm sau, lập kế hoạch sử dụng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT năm sau (Mẫu K02-TS) gửi Phòng Cấp sổ, thẻ trước ngày 15/6 hằng năm.
2. BHXH tỉnh: Phòng Cấp sổ, thẻ căn cứ nhu cầu sử dụng sổ BHXH, thẻ BHYT của các đơn vị do tỉnh trực tiếp quản lý; kế hoạch sử dụng sổ BHXH, thẻ BHYT của BHXH huyện; số lượng sổ BHXH, thẻ BHYT còn tồn, lập kế hoạch sử dụng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT năm sau (Mẫu K02-TS) gửi BHXH Việt Nam (Ban Sổ - Thẻ) trước ngày 01/7 hằng năm.
3. Điều chỉnh kế hoạch: BHXH tỉnh, huyện căn cứ nhu cầu thực tế lập điều chỉnh kế hoạch sử dụng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT (Mẫu K02-TS) gửi về BHXH Việt Nam (Ban Sổ - Thẻ) trước ngày 01/7 của năm thực hiện.
Mục 2. QUẢN LÝ THU
Điều 42. Quản lý đối tượng
1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
2. Người lao động làm việc theo HĐLĐ (không bao gồm người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về chế độ HĐLĐ một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp) trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ.
3. Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT, quỹ BHTN. Hết thời hạn được tạm dừng đóng, đơn vị tiếp tục đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền đóng bù không bị tính lãi chậm đóng.
Trong thời gian được tạm dừng đóng, nếu có người lao động nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với người lao động đó để xác nhận sổ BHXH.
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
6.1. Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đóng BHXH.
6.2. Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi không được tính là thời gian đóng BHXH.
6.3. Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
6.4. Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và đơn vị vẫn phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
7. Người lao động mà bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Sau thời gian tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng; trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không phải truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam.
8. Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.
Điều 43. Quản lý tiền thu
1. Hình thức đóng tiền
1.1. Chuyển khoản: Chuyển tiền đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
1.2. Tiền mặt:
a) Đơn vị, người tham gia nộp trực tiếp tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
b) Trường hợp đơn vị, người tham gia nộp cho cơ quan BHXH thì trước 16 giờ trong ngày cơ quan BHXH phải nộp toàn bộ số tiền mặt đã thu của đơn vị, người tham gia vào tài khoản chuyên thu tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
2. Khi nhận được tiền đóng của đơn vị có trách nhiệm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, cơ quan BHXH thực hiện như sau:
d) Thu tiền đóng vào quỹ BHXH và tiền lãi phạt chậm đóng, trốn đóng BHXH (nếu có).
Ví dụ 17:
Doanh nghiệp N đăng ký đóng BHXH, BHYT, BHTN từ tháng 01/2017 cho 10 người lao động với mức tiền lương làm căn cứ đóng là 10.000.000 đồng/người/tháng. Từ tháng 01 đến tháng 5/2017, đơn vị không nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan BHXH; giả sử mức lãi suất tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN theo cùng một mức với tỷ lệ là 1%/tháng. Tính đến tháng 5/2017, đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN số tiền là 165.750.000 đồng, trong đó:
- Nợ phải đóng vào quỹ BHYT là 22.500.000 đồng; nợ tiền lãi phạt chậm đóng BHYT là 450.000 đồng;
- Nợ phải đóng vào quỹ BHTN là 10.000.000 đồng; nợ tiền lãi phạt chậm đóng BHTN là 200.000 đồng;
- Nợ phải đóng vào quỹ BHXH là 130.000.000 đồng; nợ tiền lãi phạt chậm đóng BHXH là 2.600.000 đồng;
Ngày 01/6/2017, bà A làm việc tại đơn vị nêu trên đủ điều kiện nghỉ hưu và ngày 02/6/2017 đơn vị chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN vào quỹ là 140.000.000 đồng thì tính thu như sau:
- Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi của riêng bà A là 16.575.000 đồng (= 16.250.000 đồng + 325.000 đồng), trong đó:
16.250.000 đồng là tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN (=10.000.000 đồng x 32,5% x 5 tháng);
325.000 đồng là tiền lãi tính riêng của số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với bà A từ tháng 01 đến tháng 4/2017.
Số tiền còn lại là 149.175.000 đồng (= 165.750.000 đồng - 16.575.000 đồng) của bà A được tính thu như sau:
- Thu đủ số tiền phải đóng vào quỹ BHYT là 22.500.000 đồng và số tiền nợ lãi phạt chậm đóng BHYT là 450.000 đồng;
- Thu đủ số tiền phải đóng vào quỹ BHTN là 10.000.000 đồng và số tiền nợ lãi phạt chậm đóng BHTN là 200.000 đồng;
- Thu số tiền còn lại 116.025.000 đồng (= 149.175.000 đồng - 22.500.000 đồng - 450.000 đồng - 10.000.000 đồng - 200.000 đồng) vào quỹ BHXH.
Như vậy, số tiền còn thiếu đến tháng 5/2017 là 25.750.000 đồng (= 165.750.000 đồng - 140.000.000 đồng) và được tính như sau:
- Thiếu tiền lãi phạt chậm đóng BHXH là 2.600.000 đồng.
- Thiếu tiền phải đóng vào quỹ BHXH là 23.150.000 đồng (= 25.750.000 đồng - 2.600.000 đồng);
Trong thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 6/2017 của Doanh nghiệp N ghi như sau:
- Kết quả đơn vị đã đóng BHXH cho 09 lao động đến hết tháng 4/2017;
- Kết quả đơn vị đã đóng BHTN cho 09 lao động đến hết tháng 5/2017.
3. Hoàn trả
3.1. Các trường hợp hoàn trả
a) Đơn vị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc di chuyển nơi đăng ký tham gia đã đóng thừa tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
b) Các trường hợp hoàn trả BHXH tự nguyện, BHYT.
c) Đơn vị chuyển tiền vào tài khoản chuyên thu không thuộc trách nhiệm quản lý thu của cơ quan BHXH tỉnh, huyện theo phân cấp.
d) Số tiền đơn vị, cá nhân đã chuyển vào tài khoản chuyên thu không phải là tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
đ) Kho bạc hoặc ngân hàng hạch toán nhầm vào tài khoản chuyên thu.
e) Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi.
g) Trường hợp đóng BHXH cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
3.2. Phân cấp thực hiện
Cơ quan BHXH quản lý đơn vị, người tham gia thực hiện hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từ tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH.
3.3. Trình tự hoàn trả
Điều 44. Quản lý phôi bìa sổ BHXH và phôi thẻ BHYT
Điều 45. Kiểm kê, hủy phôi bìa sổ BHXH, thẻ BHYT
Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
Điều 47. Quản lý dữ liệu, giá trị sử dụng thẻ BHYT
Chương VII
HỆ THỐNG CHỨNG TỪ, MẪU BIỂU VÀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO
Điều 48. Hệ thống chứng từ, sổ, mẫu biểu
Hệ thống chứng từ, sổ, mẫu biểu theo Phụ lục đính kèm.
Điều 49. Chế độ thông tin báo cáo
Chương VIII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 50. Trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu
1. Trách nhiệm của người tham gia
1.1. Lập, kê khai đầy đủ, chính xác các thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nộp đầy đủ hồ sơ và thực hiện đúng hướng dẫn tại Văn bản này.
1.2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai trong hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN; các hồ sơ, tài liệu cung cấp cho đơn vị và cơ quan BHXH.
1.3. Tự bảo quản sổ BHXH, thẻ BHYT.
2. Trách nhiệm của đơn vị, Đại lý thu
2.1. Đơn vị
a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lập hồ sơ; lưu trữ hồ sơ của người tham gia và đơn vị.
c) Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, hồ sơ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN khi có thay đổi hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền, cơ quan BHXH.
d) Phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động trong đơn vị.
đ) Phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện các quy định về pháp luật BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
a) Thực hiện đúng hướng dẫn tại Văn bản này; bảo quản, sử dụng biên lai thu tiền do cơ quan BHXH cấp, đối chiếu biên lai thu tiền và số tiền đã thu theo quy định.
b) Thực hiện tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người tham gia về mức đóng, phương thức đóng, địa điểm đóng, quyền lợi về BHXH, BHYT theo quy định.
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về lập hồ sơ, thời hạn nộp hồ sơ và số tiền đã thu của người tham gia theo quy định.
Bổ sung
Điều 51. Trách nhiệm của cơ quan BHXH
1. BHXH huyện
1.1. Tổ chức thực hiện thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với các đối tượng được phân cấp và hướng dẫn tại Văn bản này.
1.2. Tổ chức thực hiện kiểm tra các nội dung do người tham gia, đơn vị đã kê khai, kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp kê khai không đúng.
1.3. Tổng hợp, báo cáo thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT hằng quý, năm theo quy định.
1.4. Lưu trữ hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; hồ sơ truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo hướng dẫn tại Văn bản này và quy định của pháp luật.
1.5. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
1.6. Phân công, giao nhiệm vụ cho cán bộ , công chức, viên chức và người lao động theo từng lĩnh vực trong Tổ nghiệp vụ để thực hiện đúng các nội dung của Tổ nghiệp vụ quy định tại Văn bản này để thực hiện quy trình thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về những nội dung được giao kể cả khi nghỉ chế độ hoặc chuyển công tác.
1.7. Hướng dẫn các cơ sở KCB BHYT thực hiện việc tra cứu thông tin về thẻ BHYT trên Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin Giám định BHYT.
2. BHXH tỉnh
2.1. Tổ chức thực hiện thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với các đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH tỉnh trực tiếp thu theo quy định.
2.2. Phân công, phân cấp theo hướng dẫn tại Văn bản này đối với các phòng thuộc BHXH tỉnh, tổ thuộc BHXH huyện.
2.3. Tổng hợp, báo cáo thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT hằng quý, năm theo quy định.
2.4. Hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc công tác thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với BHXH huyện.
2.5. Thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với BHXH huyện theo định kỳ quý, năm, lập Biên bản (Mẫu C03-TS).
2.6. Quản lý chặt chẽ việc tiếp nhận và sử dụng phôi bìa sổ BHXH và thẻ BHYT theo quy định tại Văn bản này.
2.7. Các Phòng: KH-TC, Chế độ BHXH, Giám định BHYT, Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính, CNTT, Tổ chức cán bộ và Văn phòng phối hợp với phòng Quản lý thu, phòng Cấp sổ, thẻ lập kế hoạch thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; quản lý phần mềm; xử lý các nghiệp vụ liên quan và quản lý hồ sơ.
2.8. Thực hiện quy trình khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu đúng chức năng, nhiệm vụ và quy trình thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với BHXH tỉnh, BHXH huyện theo quy định.
2.9. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
2.10. Phân công nhiệm vụ, quy định mối quan hệ phối hợp của các Phòng nghiệp vụ và cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện quy trình thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. Không được phân công, phân cấp trái với hướng dẫn này. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về những nội dung được giao kể cả khi nghỉ chế độ hoặc chuyển công tác.
2.11. Hướng dẫn các cơ sở KCB BHYT thực hiện việc tra cứu thông tin về thẻ BHYT trên Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin Giám định BHYT.
3. BHXH Việt Nam
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát, đôn đốc BHXH tỉnh thực hiện thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo hướng dẫn tại Văn bản này; kịp thời tháo gỡ khó khăn; vướng mắc trong quá trình thực hiện.
b) Xây dựng kế hoạch kiểm tra về việc chấp hành quy định tại Văn bản này và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
c) Tổ chức thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; tình hình quản lý, sử dụng phôi sổ BHXH, phôi thẻ BHYT đối với BHXH tỉnh theo quy định.
d) Kiểm tra, khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện quy trình thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT của BHXH tỉnh.
Bổ sung
3.2. Trung tâm CNTT
a) Xây dựng phần mềm quản lý đáp ứng đầy đủ các quy định tại Văn bản này; hướng dẫn, triển khai và kịp thời giải quyết vướng mắc trong quá trình sử dụng phần mềm.
b) Bảo mật, phân cấp, phân quyền nhằm quản lý chặt chẽ dữ liệu trong phần mềm. Theo quy định cán bộ nghiệp vụ đã ghi dữ liệu thì không tự ý sửa dữ liệu, trường hợp có sửa dữ liệu chỉ phân quyền cho Trưởng phòng nghiệp vụ thực hiện sau khi có ý kiến của Giám đốc BHXH bằng văn bản nhưng chỉ thực hiện trong năm tài chính.
c) Tổ chức quản lý, vận hành phần mềm, cơ sở hạ tầng CNTT đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin, tiếp nhận dữ liệu liên quan đến đơn vị, doanh nghiệp và người dân.
Bổ sung
Bổ sung
3.3. Vụ Thanh tra - Kiểm tra: Phối hợp các đơn vị tổ chức triển khai đầy đủ các quy định tại Văn bản này.
a) Lập kế hoạch thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; quản lý phần mềm và xử lý các nghiệp vụ liên quan.
b) Hướng dẫn nghiệp vụ thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch thu; chế độ thông tin, báo cáo đối với BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân đảm bảo đồng bộ với Văn bản này.
3.5. Trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01 hằng năm, Vụ Quản lý đầu tư quỹ có trách nhiệm thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại Khoản 5 Điều 37 gửi BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân để thống nhất thực hiện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, BHXH tỉnh báo cáo BHXH Việt Nam xem xét, giải quyết./.
Bổ sung

PHỤ LỤC 01

CÁC LOẠI GIẤY TỜ LÀM CĂN CỨ ĐỂ CẤP, GHI, ĐIỀU CHỈNH SỔ BHXH

1. Cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH

1.1. Trường hợp cấp và ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người lao động có thời gian công tác trước năm 1995 (không bao gồm người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý bỏ việc, bị phạt tù giam trước ngày 01/01/1995), hồ sơ bao gồm:

a) Lý lịch gốc và lý lịch bổ sung (nếu có) của người lao động, quyết định tiếp nhận, hợp đồng lao động, các giấy tờ có liên quan khác như: quyết định nâng bậc lương, quyết định điều động hoặc quyết định chuyển công tác, quyết định phục viên xuất ngũ, chuyển ngành, giấy thôi trả lương….;

b) Đối với người nghỉ chờ việc từ tháng 11/1987 đến trước ngày 01/01/1995: hồ sơ như điểm a, thêm Quyết định nghỉ chờ việc và Danh sách của đơn vị hoặc các giấy tờ xác định người lao động có tên trong danh sách của đơn vị đến ngày 31/12/1994.

- Trường hợp không có quyết định nghỉ chờ việc thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị tại thời điểm lập hồ sơ đề nghị cấp sổ BHXH, trong đó đảm bảo người lao động có tên trong danh sách của đơn vị tại thời điểm có quyết định nghỉ chờ việc và chưa hưởng các khoản trợ cấp một lần.

- Trường hợp đơn vị đã giải thể thì do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.

1.2. Trường hợp cấp và ghi xác nhận thời gian đóng BHXH đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân thuộc biên chế các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang đã xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài, đã về nước nhưng không đúng hạn hoặc về nước đúng thời hạn nhưng đơn vị cũ không bố trí, sắp xếp được việc làm và người lao động tự do được cử đi hợp tác lao động sau khi v nước tiếp tục tham gia đóng BHXH bắt buộc (không bao gồm nhng trường hợp vi phạm pháp luật ở nước ngoài bị trục xuất về nước hoặc bị kỷ luật buộc phải về nước hoặc b phạt tù giam trước ngày 01/01/1995);

a) Hồ sơ kèm theo của người lao động có thời hạn ở nước ngoài theo Hiệp định của Chính phủ bao gồm:

- Lý lịch gốc, lý lịch bổ sung (nếu có), các giấy tờ gốc có liên quan đến thời gian làm việc, tin lương của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quyết định tiếp nhận trở lại làm việc đối với trường hợp người lao động về nước và tiếp tục làm việc trước ngày 01/01/1995. Trường hợp không có Quyết định tiếp nhận thì được thay thế bằng lý lịch do người lao động khai khi được tiếp nhận tr lại làm việc hoặc lý lịch của người lao động khai có xác nhận của đơn vị tiếp nhận.

- Bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” của Cục Hợp tác quốc tế về lao động (nay là Cục Quản lý lao động ngoài nước) cấp. Trường hợp không còn bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” thì phải có Giấy xác nhận về thời gian đi hợp tác lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của Cục Quản lý lao động ngoài nước trên cơ sở đơn đề nghị của người lao động.

- Giấy xác nhận chưa nhận chế độ trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ sau khi về nước của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước khi đi công tác, làm việc có thời gian ở nước ngoài. Trường hợp cơ quan, đơn vị đã giải th thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.

b) Hồ sơ kèm theo của người đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp tác trực tiếp giữa các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố với các tổ chức kinh tế của nước ngoài bao gồm:

- Lý lịch gốc, lý lịch bổ sung (nếu có), các giấy tờ gốc có liên quan đến thời gian làm việc, tiền lương của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quyết định tiếp nhận trở lại làm việc đối với trường hợp người lao động về nước và tiếp tục làm việc trước ngày 01/01/1995. Trường hợp không có Quyết định tiếp nhận thì được thay thế bằng Lý lịch do người lao động khai khi được tiếp nhận trở lại làm việc hoặc lý lịch của người lao động khai có xác nhận của đơn vị tiếp nhận.

- Giấy xác nhận chưa nhận chế độ trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ sau khi về nước của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước khi đi công tác, làm việc có thời gian ở nước ngoài. Trường hợp cơ quan, đơn vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.

- Bản chính Quyết định cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết định trong trường hợp người lao động được cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài bằng một Quyết định chung cho nhiều người.

+ Trường hợp không còn bản chính Quyết định cử đi công tác, làm việc có thời hạn nước ngoài thì được thay thế bằng bản sao Quyết định có xác nhận của đơn vị cử đi.

+ Trường hợp không có Quyết định cử đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử người lao động, trong đó ghi rõ thời gian người lao động được cử đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cử đi không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.

c) Hồ sơ kèm theo của người đi học tập, thực tập ở nước ngoài bao gồm:

- Lý lịch gốc, lý lịch bổ sung (nếu có), các giấy tờ gốc có liên quan đến thời gian làm việc, tiền lương của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quyết định tiếp nhận trở lại làm việc đối với trường hợp người lao động về nước và tiếp tục làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995. Trường hợp không có Quyết định tiếp nhận thì được thay thế bằng Lý lịch do người lao động khai khi được tiếp nhận trở lại làm việc hoặc lý lịch của người lao động khai có xác nhận của đơn vị tiếp nhận.

- Giấy xác nhận chưa nhận chế độ trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ sau khi về nước của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước khi đi công tác, làm việc có thời gian nước ngoài. Trường hợp cơ quan, đơn vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.

 - Bản chính Quyết định cử đi học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết định trong trường hợp người lao động được cử đi học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài bng một Quyết định chung cho nhiu người.

+ Trường hợp không còn bản chính Quyết định cử đi học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài thì được thay thế bằng bản sao Quyết định có xác nhận của đơn vị cử đi.

+ Trường hợp không có Quyết định cử đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử người lao động, trong đó ghi rõ thời gian người lao động được cử đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cử đi không còn tn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.

d) Hồ sơ kèm theo của người đi làm chuyên gia theo Hiệp định của Chính phủ bao gồm:

- Lý lịch gốc, lý lịch bổ sung (nếu có), các giấy tờ gốc có liên quan đến thời gian làm việc, tin lương của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quyết định tiếp nhận trở lại làm việc đối với trường hợp người lao động về nước và tiếp tục làm việc trước ngày 01/01/1995. Trường hợp không có Quyết định tiếp nhận thì được thay thế bng Lý lịch do người lao động khai khi được tiếp nhận trở lại làm việc hoặc lý lịch của người lao động khai có xác nhận của đơn vị tiếp nhận.

- Giấy xác nhận chưa nhận chế độ trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ sau khi về nước của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước khi đi công tác, làm việc có thời gian ở nước ngoài. Trường hợp cơ quan, đơn vị đã giải th thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.

- Bản chính Quyết định cử đi làm chuyên gia ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết định trong trường hợp người lao động được cử đi làm chuyên gia bằng một Quyết định chung cho nhiu người.

+ Trường hợp không còn bản chính Quyết định cử đi làm chuyên gia ở nước ngoài thì được thay thế bằng bản sao Quyết định có xác nhận của đơn vị cử đi.

+ Trường hợp không có Quyết định cử đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử người lao động, trong đó ghi rõ thời gian người lao động được cử đi công tác, làm việc, học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cử đi không còn tn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.

- Giấy xác nhận của cơ quan quản lý chuyên gia về việc đã hoàn thành nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước và đóng BHXH theo quy định của Nhà nước của chuyên gia trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

1.3. Đối tượng là người lao động tự do được cử đi lao động hợp tác sau khi về nước tiếp tục tham gia đóng BHXH bắt buộc thì thời gian công tác tính hưởng BHXH được xem xét, giải quyết. Hồ sơ bao gồm:

a) Bản chính Quyết định cử đi lao động hợp tác nước ngoài hoặc bản sao Quyết định trong trường hợp người lao động được cử đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài bằng một Quyết định chung cho nhiều người.

Trường hợp không còn bản chính Quyết định cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài thì được thay thế bằng bản sao Quyết định có xác nhận của Bộ chủ quản đối với người lao động làm việc ở nước ngoài hoặc xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương đối với người lao động do địa phương cử đi.

b) Bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” của Cục Hợp tác quốc tế về lao động (nay là Cục Quản lý lao động ngoài nước) cấp;

Trường hợp không còn bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” thì phải có Giấy xác nhận về thời gian đi hợp tác lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của Cục Quản lý lao động ngoài nước trên cơ sở đơn đề nghị của người lao động (theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư s 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bt buộc).

1.4. Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH đối với cán bộ có thời gian làm việc ở xã, phường, thị trấn, bao gồm cả chức danh khác theo quy định tại Khoản 4, Điều 8 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH, h sơ kèm theo bao gồm:

- Hồ sơ, lý lịch gốc của cá nhân;

- Các giấy tờ liên quan chứng minh thời gian làm việc ở xã, phường, thị trấn (danh sách, Quyết định phân công, Quyết định hưởng sinh hoạt phí...);

1.5. Trường hợp ghi xác nhận thời gian đóng BHXH đối với người có thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có quy mô toàn xã, hồ sơ kèm theo bao gồm:

- Hồ sơ lý lịch gốc của cá nhân, hồ sơ đảng viên khai trong thời gian làm Chủ nhiệm hợp tác xã, sổ sách hoặc giấy tờ liên quan như: danh sách trích ngang, danh sách chi trả sinh hoạt phí, danh sách hoặc Quyết định phê duyệt, công nhận kết quả bầu cử... thể hiện có thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã từ ngày 01/7/1997 trở về trước. Trường hợp không có giấy tờ nêu trên nhưng có cơ sở xác định người lao động có thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã thì UBND cấp xã phối hợp với Đảng ủy, HĐND xã nơi người lao động kê khai có thời gian làm Chủ nhiệm hợp tác xã các minh, nếu đủ căn cứ xác định người lao động có thời gian làm Chủ nhiệm hợp tác xã thì có văn bản (biên bản) xác nhận về thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã, thời gian công tác giữ chức danh, chức vụ theo quy định tại Điều 1, Quyết định số 250/QĐ-TTg và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.

- Danh sách phê duyệt của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt UBND tỉnh) đối với người lao động có thời gian làm Chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã từ ngày 01/7/1997 trở về trước (Mẫu do UBND tỉnh ban hành).

- Danh sách phê duyệt hồ sơ tính thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã của UBND tỉnh.

- Giấy xác nhận về thời gian làm Ch nhiệm Hợp tác xã (Mẫu số 02- QĐ250 kèm theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 29/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ) đối với người không cư trú tại tỉnh, thành phố có thời gian làm chủ nhiệm Hợp tác xã.

1.6. Trường hợp ghi xác nhận thời gian đóng BHXH theo quy định tại Khoản 2, Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, hồ sơ bao gồm:

- Quyết định: phục viên hoặc xuất ngũ hoặc thôi việc;

- Giấy xác nhận chưa hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002; Điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005; Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29/4/2005; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 2/10/2008; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định về việc thu hồi Quyết định hưởng chế độ và số tiền trợ cấp một lần theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/10 của Thủ tướng Chính phủ đối với cán bộ xã (nếu có).

- Giấy xác nhận chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên, BHXH một lần đi với trưng hp quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 15/12/1993 đến ngày 31/12/1994.

2. Điều chỉnh làm nghề công việc nặng nhc, đc hi, nguy hiểm hoc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Hồ sơ gồm 1 trong các loại giấy tờ sau: Quyết định phân công vị trí công việc, hưởng lương; Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc và các giấy tờ khác có liên quan đến việc điều chỉnh.

3. Thay đổi nơi làm việc

Quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc

4. Điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; điều chỉnh ngày tháng năm sinh; gii tính, dân tộc; quốc tịch

- Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu.

- Trường hợp là đảng viên theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

PHỤ LỤC 02:

CÁC LOẠI GIẤY TỜ LÀM CĂN CỨ LẬP DANH SÁCH TRUY THU BHXH, BHYT, BHTN

Số TT

Đối tượng là đơn vị

Đối tượng là người lao động

Giấy tờ, hồ sơ xác định đối tượng

Thời gian thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

1/1995

1/1998

1/2000

1/2003

1/2007

1/2016

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

Cơ quan hành chính, Đảng CSVN, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

1.1. Cán bộ, công chức

Quyết định tuyển dụng, hoặc quyết định xếp lương

X

X

X

X

X

X

1.2. Lao động Hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP

Hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP

 

 

X

X

X

X

2

Đơn vị sự nghiệp công lập

2.1. Công chức, viên chức.

Quyết định; Hợp đồng làm việc

X

X

X

X

X

X

2.2. Lao động Hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP

Hợp đồng lao động theo NĐ68/2000/NĐ-CP

 

 

X

X

X

X

2.3. HĐLĐ từ 03 tháng trở lên.

Hợp đồng lao động

 

 

 

X

X

X

3

Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội đặc thù theo quy định của Chính phủ

2.1. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước được điều động sang

Quyết định tuyển dụng, hoặc điều động, quyết định xếp lương

X

X

X

X

X

X

2.2. Lao động theo HĐLĐ

HĐLĐ từ 03 tháng trở lên

 

 

 

X

X

X

4

Doanh nghiệp nhà nước

4.1. Cán bộ công nhân viên (bao gồm cả người quản lý doanh nghiệp)

Quyết định bổ nhiệm (người quản lý Doanh nghiệp), tuyển dụng, xếp lương (viên chức chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành và công nhân)

X

X

X

X

X

X

4.2. Lao động theo HĐLĐ

HĐLĐ từ 03 tháng trở lên

X

X

X

X

X

X

5

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh; văn phòng đại diện nước ngoài

5.1. Lao động theo Hợp đồng lao động

HĐLĐ từ 03 tháng trở lên

Doanh nghiệp sử dụng từ 10 LĐ trở lên

Doanh nghiệp sử dụng từ 10 LĐ trở lên

Doanh nghiệp sử dụng từ 10 LĐ trở lên

Tất cả các loại DN

Tất cả các loại DN

Tất cả các loại DN

5.2. Người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương, tiền công

HĐLĐ, Bảng lương đăng ký, Bảng thanh toán tiền lương

 

 

 

X

X

X

6

Ủy ban nhân dân cấp xã

6.1. Cán bộ chuyên trách, công chức

- Danh sách cán bộ chuyên trách, công chức có trong định biên được phê duyệt

- Quyết định xếp sinh hoạt phí theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP

 

X

X

X

X

X

6.2. Cán bộ không chuyên trách

Danh sách cán bộ KCT theo định biên được phê chuẩn

 

 

 

 

 

X

7

Sự nghiệp ngoài công lập

7.1. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước được điều động sang

Quyết định điều động, bổ nhiệm

X

X

X

X

X

X

7.2. Lao động theo Hợp đồng lao động

HĐLĐ từ 03 tháng trở lên

 

 

X

X

X

X

8

Hợp tác xã

8.1. Lao động theo HĐLĐ

HĐLĐ từ 03 tháng trở lên

 

 

 

X

X

X

8.2. Người quản lý HTX hưởng tiền lương, tiền công

Quyết định phê chuẩn

 

 

 

X

X

X

9

Tổ hợp tác, cá nhân có SDLĐ

Lao động theo HĐLĐ

HĐLĐ từ 03 tháng trở lên

 

 

 

X

X

X

2. Bảng thanh toán tiền lương (hoặc bảng kê tiền lương, tiền công nếu trả qua ATM) tương ứng thời gian truy thu.

3. Loại khác: Văn bản giải trình, thuyết minh ….., hoặc giấy tờ liên quan đến việc khoán sản phẩm, khoán công việc, ….. (nếu có).

* Ghi chú: Cơ quan BHXH xem xét, giải quyết: truy thu BHXH bắt buộc từ ngày 01/01/1995, thời gian trước ngày 01/01/1995 không thuộc thẩm quyền; truy thu BHTN từ ngày 01/01/2009.

nhayPhụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 được sửa đổi, bổ sung bởi Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định số 948/QĐ-BHXH ngày 05/6/2023 theo quy định tại khoản 1 Điều 1nhay

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

PHỤ LỤC 03:

CÁC LOẠI GIẤY TỜ LÀM CĂN CỨ ĐỂ CẤP LẠI, GHI, ĐIỀU CHỈNH THẺ BHYT

2.1.

Cựu chiến binh giai đoạn trước 30/4/1975

a) Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành.

b) Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg;

c) Quyết định được hưởng trợ cấp theo QĐ 188/2007/QĐ-TTg;

d) Quyết định hưởng trợ cấp theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

đ) Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg;

đ) Quyết định được hưởng trợ cấp theo QĐ số 38/2010/QĐ-TTg.

e) Quyết định được hưởng trợ cấp thanh niên xung phong theo QĐ số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

g) Giấy chứng nhận tham gia thanh niên xung phong của cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương theo quy định tại Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH ngày 10/7/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT- BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 16/4/2012 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính;

h) Lý lịch cán bộ Đảng viên có ghi là thanh niên xung phong theo quy định tại Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH ngày 10/7/2009 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội.

i) Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ ở thanh niên xung phong của cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương theo quy định tại Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH và Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC;

k) Giấy khen trong thời kỳ tham gia thanh niên xung phong của cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương theo quy định tại Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH và Thông tư liên tịch s 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC;

l) Giấy chứng nhận tham gia dân công hỏa tuyến theo quy định tại Thông tư liên tịch s 138/2015/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC

 

nhayTiết g và Tiết m tại Điểm 2.1 Khoản 2 Mục I Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi, bổ sung theo quy định Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-BHXH. Tuy nhiên, Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quyết định số 888/QĐ-BHXH bị bãi bỏ theo quy định tại Khoản 92 Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH.nhay

2.2.

Cựu chiến binh giai đoạn từ 30/4/1975 đến trước thời kỳ xây dng và bảo vệ tổ quốc

a) Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành ghi rõ thời gian, địa điểm nơi đóng quân theo quy định tại Quyết định 62/2011/QĐ-TTg hoặc Quyết định hưởng trợ cấp theo quy định tại Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.

b) Giấy chứng nhận tham gia thanh niên xung phong của cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương theo quy định tại Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH ngày 10/7/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT- BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 16/4/2012 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội- Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính;

c) Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ ở thanh niên xung phong của cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương theo quy định tại Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH và Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC;

d) Giấy khen trong thời kỳ tham gia thanh niên xung phong của cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương theo quy định tại Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH và Thông tư liên tịch s 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC;

đ) Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.

e) Giấy chứng nhận tham gia dân công hỏa tuyến theo quy định tại Thông tư liên tịch số 138/2015/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC

 

2.3

Cựu chiến binh không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT mà tham gia BHYT theo đối tượng khác có mức hưởng BHYT thấp hơn mức hưởng BHYT của đối tượng cựu chiến binh thì đối tượng đó được đi quyền lợi theo nhóm đối tượng cựu chiến binh.

a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

b) Giấy tờ chứng minh (theo điểm 2.1, 2.2 nêu trên)

c) Riêng các đối tượng sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu, cơ quan BHXH căn cứ hồ sơ, dữ liệu đang quản lý để đổi thẻ theo quyền lợi của đối tượng cựu chiến binh.

 

5

Thân nhân người có công với cách mạng (trừ trường hợp là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ), bao gồm:

- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng t ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

- Con đẻ từ trên 6 tuổi của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt.

Giấy xác nhận của Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận, quản lý hồ sơ và làm thủ tục mua BHYT cho thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

6

Người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ

Giấy xác nhận khuyết tật, ghi rõ mức độ khuyết tật thuộc các đối tượng người khuyết tật nặng và người khuyến tật đặc biệt nặng theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT”.

Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) đối với người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng

 

nhayMục II Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi, bổ sung theo quy đinh tại Khoản 89 và Khoản 90 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH.nhay
nhayCác nội dung sửa đổi, bổ sung Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 tại Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 3 Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023. Đồng thời, Phụ lục 03 được sửa đổi bởi Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 theo quy định tại khoản 5 Điều 3nhay

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

DANH MỤC

BIỂU MẪU QUẢN LÝ THU BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; QUẢN LÝ S BHXH, THẺ BHYT
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

nhayDanh mục biểu mẫu quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT và một số biểu mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 được sửa đổi, bổ sung bởi Phụ lục IVMục III Phụ lục V ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 theo quy định tại Khoản 3 Điều 4.nhay

Số TT

Tên mẫu biểu

Ký hiệu

Thời gian lập

Số bản lập

Trách nhiệm lập

Nơi nhận

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

I

Mẫu biểu liên quan đến đơn vị, người tham gia

 

 

 

 

 

 

1

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT

TK1-TS

Khi có phát sinh

01

Người tham gia

Cơ quan BHXH

 

2

Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT

TK3-TS

Khi có phát sinh

01

Đơn vị

Cơ quan BHXH

 

3

Bảng kê thông tin

D01-TS

Khi có phát sinh

01

Đơn vị

Cơ quan BHXH

 

4

Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BHN

D02-TS

Khi có phát sinh

01

Đơn vị

Cơ quan BHXH

 

5

Danh sách người chỉ tham gia BHYT

D03-TS

Khi có phát sinh

01

Đơn vị, UBND xã, đại lý thu

Cơ quan BHXH, cơ quan QL đối tượng

 

6

Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện

D05-TS

Khi có phát sinh

01

đại lý thu

Cơ quan BHXH

 

II

Mẫu biểu nghiệp vụ trong Ngành

 

 

 

 

 

 

1

Tổng hợp danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN

D02a-TS

Khi có phát sinh

01

Quản lý thu

Lưu

 

2

Tổng hợp danh sách người chỉ tham gia BHYT

D03a-TS

Khi có phát sinh

01

Qun lý thu

Lưu

 

3

Danh sách đơn vị Thuế quản lý chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

D04a-TS

Khi có phát sinh

01

Khai thác&TN

 

 

4

Danh sách đơn vị BHXH đang quản lý chưa tham gia tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đầy đủ cho người lao động

D04b-TS

Khi có phát sinh

01

Quản lý thu

 

 

5

Danh sách đơn vị giải thể, phá sản, bị thu hi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh

D04c-TS

Khi có phát sinh

01

Qun lý thu

 

 

6

Danh sách đơn vị trả thu nhập theo kế hoạch thanh tra của cơ quan thuế

D04d-TS

Khi có phát sinh

02

Quản lý thu, Khai thác&TN

 

 

7

Thông báo về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

D04e-TS

Khi có phát sinh

02

Quản lý thu, Khai thác&TN

Đơn vị

 

8

Biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN cho người lao động

D04h-TS

Khi có phát sinh

01

Quản lý thu

Khai thác&TN

 

9

Báo cáo tình hình khai thác, phát triển đối tượng của các đơn vị cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN

D04k-TS

Khi có phát sinh

01

Khai thác&TN

 

 

10

Danh sách đơn vị đề nghị thanh tra đột xuất

D04m-TS

Khi có phát sinh

01

Khai thác&TN

 

.

11

Tổng hợp danh sách người tham gia BHXH tự nguyn

D05a-TS

Khi có phát sinh

01

Quản lý thu

Lưu

 

12

Bảng tổng hợp người tham gia BHXH tự nguyện, ngân sách nhà nước hỗ trợ

D06-TS

Hằng quý

02

Quản lý thu

Cơ quan tài chính

 

13

Danh sách người tham gia đến hạn phải đóng BHXH tự nguyện, BHYT

D08a-TS

Hng tháng

01

Quản lý thu

đại lý thu

 

14

Danh sách cấp sổ BHXH

D09a-TS

Khi có phát sinh

01

Cấp Sổ, thẻ

Đơn vị

 

15

Danh sách cấp thẻ BHYT

D10a-TS

Khi có phát sinh

01

Cấp S, thẻ

Đơn vị

 

16

Phiếu trả hồ sơ

C02-TS

Khi có phát sinh

02

Thu, ST, CSXH

 

 

17

Biên bản thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN

C03-TS

Hằng quý

02

Quản lý thu

Kế hoạch - Tài chính

 

18

Phiếu sử dụng phôi bìa sổ BHXH

C06-TS

Khi có phát sinh

01

Cấp Sổ, thẻ

 

 

19

Phiếu sử dụng phôi thẻ BHYT

C07-TS

Khi có phát sinh

01

Cấp Sổ, thẻ

 

 

20

Phiếu giao nhận phôi sổ BHXH, thẻ BHYT

C08-TS

Khi có phát sinh

01

Cấp Sổ, thẻ

 

 

21

Biên bản hủy sổ BHXH, thẻ BHYT

C10-TS

Khi có phát sinh

02

Cấp Sổ, thẻ

BHXH cấp trên

 

22

Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN

C12-TS

Hằng tháng

02

Quản lý thu

Đơn vị

 

23

Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN

C13-TS

Hằng năm

02

Cấp S, thẻ

Đơn vị

 

24

Quyết định hoàn trả tiền thu BHXH, BHYT

C16-TS

Khi có phát sinh

02

Cơ quan BHXH

Đơn vị, người tham gia

 

25

Đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT

C17-TS

Khi có phát sinh

01

Quản lý thu

Đại lý, KHTC

 

26

Sổ theo dõi sử dụng phôi sổ BHXH

S04-TS

Khi có phát sinh

01

Cấp S, thẻ

 

 

27

Sổ theo dõi tình hình cấp sổ BHXH

S05-TS

Khi có phát sinh

01

Cấp Sổ, thẻ

 

 

28

Sổ theo dõi sử dụng phôi thẻ BHYT

S06-TS

Khi có phát sinh

01

Cấp Sổ, thẻ

 

 

29

Sổ theo dõi chi tiết thời hạn sử dụng thẻ BHYT

S07-TS

Khi có phát sinh

01

Cấp Sổ, thẻ

 

 

30

Báo cáo chỉ tiêu quản lý thu; cấp s BHXH, thẻ BHYT

B01-TS

Hằng tháng (quý)

02

QL Thu; cấp sổ, thẻ

BHXH cấp trên

 

31

Báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN

B02a-TS

Hằng quý, năm

02

Quản lý thu

BHXH cấp trên

 

32

Báo cáo tổng hợp tình hình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN

B02b-TS

Hằng quý, năm

02

Quản lý thu

BHXH cấp trên

 

33

Báo cáo chi tiết đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN

B03-TS

Hng tháng

02

Quản lý thu

Quản lý nợ

 

34

Báo cáo tình hình nợ của các đơn vị cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN

B03a-TS

Hằng quý, năm

02

Quản lý nợ

BHXH cấp trên

 

35

Danh sách truy thu cộng ni thời gian

B04a-TS

Hằng quý

02

Qun lý thu

BHXH cấp trên

 

36

Tổng hợp danh sách truy thu cộng nối thời gian

B04b-TS

Hằng quý

02

Qun lý thu

BHXH cấp trên

 

37

Tổng hợp danh sách cộng nối thời gian tham gia BHXH

B04c-TS

Hằng quý

02

Cấp S, thẻ

BHXH cấp trên

 

38

Bảng tổng hợp s thẻ và số phải thu theo nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

B05-TS

Hằng quý

02

Qun lý thu

Giám định BHYT, KHTC

 

39

Báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN

B06-TS

Hằng tháng

02

Quản lý thu

BHXH cấp trên

 

40

Kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN

K01-TS

Hằng năm

02

Quản lý thu

BHXH cấp trên

 

41

Kế hoạch sử dụng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT

K02-TS

Hằng năm

02

Cấp Sổ, thẻ

BHXH cấp trên

 

 

Mu TK1-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

       

 

TỜ KHAI
THAM GIA, ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIM Y TẾ

Kính gửi: ........................................................................

I. Phần kê khai bắt buộc

[01]. Họ và tên (viết chữ in hoa):................................................................................................

[02]. Ngày, tháng, năm sinh: ..…/……./…… [03]. Giới tính: ………………………………………

[04]. Quốc tịch ………………………………… [05]. Dân tộc: ………………………………………..

[06]. Nơi đăng ký giấy khai sinh:  [06.1]. Xã (phường, thị trấn): ……………………….

[06.2]. Huyện (quận, thị xã, Tp thuộc tỉnh): ……………..[06.3]. Tỉnh (Tp): .……………………….

[07]. Địa chỉ nhận hồ sơ:  [07.1]. Số nhà, đường ph, thôn xóm: …………..

[07.2]. Xã (phường, thị trấn): .…………………[07.3] Huyện (quận, thị xã, Tp thuộc tỉnh): ………

 [07.4].Tnh (Tp): ……………………………….……………………………………………………….

[08]. Họ tên cha/ mẹ/ người giám hộ i với trẻ em dưới 6 tuổi): ……………………………….

II. Phần kê khai chung

[09]. Mã số BHXH (đã cấp): .……………………. [09.1]. Số điện thoại liên hệ: .…………………

[09.2]. Số CMND/ Hộ chiếu/ Thẻ căn cước: ………………………………..……………………….

[10]. Mã số hộ gia đình (đã cấp): ……………………………….…………………………………….

(trường hợp chưa có mã hộ gia đình thì kê khai bổ sung Phụ lục đính kèm tờ khai)

[11]. Mức tiền đóng: .……………………. [12]. Phương thức đóng: .………………………………

[13]. Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu:  …………………………………………………

[14]. Nội dung thay đổi, yêu cầu:………………………………..……………………..……………..

……………………………………………………………………………………………………………

[15]. Hồ sơ kèm theo (nếu có): ……………………………….…………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

 

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
(chỉ áp dụng đối với người lao động thay đổi họ, tên đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh)

 

Tôi cam đoan những nội dung kê khai là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã kê khai
……….., ngày ……. tháng …… năm ……….
Người kê khai
 (Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ph lc: Thành viên h gia đình

Họ và tên chủ hộ: …………………….…………………….………….
Số điện thoại (nếu có):………………………………..…………………….;

Số sổ hộ khẩu (hoặc sổ tạm trú):……………………………………...
Địa chỉ: Thôn (bản, tổ dân phố)
…………………….Xã (phường, thị trấn) …………………..
Huyện (quận, thị xã, Tp thuộc tỉnh): ………………………….……….
Tỉnh (Tp):
……………………………….…………………………………….

Stt

Họ và tên

Mã số BHXH

Ngày, tháng, năm sinh

Gii tính

Nơi cấp giấy khai sinh

Mối quan hệ với chủ hộ

S CMND/ Thẻ căn cước/ Hộ chiếu

Ghi chú

A

B

1

2

3

4

5

6

7

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi chú: Người kê khai có thể tra cứu Mã s BHXH và Mã hộ gia đình tại địa chỉ: http://baohiemxahoi.gov.vn)

 

Tôi cam đoan những nội dung kê khai là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã kê khai
……….., ngày ……. tháng …… năm ……….
Người kê khai
 (Ký, ghi rõ họ tên)

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

(Mẫu TK1-TS)

a) Mục đích:

- Kê khai các thông tin người tham gia BHXH, BHYT, BHTN và thành viên Hộ gia đình khi không có mã số BHXH.

- Kê khai khi có yêu cầu điều chỉnh thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN như: nhân thân, chức danh nghề, phương thức đóng, nơi đăng ký KCB ban đầu ...

b) Trách nhiệm lập:

- Người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN.

- Cha/mẹ/người giám hộ (đối với Trẻ em dưới 6 tuổi).

c) Thời gian lập:

- Đối với người lao động cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTNLĐ-BNN; người chỉ tham gia BHXH bắt buộc; người tham gia BHXH tự nguyện: Khi tham gia khi chưa được cấp mã số BHXH hoặc điều chỉnh thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

- Đối với người ch tham gia BHYT:

+ Trẻ em dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ BHYT;

+ Người tham gia khi có điều chỉnh thông tin; người tham gia chưa được cấp mã số BHXH.

d) Phương pháp lập:

[01]. Họ và tên: ghi đy đủ họ, chữ đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN

[02]. Ngày tháng năm sinh: ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.

[03]. Giới tính: ghi giới tính của người tham gia (nếu là nam thì ghi từ “nam” hoặc nếu là nữ thì ghi từ “nữ”).

[04]. Quốc tịch: ghi như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.

[05]. Dân tộc: ghi như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.

[06]. Nơi đăng ký Giấy khai sinh: ghi rõ tên xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh, thành phố đã đăng ký giấy khai sinh.

Trường hợp chưa xác định được nơi cấp giấy khai sinh lần đầu thì ghi nguyên quán (trường hợp sát nhập, chia tách địa giới hành chính thì ghi theo tên địa danh tại thời điểm kê khai) hoặc ghi theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

[07]. Địa ch nhận hồ sơ: ghi đầy đủ địa chỉ nơi đang sinh sống để cơ quan BHXH gửi trả sổ BHXH, thẻ BHYT hoặc kết quả giải quyết thủ tục hành chính khác: số nhà, đường phố, thôn xóm; xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh, thành phố.

[08]. Họ tên cha hoặc mẹ, hoặc người giám hộ (áp dụng đối với trẻ em dưới 6 tuổi): Ghi họ tên cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

[09]. Mã số BHXH: ghi mã số BHXH đã được cơ quan BHXH đã cấp (chỉ áp dụng đối với trường hợp đã được cấp mã số BHXH khi điều chỉnh thông tin); trường hợp không nhớ mã s BHXH thì người kê khai có thể tra cứu mã số BHXH tại Bưu điện văn hóa xã hoặc địa chỉ: http://baohiemxahoi.gov.vn hoặc phối hợp với Cơ quan BHXH hoặc Đơn vị sử dụng lao động, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội và cơ quan quản lý đối tượng để xác định mã số BHXH.

Trường hợp không xác định được mã số BHXH mà có số sổ BHXH hoặc số thẻ BHYT thì ghi số sổ BHXH hoặc số thẻ BHYT.

Trường hợp xác định được mã số BHXH nhưng khác số sổ BHXH thì ghi mã số BHXH vào chỉ tiêu này và ghi bổ sung số sổ BHXH vào chỉ tiêu [14].

[09.1]. Số điện thoại liên hệ: ghi số điện thoại liên hệ (nếu có).

[09.2]. Số chứng minh nhân dân/H chiếu/Thẻ căn cước: ghi số chứng minh nhân dân hoặc ghi số hộ chiếu hoặc ghi số Thẻ căn cước.

[10]. Mã hộ gia đình: ghi mã hộ gia đình đã được cơ quan BHXH đã cấp (chỉ áp dụng đối với trường hợp đã được cấp mã s BHXH khi điều chỉnh thông tin); trường hợp không nhớ mã số BHXH thì người kê khai có thể tra cứu mã số BHXH tại địa chỉ: http://baohiemxahoi.gov.vn hoặc phối hợp với Cơ quan BHXH hoặc Đơn vị sử dụng lao động, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội và cơ quan quản đối tượng để xác định mã hộ gia đình.

[11]. Mức tiền đóng (áp dụng đối với người tham gia BHXH tự nguyện): ghi mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

[12]. Phương thức đóng (áp dụng đối với người đi lao động ở nước ngoài, người tham gia BHXH tự nguyện): ghi cụ thể phương thức đóng là 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng ...

[13]. Nơi đăng ký KCB ban đầu: ghi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu (danh sách đăng ký nơi KCB ban đầu được cơ quan BHXH thông báo hằng năm gửi cho cho đơn vị, UBND xã, đại lý thu).

[14]. Nội dung thay đổi, yêu cầu: ghi nội dung yêu cầu thay đổi như: họ tên, ngày tháng năm sinh, các thông tin liên quan đến chức danh, nghề nghiệp, công việc, phương thức đóng, nơi đăng ký KCB ban đầu ...

[15]. Hồ sơ kèm theo:

- Đối với người điều chỉnh thông tin, ghi các loại giấy tờ chứng minh.

- Đối với người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn, ghi các loại giấy tờ chứng minh.

Sau khi hoàn tất việc kê khai, người tham gia ký ghi rõ họ tên. Trường hợp kê khai thay đổi về nhân thân (họ, tên đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh, giới tính) đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT thì phải có xác nhận của đơn vị nơi người lao động đang làm việc. Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận.

Phụ lục: Thành viên hộ gia đình

a) Mục đích: Kê khai đầy đủ, chính xác thông tin toàn bộ thành viên hộ gia đình trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người tham gia.

b) Trách nhiệm lập:

- Người tham gia hoặc chủ hộ hoặc người đại diện hộ gia đình.

- Cha/mẹ/người giám hộ (đối với Trẻ em dưới 6 tuổi).

c) Thời gian lập: khi người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN chưa được cấp mã số BHXH.

d) Căn cứ lập: sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, giấy tờ liên quan đến tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN;

đ) Phương pháp lập:

* Phần thông tin chung: ghi đầy đủ họ và tên chủ hộ; ghi số sổ hộ khẩu (hoặc số sổ tạm trú); số điện thoại liên hệ (nếu có); ghi rõ địa chỉ: thôn (bản, t dân phố); xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố).

Trường hợp hộ gia đình chỉ có giấy tạm trú thì vẫn thực hiện kê khai nhưng ghi rõ cụm từ “giấy tạm trú” vào cột ghi chú.

* Chỉ tiêu theo cột:

- Cột A: ghi số thứ tự từ 1 đến hết các thành viên trong hộ gia đình.

- Cột B: ghi đầy đủ họ và tên ca từng người trong sổ hộ khẩu (trừ những người tạm vắng) hoặc s tạm trú (bao gồm chủ hộ và các thành viên trong hộ).

- Cột 1: ghi mã số BHXH đối với từng thành viên hộ gia đình đã được cơ quan BHXH cấp; trường trường hợp chưa xác định được mã số BHXH thì người kê khai có thể tra cứu mã số BHXH tại địa chỉ: http://baohiemxahoi.gov.vn (nếu đủ điều kiện).

- Cột 2: ghi ngày, tháng, năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.

- Cột 3: ghi giới tính của các thành viên trong hộ (nếu là nam thi ghi từ “nam” hoặc nếu là nữ thì ghi từ “nữ”).

- Cột 4: ghi rõ tên xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh, thành phố đã cấp giấy khai sinh.

Trường hợp chưa xác định được nơi cấp giấy khai sinh thì ghi nguyên quán (trường hợp sát nhập, chia tách địa giới hành chính thì ghi theo tên địa danh tại thời điểm kê khai) hoặc ghi theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

- Cột 5: ghi mối quan hệ với chủ hộ (là vợ, chồng, con, cháu...).

- Cột 6: Số chứng minh nhân dân/H chiếu/Thẻ căn cước (nếu có): ghi số chứng minh nhân dân hoặc ghi số hộ chiếu hoặc ghi số Thẻ căn cước.

- Cột 7: ghi những nội dung cần ghi chú.

Sau khi hoàn tất việc kê khai, người kê khai ký ghi rõ họ tên.

nhayMẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Quyết định 888/QĐ-BHXH. Tuy nhiên, Mẫu TK1-TS đã được sửa đổi, bổ sung bởi Mẫu TK1-TS tại Mục III Phụ lục V ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 theo quy định tại Khoản 3 Điều 4.nhay

 

Mẫu TK3-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

       

 

TỜ KHAI
ĐƠN VỊ THAM GIA, ĐIỀU CHỈNH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ

Kính gửi: ........................................................................

[01]. Tên đơn vị: ……………………………….………………………………..…………………….

[02]. Mã số đơn vị: ……………………………….……………………………………………………

[03]. Mã số thuế: ……………………………….………………………………..…………………….

[04]. Địa chỉ đăng ký kinh doanh: ……………………………….…………………………………..

[05]. Địa chỉ giao dch hoặc liên hệ:……………………………….………………………………..

[06]. Loại hình đơn vị: ……………………………….………………………………………………

[07]. Số điện thoại ………………………………. [07]. Địa chỉ email ……………………………

[08]. Quyết định thành lập/Giấy phép đăng ký kinh doanh: ……………………………………

[09.1]. S:………………………………. ; [09.2]. Nơi cấp: ………………………………………..

[10]. Phương thức đóng khác: [10.1]. 03 tháng một lần. □        [10.2]. 06 tháng một lần □

[11]. Nội dung thay đổi, yêu cầu: ……………………………….…………………………………

[12]. Hồ sơ kèm theo (nếu có): ……………………………….………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………..

 

……….., ngày ……. tháng …… năm ………..
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

HƯỚNG DN LẬP

Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT (mẫu TK3-TS)

a) Mục đích: kê khai các thông tin của đơn vị khi đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN và khi thay đổi thông tin của đơn vị.

b) Trách nhiệm lập: Đơn vị tham gia BHXH, BHYT.

c) Thời gian lập: đơn vị BHXH, BHYT tham gia lần đầu, đơn vị di chuyển t địa bàn tỉnh, thành phố khác đến; khi có thay đổi thông tin của đơn vị.

d) Phương pháp lập:

[01]. Tên đơn vị: ghi đầy đủ tên đơn vị.

[02]. Mã số đơn vị: ghi mã số đơn vị do cơ quan BHXH cấp, trường hợp chưa được cấp mã thì để trống.

[03]. Mã số thuế: ghi mã số thuế của đơn vị, trường hợp đơn vị chưa được cấp mã số thuế thì để trống.

Lưu ý:

- Mã đơn vị ly theo mã số thuế.

- Đối với đơn vị đã được cấp mã số đơn vị và mã số thuế thì ghi cả hai mã số vào chỉ tiêu tương ng (đối với đơn vị di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến; khi có thay đổi thông tin của đơn vị).

- Trường hợp đơn vị chưa, được cấp mã số thuế thì mã đơn vị được cấp theo quy định.

- Trường hợp đã được cấp mã s đơn vị, sau khi được b sung mã số thuế thì mã đơn vị được điều chỉnh theo mã số thuế.

[04]. Địa chỉ đăng ký kinh doanh: ghi địa chỉ theo quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh.

[05]. Địa chỉ giao dch hoặc liên hệ: ghi đầy đủ số nhà, đường phố, thôn xóm; xã, phường, thị trấn; quận, huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố nơi đơn vị đóng trụ sở.

[06]. Loại hình đơn vị: ghi các loại hình đơn vị như: quan hành chính, Đảng, đoàn; Sự nghiệp công lập; Sự nghiệp ngoài công lập; Doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp ngoài nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Hợp tác xã; Tổ hợp tác; hộ kinh doanh cá thể; cá nhân có sử dụng lao động; Văn phòng đại diện, tổ chức quốc tế.

[07]. Số điện thoại: ghi số điện thoại của đơn vị.

[08]. Địa chỉ email: ghi địa chỉ email của đơn vị.

[09]. Quyết định thành lập/Giấy phép đăng ký kinh doanh:

[09.1]. Số: ghi số quyết định thành lập/Giấy phép đăng ký kinh doanh.

[09.2]. Nơi cấp: ghi cơ quan cấp Quyết định thành lập/Giấy phép đăng ký kinh doanh cho đơn vị.

[10]. Phương thức đóng khác (chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán): nếu chọn phương thức đóng 03 tháng một lần thì đánh dấu x với ô [10.1]; nếu chọn phương thức đóng 06 tháng một lần thì đánh dấu x với ô [10.2].

[11]. Nội dung thay đổi, yêu cầu: ghi nội dung yêu cầu thay đổi như: tên đơn vị, địa chỉ đơn vị, loại hình đơn vị...

[12]. Hồ sơ kèm theo: kê chi tiết, số lượng các loại giấy tờ gửi kèm.

Lưu ý:

Khi thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN thì chỉ cần ghi mã số thuế đơn vị và chỉ tiêu [01], [02], [09], [10];

Đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lập hồ sơ; lưu trữ hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

Đ) Sau khi hoàn tất việc kê khai, thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.

 

Mẫu D01-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BẢNG KÊ THÔNG TIN

(1):  ……………………………………………………………………………………………………………

(Kèm theo(2) …………………………………………………………………………………………………… )

TT

Họ và tên

Mã số BHXH

Tên, loại văn bản

Số hiệu văn bản

Ngày ban hành

Ngày văn bản có hiệu lực

Cơ quan ban hành văn bản

Trích yếu văn bản

Trích lược nội dung cần thẩm định

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

……………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……………

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về kiểm tra, đối chiếu, lập bảng kê và lưu trữ hồ sơ của người lao động./.

 

 

Ngày ……. tháng …… năm ………..
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

HƯỚNG DẪN LẬP

 Bảng kê thông tin (mẫu D01-TS)

1. Mục đích: tổng hợp hồ sơ, giấy tờ của đơn vị, người tham gia làm căn cứ truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cp lại, đổi, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT gửi kèm Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS) hoặc Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

2. Trách nhiệm lập: đơn vị.

3. Thời gian lập: khi có phát sinh.

4. Căn cứ lập: các loại giấy tờ theo mục 2 Phụ lục 01; Phụ lục 02; Phụ lục 03. Ghi rõ bản chính/ bản sao/ bản chứng thực của giấy tờ.

5. Phương pháp lập:

* Chỉ tiêu hàng ngang:

- Chỉ tiêu (1): ghi nội dung lập bảng kê (ví dụ: hồ sơ làm căn cứ truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hoặc hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN).

- Chỉ tiêu (2): ghi bảng kê nộp kèm theo [ví dụ: kèm theo danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS) hoặc kèm theo tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)].

* Ch tiêu theo cột:

- Cột 1: ghi số thứ tự.

- Cột 2: ghi họ tên người tham gia điều chỉnh.

- Cột 3: ghi mã số BHXH của người tham gia điều chỉnh.

- Cột 4: ghi tên, loại văn bản (Quyết định, HĐLĐ, Giấy xác nhận ...).

- Cột 5: ghi số hiệu văn bản (99/QĐ-UBND, 88/LĐTBXH-NCC ...).

- Cột 6: ghi ngày ban hành văn bản.

- Cột 7: ghi ngày văn bản có hiệu lực.

- Cột 8: ghi cơ quan ban hành văn bản (UBND huyện, tỉnh hoặc Sở, ngành ...; Công ty A ...).

- Cột 9: ghi nội dung trích yếu văn bản (V/v tuyển dụng, điều động, tăng lương; xác nhận người có công với cách mạng ...).

- Cột 10: ghi một số thông tin được trích lược nêu trong giấy tờ để cơ quan BHXH có căn cứ thẩm định như:

+ Truy thu: ghi một số nội dung trong văn bn làm căn cứ truy thu.

+ Trường hợp điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH (điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ y tế ban hành): ghi rõ công việc, địa điểm làm việc; mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung hoặc bậc lương, hệ số lương, thời điểm hưởng lương của người lao động theo Quyết định phân công nghề, công việc hoặc Quyết định tiền lương hoặc HĐLĐ, HĐLV theo nghề hoặc công việc.

+ Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch:

Ghi rõ: họ tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; quốc tịch của người tham gia được ghi trong Giấy khai sinh hoặc bản Trích lục khai sinh;

Ghi rõ: số chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu; họ và tên, ngày tháng năm sinh của người tham gia được ghi trong chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu.

Trường hợp là đảng viên ghi rõ: họ tên; ngày tháng năm sinh; ngày tháng năm khai lý lịch của người tham gia được ghi trong Lý lịch đảng viên.

+ Trường hợp được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn:

Đối với người có công với cách mạng được cấp thẻ thương binh, thẻ bệnh binh, giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh: ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, tỷ lệ mất sức lao động của người có công với cách mạng được ghi trong thẻ; họ và tên, chức vụ của người ký cấp th.

Đối với người có công với cách mạng được cấp Quyết định công nhận, Quyết định hưởng trợ cấp, Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận, Huân chương, Huy chương... (viết tắt là văn bản): ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của người có công với cách mạng được nêu trong văn bản (nếu có); họ và tên, chức vụ của người ký văn bản.

Đối với cựu chiến binh theo Nghị định 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ (Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP): ghi rõ tên Quyết định (là phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành); ngày nhập ngũ; cấp bậc quân hàm (chuẩn úy, thiếu úy...); địa điểm nơi đóng quân của cựu chiến binh được nêu trong văn bản; họ và tên, cấp bậc của người ký văn bản (hoặc  thẩm định văn bản).

Đối với cựu chiến binh là người trực tiếp tham gia kháng chiến được cấp Giấy chứng nhận, Giấy khen, Quyết định hưởng trợ cấp, Lý lịch (cán bộ, đảng viên): ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của cựu chiến binh được nêu văn bản; họ và tên, chức vụ của người ký văn bản.

Đối với người được hưởng quyền lợi cao hơn theo hộ gia đình (như: thân nhân người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo...) được cấp giấy chứng nhận, giấy xác nhận, sổ hộ khu, sổ tạm trú: ghi rõ họ tên của người có công với cách mạng (hoặc chủ hộ), họ và tên các thân nhân được ghi trong văn bản; họ và tên, chức vụ của người ký văn bản.

* Lưu ý: Trường hợp người tham gia không có giấy tờ nêu tại Phụ lục 02, Mục II, III Phụ lục 03 mà có giấy tờ khác chứng minh thì đơn vị nộp cho cơ quan BHXH để xem xét giải quyết, không ghi vào bảng kê này.

 

Tên đơn vị: .……………………………

Mã đơn vị: .……………………………..

Địa ch: ....……………………………….

Mẫu D02-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

 

DANH SÁCH LAO ĐỘNG Số: …………… tháng ……….năm……THAM GIA BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

STT

Họ và tên

Mã số BHXH

Cp bậc, chức vụ, chức danh nghề, nơi làm việc

Tiền lương

Từ tháng, năm

Đến tháng, năm

Ghi chú

Hệ số/Mức lương

Phụ cp

Chức vụ

Thâm niên VK (%)

Thâm niên ngh (%)

Phụ cấp lương

Các khon
 bổ sung

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

I

Tăng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Nguyễn Thị A

123456789

Phó Chánh thanh tra Sở A

4.74

0.40

 

19%

 

 

06/2015

09/2015

S 11/QĐ-Sở A

2

Nguyễn Văn B

 

Thanh tra viên Sở A

3.33

 

 

5%

 

 

06/2015

09/2015

S 12/QĐ-Sở A

1.2

Tiền lương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nguyễn Văn C

2222333333

 

4.98

0.40

 

29%

 

 

02/2015

09/2015

…..

 

Cộng tăng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Gim

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.1

Lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.2

Tiền lương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng gim

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số Sổ BHXH đề nghị cấp: ………………………………….

Tổng số thẻ BHYT đề nghị cấp: ………………………………….

 

Người lập biểu
Ký, ghi rõ họ tên

Ngày ……. tháng …… năm ………..
Đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS)

a) Mục đích: để đơn vị đăng ký; truy thu, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với người lao động thuộc đơn vị.

Trách nhiệm lập: đơn vị sử dụng lao động.

c) Thời gian lập: khi có phát sinh về lao động, tiền lương và truy thu đối với người lao động thuộc đơn vị.

d) Căn cứ lập:

- Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

- HĐLĐ, HĐLV, quyết định tuyển dụng, tiếp nhận; quyết định nâng lương, thuyên chuyển

- Hồ sơ khác có liên quan.

đ) Phương pháp lập:

Ghi tăng, giảm lao động hoặc tăng, giảm tiền lương vào từng mục tương ứng, cụ thể:

* Chỉ tiêu theo cột:

- Cột A: ghi số thứ tự t nhỏ đến lớn theo tng mục.

- Cột B: ghi rõ họ, tên của từng người lao động và ghi tương ứng vào tng mục tăng lao động, tăng tiền lương hoặc giảm lao động, giảm tiền lương.

Đối với những đơn vị có số lượng người tham gia BHYT lớn, có yêu cầu phân nhóm đối tượng để thuận tiện trong việc tiếp nhận và trả thẻ BHYT, cơ quan BHXH có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị khi lập danh sách cấp thẻ BHYT, tại cột B tách thành các nhóm theo mã đơn vị trực thuộc (nhóm và mã đơn vị trực thuộc do đơn vị tự xây dựng nhưng tối đa không quá 6 ký tự được ký hiệu bằng số hoặc bằng chữ).

Ví dụ: Công ty A có 02 phân xưởng trực thuộc, mỗi phân xưởng có 50 lao động thì Công ty A khi lập danh sách phân thành 02 nhóm: Phân xưởng 1, mã số 01, kèm theo danh sách của 50 lao động thuộc Phân xưởng 1; tiếp theo là Phân xưởng 2, mã số 02, kèm theo danh sách 50 lao động của Phân xưởng 2 (mã số đơn vị trực thuộc có thể là 01, 02 hoặc AA, AB hoặc nhiều ký tự hơn nhưng không quá 6 ký tự).

- Cột C: ghi mã số đối với người đã có mã số BHXH.

- Cột 1: ghi đầy đủ, chi tiết về cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, điều kiện nơi làm việc theo quyết định hoặc HĐLĐ, HĐLV (Ví dụ: Phó Chánh thanh tra Sở A, công nhân vận hành máy may công nghiệp Công ty B ...).

- Cột 2: ghi tiền lương được hưởng:

+ Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì ghi bằng hệ số (bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu nếu có).

Ví dụ: Tiền lương ghi trong quyết định tuyển dụng hoặc HĐLV là 2,34 thì ghi 2,34.

+ Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do chủ sử dụng lao động quyết định thì ghi mức lương theo công việc hoặc chức danh, bằng tiền đồng Việt Nam.

Ví dụ: mức lương của người lao động là 52.000.000 đồng thì ghi 52.000.000 đồng.

- Cột: 3, 4, 5: ghi phụ cấp chức vụ bằng hệ số; phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề bằng tỷ lệ phần trăm (%) vào cột tương ứng, nếu không hưởng phụ cấp nào thì bỏ trống.

- Cột 6: ghi phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động (nếu có).

- Cột 7: ghi các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động từ ngày 01/01/2018 (nếu có).

- Cột 8, 9: ghi từ tháng năm đến tháng năm người lao động bắt đầu tham gia hoặc điều chỉnh mức đóng. Trường hợp người lao động có thời gian truy đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN thì ghi từng dòng, theo từng mốc thời gian truy đóng.

- Cột 10: ghi số; ngày, tháng, năm của HĐLĐ, HĐLV hoặc quyết định (tuyn dụng, tiếp nhận); tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương ... Ghi đối tượng được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn nếu có giấy tờ chứng minh như: người có công, cựu chiến binh,....

* Chỉ tiêu hàng ngang:

- Tăng: ghi theo thứ tự lao động tăng mới; lao động điều chỉnh tăng mức đóng trong đơn vị.

- Giảm: ghi theo thứ tự lao động giảm do ngừng việc, nghỉ hưởng chế độ BHXH...; lao động điều chỉnh giảm mức đóng trong đơn vị.

- Ghi tổng số sổ BHXH, thẻ BHYT đề nghị cơ quan BHXH cấp.

Lưu ý:

+ Nếu trong tháng đơn vị lập nhiều danh sách lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN thì đánh số các danh sách.

+ Đơn vị kê khai đầy đủ, chính xác tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN của tng người lao động theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về việc lập hồ sơ; lưu trữ hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN.

+ Trường hợp người lao động chỉ tham gia BHTNLĐ, BNN thì ghi vào mục III (Chỉ đóng BHTNLĐ, BNN) tương tự như trên.

+ Trường hợp đơn vị báo tăng lao động đối với người lao động đã có mã số BHXH, ghi đầy đủ các tiêu thức trên biểu mẫu và ghi i đăng ký KCB ban đầu vào cột 10.

+ Trường hợp đơn vị có nhiều người thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu thì ghi cột B, cột C và ghi nội dung thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu vào cột 10, các cột khác bỏ trống.

e) Sau khi hoàn tất việc kê khai đơn vị ký, ghi rõ họ tên.

nhayMẫu D02-TS - Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH được thay thế bởi Mẫu D02-LT ban hành kèm theo Quyết định 1040/QĐ-BHXH theo quy định tại Điều 2.nhay

Tên đơn vị/Đ.Lý: .……………………………

Mã đơn vị/Đ/Lý: .……………………………..

Địa chỉ, điện thoại: ....……………………….

Mẫu D03a-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

TỔNG HỢP DANH SÁCH NGƯỜI CHỈ THAM GIA BHYT
Tháng……….năm………..

Đối tượng tham gia                                                                           Lương cơ sở: …………….đồng

A. Phần chi tiết

STT

Họ và tên

Mã s BHXH

Ngày tham gia /ngày đóng tiền

Tiền lương

Gim mc đóng (%)

Thời hạn sử dụng thẻ

Số tiền đối tượng đóng

NSNN hỗ tr

Ghi chú

Từ ngày

Đến ngày

Năm nay

Năm sau

Năm nay

Năm sau

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

I

Tăng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng tăng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Giảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng gim

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Phần tổng hp

STT

Nội dung

Số người tham gia

Số tiền

Số tiền đối tượng đóng

Ngân sách NN hỗ trợ

Năm nay

Năm sau

Năm nay

Năm sau

A

B

1

2

3

4

5

6

1

S đầu k mang sang

 

 

 

 

 

 

2

S phát sinh tăng

 

 

 

 

 

 

3

Số phát sinh giảm

 

 

 

 

 

 

4

Số điều chỉnh tăng

 

 

 

 

 

 

5

S điều chỉnh gim

 

 

 

 

 

 

6

Số cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

Thời hạn thẻ có giá trị sử dụng từ………………


Người lập biểu
(ký, ghi rõ họ tên)


Trưởng phòng (Tổ) QL thu
(ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày …. tháng … năm ………..
Giám đốc BHXH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 
 

HƯỚNG DẪN LẬP

Tổng hợp danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mu D03a-TS)

a) Mục đích: tổng hợp, kê khai các thông tin của người chỉ tham gia đóng BHYT để cấp thẻ BHYT theo quy định.

b) Trách nhiệm lập: cơ quan BHXH tỉnh, huyện.

c) Thời gian lập: khi có phát sinh Mẫu D03-TS (cán bộ thu cập nhật dữ liệu theo Mẫu D03-TS vào phần mềm quản lý thu; in, ký, chuyển cùng hồ sơ cho Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ).

d) Phương pháp lập:

- Đối tượng tham gia; ghi loại đối tượng tham gia BHYT (người nghèo, người có công, hộ cận nghèo ...).

- Lương cơ sở: ghi mức tiền lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm lập danh sách.

- Tỷ lệ ngân sách nhà nước hỗ trợ (áp dụng đối với nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng và nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình): ghi tỷ lệ % ngân sách nhà hỗ trợ đóng, (bao gồm tỷ lệ theo quy định của Nhà nước, của địa phương) đối với một số đối tượng quy định trong Luật BHYT.

A. Phần chi tiết:

- Cột A: ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo từng mục: tăng người tham gia, tăng tiền lương, trợ cấp; giảm người tham gia, giảm tiền lương, trợ cấp.

- Cột B: ghi họ, tên người tham gia BHYT theo thứ tự tại Mẫu D03-TS. Trường hợp tham gia theo đối tượng hộ gia đình thì ghi theo từng thành viên đóng BHYT theo thứ tự như sau: người thứ nhất (phải đóng 100% mức đóng) ghi trước, sau đó ghi theo thứ t được giảm dần mức đóng (70%, 60% ...), sau đó ghi hộ gia đình thứ 2.

- Cột C: ghi mã số BHXH của từng người tương ứng cột 1 Mẫu D03-TS. Đối với người tham gia chưa có mã số BHXH tại cột 1 Mẫu D03-TS thì cơ quan BHXH cấp và ghi mã số BHXH đối với từng người tham gia.

- Cột 1: ghi ngày tham gia hoặc ngày đóng tiền tương ứng cột 7 Mẫu D03-TS.

- Cột 2: Đối với đối tượng đóng theo mức lương cơ sở thì để trống; đối với đối tượng đóng theo tiền lương, trợ cấp thì ghi mức tiền lương đóng BHYT (lương hưu, trợ cấp thất nghiệp ...).

- Cột 3: chỉ ghi đối với những trường hợp tham gia BHYT theo hộ gia đình được giảm trừ mức đóng (70%, 60%, 50% ...); người không được giảm trmức đóng thì để trống.

- Cột 4, 5: ghi ngày tháng năm bắt đầu thẻ BHYT có giá trị sử dụng và ngày tháng năm thẻ BHYT hết hạn trị sử dụng, tương ứng số tiền đóng BHYT của người tham gia.

- Cột 6, 7: ghi số tiền đóng BHYT tương ứng với thời hạn sử dụng của thẻ BHYT:

+ Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng, đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình: ghi số tiền của người tham gia đóng tương ứng với thời hạn trong năm vào cột 6 và số tiền tương ứng với thời hạn năm sau vào cột 7.

+ Đối với người do ngân sách nhà nước và tổ chức BHXH đóng: ghi số tiền ngân sách nhà nước, tổ chức BHXH đóng tương ứng một tháng vào cột 6.

- Cột 8, 9: ghi số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT tương ứng với thời hạn sử dụng của thẻ BHYT năm nay và năm sau.

Ví dụ: Học sinh Nguyễn Văn A tham gia BHYT liên tục với phương thức đóng 12 tháng, đóng tiền từ ngày 01/10/2016 thì ghi như sau:

Cột 6: 1.210.000 x 4.5% x 3 x 70% (tháng 10 - 12/2016) = 114.345 đồng.

Cột 7: 1.210.000 x 4.5% x 9 x 70% (tháng 01 - 09/2017) = 343.035 đồng.

Cột 8: 1.210.000 x 4.5% x 3 x 30% (tháng 10 - 12/2016) = 49.005 đồng.

Cột 9: 1.210.000 x4.5% x 9 x 30% (tháng 01 -09/2017)= 147.015 đồng.

- Ghi chú:

B. Phần tổng hợp:

Tổng hợp số người tham gia số tiền đối tượng đóng, số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng cụ thể theo tng tiêu thức, cụ thể:

- Chỉ tiêu mang sang: ghi số cuối kỳ trước mang sang vào các cột tương ứng.

- Chỉ tiêu số phát sinh tăng: ghi số phát sinh tăng trong tháng vào các cột tương ứng.

- Chỉ tiêu số phát sinh giảm: ghi số phát sinh giảm trong tháng vào các cột tương ứng.

- Chỉ tiêu số điều chỉnh tăng: ghi số điều chỉnh tăng vào các cột tương ứng (cột 1 để trống).

- Chỉ tiêu số điều chỉnh giảm: ghi số điều chỉnh giảm vào các cột tương ng (cột 1 để trống).

- Chỉ tiêu số cuối kỳ: ghi số cuối kỳ vào các cột tương ứng (= số cuối kỳ trước mang sang + số phát sinh tăng trong tháng - số phát sinh giảm trong tháng + số điều chnh tăng - số điều chỉnh giảm).

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH, TP……..

Mẫu D04a-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

 

DANH SÁCH ĐƠN VỊ THUẾ ĐANG QUẢN LÝ CHƯA THAM GIA BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

STT

Họ và tên

Mã số thuế

Ngày tháng năm sinh

Giới tính

Chức danh, nghề nghiệp

Ngày vào làm việc tại đơn vị

Mức khấu tr BHXH, BHYT, BHTN

Ghi chú

Số tiền

Thời điểm bắt đầu hưởng

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

I

Công ty A - Xã A, huyện B, tỉnh C - Mã số thuế 123456789

1

Nguyễn Văn M

123456

11/12/1985

Nam

Kế toán

1/6/2017

5,500,000

1/6/2017

 

2

Nguyễn Thị P

555666

1/10/1990

Nữ

Nhân viên kinh doanh

1/5/2017

7,500,000

1/5/2017

 

……………

…….

……

……….

……

……

……

 

2

Công ty B - Xã A, huyện B, tỉnh C - Mã số thuế 123456789

……………

…….

……

……….

……

……

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày …. tháng … năm ………..
Giám đốc BHXH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Danh sách đơn vị Thuế đang quản lý chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D04a-TS)

a) Mục đích: để theo dõi, đôn đốc đơn vị chưa đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN hoặc đóng chưa đủ số người thuộc diện tham gia thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN.

b) Trách nhiệm lập: Trung tâm CNTT/ Phòng CNTT.

c) Thời gian lập: khi có phát sinh.

d) Căn cứ lập:

- Dữ liệu của cơ quan thuế;

- Dữ liệu của cơ quan BHXH đang quản lý;

- Kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan liên quan và cơ quan BHXH;

- Các nguồn khác.

đ) Phương pháp lập:

* Chỉ tiêu hàng ngang:

- Dòng 1: ghi rõ tên đơn vị, mã số do cơ quan thuế cung cấp.

* Chỉ tiêu hàng dọc

- Cột A: ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo từng mục.

- Cột B: ghi rõ tên đơn vị, họ tên người lao động.

- Cột 1: ghi mã số thuế của đơn vị và cá nhân người lao động.

- Cột 2: ghi ngày tháng năm sinh của người lao động.

- Cột 3: ghi giới tính của người lao động.

- Cột 4: ghi rõ chức danh, nghề nghiệp của người lao động (nếu có).

- Cột 5: ghi ngày tháng vào làm việc tại đơn vị.

- Cột 6: ghi mức khấu trừ BHXH, BHYT, BHTN của người lao động.

- Cột 7: ghi thi điểm bắt đầu khấu trừ BHXH, BHYT, BHTN của người lao động.

- Cột 8: ghi chú

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH, TP……..

Mẫu D04b-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

 

Danh sách đơn vị BHXH đang quản lý chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đầy đủ cho người lao động

STT

Họ và tên

Mã số BHXH

Ngày tháng năm sinh

Gii tính

Chức danh, nghề nghiệp

Ngày vào làm việc tại đơn vị

Mức khấu trừ BHXH, BHYT, BHTN

Ghi chú

Số tiền

Thời điểm bắt đầu

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

1

Công ty A - Xã A, huyện B, tỉnh C - Mã số BHXH 22225555 - Mã số thuế 123456789

1

Nguyễn Văn M

123456

11/12/1985

Nam

Kế toán

1/6/2017

5,500,000

1/6/2017

 

2

Nguyễn Thị P

555666

1/10/1990

Nữ

Nhân viên kinh doanh

1/5/2017

7,500,000

1/5/2017

 

…………….

……..

……….

………….

……

……

……

 

2

Công ty B - Xã A, huyện B, tỉnh C - Mã số BHXH 22225555 - Mã s thuế 123456789

…………….

……..

……….

………….

……

……

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày …. tháng … năm ………..
Giám đốc BHXH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Danh sách đơn vị BHXH đang quản lý chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BNTNLĐ, BNN đầy đủ cho người lao động (Mẫu s D04b-TS)

a) Mục đích: để theo dõi, đôn đốc đơn vị đóng chưa đủ số người thuộc diện tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

b) Trách nhiệm lập: Trung tâm CNTT/ Phòng CNTT

c) Thời gian lập: khi có phát sinh.

d) Căn cứ lập:

- Dữ liệu của cơ quan thuế;

- Dữ liệu của cơ quan BHXH đang quản lý;

- Kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan liên quan và cơ quan BHXH;

- Các nguồn khác.

đ) Phương pháp lập:

* Chỉ tiêu hàng ngang:

- Dòng 1: ghi rõ tên đơn vị, mã số đơn vị do cơ quan BHXH cấp, mã số do cơ quan thuế cung cấp.

* Chỉ tiêu hàng dọc:

- Cột A: ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo từng mục.

- Cột B: ghi rõ tên đơn vị, họ tên người lao động.

- Cột 1: ghi mã số do cơ quan thuế cung cấp của người lao động.

- Cột 2: ghi ngày tháng năm sinh của người lao động.

- Cột 3: ghi giới tính của người lao động.

- Cột 4: ghi chức danh, nghề nghiệp của người lao động (nếu có).

- Cột 5: ghi ngày tháng vào làm việc tại đơn vị.

- Cột 6: ghi mức khấu trừ BHXH, BHYT, BHTN của người lao động.

- Cột 7: ghi thời điểm bắt đầu khấu tr BHXH, BHYT, BHTN của người lao động.

- Cột 8: ghi chú.

   BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH, TP……..

Mẫu D04c-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

 

Danh sách đơn vị đang tham gia BHXH đã giải th, phá sản, bị thu hồi Giấy chng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh

STT

Tên đơn vị

Mã s BHXH

Địa ch

Số văn bản của cơ quan có thẩm quyền

Tng số lao động

Tổng số tiền nợ

Tng số tháng n

Ghi chú

Số văn bản

Hiệu lc

Cơ quan ban hành

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

I

Giải thể, phá sản, bị thu hồi GCNĐKKD và ngừng hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty A

222333

 A, huyện B, tỉnh H

15/QĐ-TAND

1/6/2017

Tòa án huyện B

15

2,300,000

 

 

2

Công ty B

222444

Xã A, huyện C, tỉnh H

16/QĐ-TAND

1/6/2017

Tòa án huyện C

16

2,400,000

 

 

 

…………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Tạm ngừng hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty C

222555

Xã A, huyện D, tỉnh H

17/QĐ-TAND

1/6/2017

Tòa án huyện D

17

2,500,000

 

 

2

Công ty D

222666

Xã A, huyện E, tỉnh H

18/QĐ-TAND

1/6/2017

Tòa án huyện E

18

2,600,000

 

 

 

…………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Bỏ địa chỉ kinh doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty D

222777

Xã A, huyện F, tnh H

19/QĐ-TAND

1/6/2017

Tòa án huyện F

19

2,700,000

 

 

 

…………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày …. tháng … năm ………..
Giám đốc BHXH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 
 

HƯỚNG DẪN LẬP

Báo cáo tình hình các đơn vị đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN đã giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh (Mẫu D04c-TS)

a) Mục đích: tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình các đơn vị đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN đã giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh.

b) Trách nhiệm lập: Trung tâm CNTT/ Phòng CNTT

c) Thời gian lập: khi có phát sinh.

d) Căn cứ lập:

- Dữ liệu của cơ quan thuế;

- Dữ liệu của cơ quan BHXH đang quản lý;

- Kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan liên quan và cơ quan BHXH;

- Các nguồn khác.

đ) Phương pháp lập:

* Chỉ tiêu hàng ngang

- Mục I: ghi danh sách các đơn vị đã giải thể, phá sản, bị thu hồi giy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngng hoạt động.

- Mục II: ghi danh sách các đơn vị đang tạm ngừng hoạt động.

- Mục III: ghi danh danh sách các đơn vị có chủ bỏ trốn, bỏ địa chỉ kinh doanh.

* Chỉ tiêu hàng dọc

- Cột A: ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo từng mục.

- Cột B: ghi tên đơn vị.

- Cột 1: Ghi mã số đơn vị do cơ quan BHXH cấp.

- Cột 2: ghi địa chỉ đơn vị đang đóng trụ sở.

- Cột 3: ghi s văn bản do cơ quan có thẩm quyền ra văn bản tình trạng hoạt động của đơn vị (nếu có).

- Cột 4: ghi ngày có hiệu lực của văn bản do cơ quan có thẩm quyền ra văn bản tình trạng hoạt động của đơn vị (nếu có).

- Cột 5: ghi tên cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản về tình trạng hoạt động của đơn vị

- Cột 6: ghi số người lao động đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN trên địa bàn do cơ quan BHXH đang quản lý.

- Cột 7: ghi tổng số tiền nợ của đơn vị đến tháng hiện tại.

- Cột 8: ghi tổng số tháng nợ của đơn vị đến thời điểm hiện tại.

- Cột 9: ghi chú

   BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH, TP……..

Mẫu D04d-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

 

Danh sách đơn vị trả thu nhập theo kế hoạch thanh tra của cơ quan thuế

STT

Tên đơn vị

Mã số thuế

Địa ch

Thời gian thanh tra

Ghi chú

Từ ngày tháng năm

Đến ngày tháng năm

A

B

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày …. tháng … năm ………..
Giám đốc BHXH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
 

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Danh sách đơn vị trả thu nhập theo kế hoạch thanh tra của Cơ quan thuế (mẫu D04d-TS)

a) Mục đích: tổng hợp, rà soát tránh trùng lặp kế hoạch thanh tra giữa cơ quan BHXH và cơ quan thuế

b) Trách nhiệm lập: Trung tâm CNTT/ Phòng CNTT

c) Thời gian lập: kho có phát sinh.

d) Căn cứ lập:

- Dữ liệu của cơ quan thuế;

- Dữ liệu của cơ quan BHXH đang quản lý;

- Kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan liên quan và cơ quan BHXH;

- Các nguồn khác.

đ) Phương pháp lập:

* Chỉ tiêu hàng dọc

- Cột A: ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo từng mục.

- Cột B: ghi tên đơn vị.

- Cột 1: Ghi mã số thuế do cơ quan thuế cung cấp

- Cột 2: ghi địa chỉ đơn vị đang đóng trụ sở.

- Cột 3: ghi ngày bắt đầu cuộc thanh tra của đơn vị

- Cột 4: ghi ngày kết thúc cuộc thanh tra của đơn vị

- Cột 5: ghi chú

 

Mẫu D04c-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI ………
BẢO HIỂM XÃ HỘI……………..

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:            /BHXH-PT

……….., ngày ……. tháng …… năm 20 ………..

 

THÔNG BÁO
V/v đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Kính gửi: ........................................................................

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Việc làm, Luật Vệ sinh, An toàn lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ dữ liệu do Cục thuế ... cung cấp. Sau khi đối chiếu với dữ liệu do Bảo hiểm xã hội ……. đang quản lý, đơn vị ……….. chưa đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho .... người lao động (danh sách Mẫu D04b-TS, Mẫu D04b-TS kèm theo).

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. Đề nghị đơn vị thực hiện đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại Bảo hiểm xã hội ……………… trước ngày ..…/……./…… (ngày gửi thông báo cộng 15 ngày).

Quá thời hạn trên, đơn vị không thực hiện đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho người lao động, Bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật

Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho người lao động nếu có vướng mắc, đề nghị đơn vị phản ánh với Bảo hiểm xã hội .... (địa chỉ…………….., số điện thoại để được hướng dẫn./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND .... (để báo cáo);
- Sở/Phòng LĐ-TB&XH (để báo cáo);
- Cục/Chi cục Thuế (để phối hợp);
- Lưu: ………………..

GIÁM ĐỐC BHXH

 

Mẫu D04b-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------

BIÊN BẢN
Làm việc về việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Việc làm, Luật An toàn, Vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Thông báo số .../BHXH-PT ngày ..…/……./…… và Thông báo số ...../BHXH-PT ngày .../.../…… của Bảo hiểm xã hội …………………… về việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Hôm nay, ngày ..…/……./…… , tại trụ sở ………………………………., tiến hành làm việc về việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho người lao động cụ thể như sau:

I. Thành phần

1. Đại diện Bảo hiểm xã hội ……………………………….:

- Ông (bà)…………………………………….…., chức vụ: ……………………………………….

- Ông (bà)…………………………………….…., chức vụ: ……………………………………….

2. Đại diện đơn vị ……………………………………………:

- Ông (bà)…………………………………….…., chức vụ: ……………………………………….

- Ông (bà)…………………………………….…., chức vụ: ……………………………………….

II. Nội dung

1. Tình hình đơn vị

1.1. Tổng số lao động của đơn vị: ……………………………. người. Trong đó:

a) Số lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hoặc đang đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở đơn vị khác: ……………. người.

b) Số lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại đơn vị: ………………. người.

c) ……………………………………………………………………………………………………………

1.2. Tiền lương:

a) Tổng thu nhập kê khai với cơ quan thuế: ………………………………………………………….

b) Tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động: ………

2. Ý kiến của Cơ quan Bảo hiểm xã hội:

2.1. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Yêu cầu đơn vị thực hiện đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại Bảo hiểm xã hội …………. trước ngày..…/……./……

2.2. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp ………………………………..……………………………

2.3. ……………………………………………………………………………………………………

Sau ngày ..…/……./…… đơn vị không thực hiện đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho người lao động, Bảo hiểm xã hội .……………………. sẽ thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

3. Ý kiến của đơn vị  ……………………………….

3.1 ……………………………………………………………………………………………………………

3.2 ……………………………………………………………………………………………………………

4. Các ý kiến khác

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau được thông qua các bên đều nhất trí, Bảo hiểm xã hội .……………………. giữ 01 bản, đơn vị .……………………. giữ 01 bản.
 

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ………………………

ĐẠI DIỆN BHXH……………………..

 

   BHXH VIỆT NAM
BHXH TỈNH, ……..

Mẫu D04k-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

 

BÁO CÁO
Tình hình khai thác, phát triển đối tượng, đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
Năm...

I. Thuận lợi, khó khăn

1. Tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn

2. Tình hình các doanh nghiệp

3. Cơ quan BHXH và các cơ quan nhà nước liên quan

II. Kết quả

TT

Loại hình đơn vị

Đơn vị

Lao động

Số đơn vị trong địa bàn

Số đơn vị đang tham gia BHXH

Số đơn vị tăng mới

Số đơn vị còn phải khai thác

Số lao động thực tế trong địa bàn

Số lao động đang tham gia BHXH

Số lao động tăng mới

Tổng số

Tr. Đó: chuyển từ tỉnh khác đến

Tổng số

Tr. Đó: chuyển từ tỉnh khác đến

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

Doanh nghiệp nhà nước

                 

2

Doanh nghiệp có vốn ĐTNN

                 

3

Doanh nghiệp ngoài QD

                 

4

Hợp tác xã

                 

5

Ngoài công lập

                 

6

Hộ kinh doanh cá thể

                 

7

Khác

                 
 

Cộng

                 

III. Tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân và giải pháp

IV. Kiến nghị, đề xuất

1. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền

2. BHXH Việt Nam

 

Ngày …. tháng … năm ………..
Giám đốc BHXH
 

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Báo cáo tình hình khai thác phát triển đối tượng, đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D04k-TS)

a) Mục đích: tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình khai thác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN để xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động, thanh tra, kiểm tra, đôn đốc đơn vị đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động theo quy định.

b) Trách nhiệm lập: Phòng/Tổ khai thác và thu nợ.

c) Thời gian lập: hằng năm.

d) Căn cứ lập:

- Dữ liệu của các cơ quan quản lý nhà nước (thuế, kế hoạch - đầu tư);

- Dữ liệu của cơ quan BHXH đang quản lý;

- Kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan liên quan và cơ quan BHXH;

- Các nguồn khác.

đ) Phương pháp lập:

- Mục I: Nêu thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân trong triển khai thực hiện khai thác đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN ảnh hưởng từ tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn, doanh nghiệp và từ phía cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, cơ quan BHXH.

- Mục II: Nêu kết quả thực hiện.

- Cột A: ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo từng mục.

- Cột B: ghi loại hình đơn vị.

- Cột 1: ghi tổng số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn theo từng loại hình đơn vị (bao gồm cả đơn vị đã tham gia và chưa tham gia BHXH, BHYT).

- Cột 2: ghi số đơn vị đang tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn do cơ quan BHXH đang quản lý.

- Cột 3: ghi tổng số đơn vị tăng mới trong năm.

- Cột 4: ghi số đơn vị tăng mới do chuyển từ tỉnh, thành phố khác đến.

- Cột 5: ghi tổng số đơn vị còn phải khai thác trên địa bàn

- Cột 6: ghi tổng số người lao động đang làm việc tại đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn theo từng loại hình đơn vị (bao gồm cả người lao động đã tham gia và chưa tham gia BHXH, BHYT).

- Cột 7: ghi số người lao động đang tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn do cơ quan BHXH đang quản lý.

- Cột 8: ghi tổng số người lao động tăng mới trong năm.

- Cột 9: ghi số người lao động tăng mới từ tỉnh, thành phố khác đến.

- Mục III: ghi tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân và giải pháp khai thác, phát triển đối tượng.

- Mục IV: ghi kiến nghị đề xuất.

   BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH, TP……..

Mẫu D04m-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

 

Danh sách đơn vị đề nghị thanh tra đột xuất

STT

Tên đơn vị

Mã số BHXH

Địa ch

Lao động

Tổng số tiền n

Số tháng n

Ghi chú

Tổng số lao động

Đã tham gia BHXH

Chưa tham gia BHXH

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(ký, ghi rõ họ tên)

Ngày      tháng      năm 
Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên)

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Danh sách các đơn vị đề nghị thanh tra đột xuất (Mẫu D04m-TS)

a) Mục đích: lập danh sách để tổ chức thực hiện thanh tra.

b) Trách nhiệm lập: Ban Thu.

c) Thời gian lập: hằng quý.

d) Căn cứ lập:

- Dữ liệu của các cơ quan quản lý nhà nước (thuế, kế hoạch - đầu tư);

- Dữ liệu của cơ quan BHXH đang quản lý;

- Kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan liên quan và cơ quan BHXH;

- Các nguồn khác.

đ) Phương pháp lập:

- Cột A: ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo từng mục.

- Cột B: ghi tên đơn vị.

- Cột 1: ghi mã số BHXH do cơ quan BHXH cung cấp

- Cột 2: ghi địa chỉ đơn vị đóng trụ sở.

- Cột 3: ghi tổng số người lao động đang làm việc tại đơn vị, doanh nghiệp (bao gồm cả người lao động đã tham gia và chưa tham gia BHXH, BHYT).

- Cột 4: ghi số người lao động đang tham gia BHXH, BHYT của đơn vị.

- Cột 5: ghi tổng số người lao động chưa tham gia BHXH, BHYT của đơn vị.

- Cột 6: ghi tổng số tiền nợ của đơn vị đến thời điểm hiện tại.

- Cột 7: ghi tổng số tháng nợ của đơn vị đến thời điểm hiện tại.

- Cột 8: ghi chú

Bổ sung
Bổ sung

Tên đại lý:

Mã đại lý:

Điện thoại liên hệ

Mẫu D05a-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

TỔNG HỢP DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN
Tháng………..năm……………..

A. Phần chi tiết

STT

Họ và tên

Mã số BHXH

Mức tiền làm căn cđóng

Từ tháng

S tháng đóng

Số tin đóng

Ghi chú

Tng số

Người tham gia đóng

NSNN hỗ tr

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

I

Tăng

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Người lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Tiền lương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng tăng

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Gim

 

 

 

 

 

 

 

 

II.1

Người lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.2

Tiền lương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng gim

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Điều chỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

III.I

Phương thức đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Phần tng hp

STT

Nội dung

S lao động

Tng số tiền

Người TG đóng

NSNN hỗ trợ

A

B

1

 

 

 

1

Số đầu kỳ mang sang

 

 

 

 

2

Tăng trong kỳ

 

 

 

 

3

Giảm trong k

 

 

 

 

4

S cuối kỳ

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(ký, ghi rõ họ tên)


Trưởng phòng (Tổ) thu
(ký, ghi rõ họ tên)


Trưởng phòng (Tổ) KH-TC
(ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày … tháng … năm ……..
Giám đốc BHXH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Tổng hợp danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05a-TS)

a) Mục đích; tổng hợp số người, số tiền tham gia BHXH tự nguyện tăng mới, đóng tiếp, đóng lại, điều chỉnh ...

b) Trách nhiệm lập: cơ quan BHXH.

c) Thời gian lập: khi có phát sinh mẫu D05-TS (cán bộ thu cập nhật dữ liệu theo Mẫu D05-TS của đại lý thu vào phần mềm quản lý thu; in, ký, chuyển cùng hồ sơ của đại lý thu cho Phòng/Tổ KH-TC xác nhận đã thu tiền, chuyển Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ).

d) Căn cứ lập: Mẫu D05-TS.

e) Phương pháp lập:

A. Phần chi tiết: ghi tương tự như hướng dẫn Mẫu D05-TS.

B. Phần tổng hợp: Tổng hợp số người tham gia số tiền đối tưng đóng, số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng cụ thể theo từng tiêu thức, cụ thể:

- Chỉ tiêu mang sang: ghi số cuối kỳ trước mang sang vào các cột tương ứng (riêng cột 1 bao gồm cả những người đã đóng kỳ trước nhưng kỳ này chưa đến hạn phải đóng).

- Chỉ tiêu số phát sinh: ghi số phát sinh trong tháng vào các cột tương ng.

- Chỉ tiêu số điều chỉnh: ghi số điều chỉnh trước tháng phát sinh vào các cột tương ứng.

- Chỉ tiêu số cuối kỳ: ghi số cuối kỳ vào các cột tương ứng.

   BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH, TP……..

Mẫu D06-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

 

BẢNG TỔNG HỢP ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN, NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ

Từ tháng .... năm 20.... đến tháng ……… năm 20 ………

STT

Tên đơn vị

S người tham gia BHXH tự nguyện

Số tiền phải đóng theo đăng ký của người tham gia

Số tiền do người tham gia đóng

Số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ

Số tiền ngân sách nhà nước đã chuyển

Số tiền ngân sách nhà nước chưa chuyển

A

B

1

2

3

4

5

6

1

Xã/huyn ......

 

 

 

 

 

 

2

Xã/huyn

 

 

 

 

 

 

……

……………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

0

0

0

0

0

0

 


Trưởng phòng (Tổ) thu


Trưởng phòng (Tổ) KH-TC

….., ngày …. tháng … năm ………..
Giám đốc BHXH

 
 

HƯỚNG DẪN LẬP

Bảng tổng hợp người tham gia BHXH tự nguyện, ngân sách nhà nước hỗ trợ (Mẫu D06-TS)

a) Mục đích: tổng hợp số người, số tiền do người tham gia BHXH tự nguyện đóng, số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ.

b) Trách nhiệm lập: cơ quan BHXH.

c) Thời gian lập: 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng.

d) Căn cứ lập: Mẫu D05a-TS.

e) Phương pháp lập:

- Cột A: Ghi số thứ tự từ nhỏ đến ln.

- Cột B: Ghi tên xã/huyện tương ứng.

- Cột 1: Ghi số người tham gia BHXH tự nguyện đến cuối kỳ báo cáo.

- Cột 2: Ghi số tiền phải đóng theo đăng ký của người tham gia (mức thu nhập tháng của người làm căn cứ đóng x 22%).

- Cột 3: Ghi số tiền do người tham gia đóng (= cột 2 - cột 4).

- Cột 4: Ghi số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ [= 22% x tỷ lệ (%) hỗ trợ của Nhà nước (= 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo, 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo, 10% với các đối tượng khác) x mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn x số tháng hỗ trợ].

Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng cho người tham gia BHXH tự nguyện trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 là 46.200 đồng/tháng đối với người thuộc hộ nghèo; 38.500 đồng/tháng đối với người thuộc hộ cận nghèo; và 15.400 đồng/tháng đối với các đối tượng khác.

- Cột 5: Ghi số tiền ngân sách nhà nước đã chuyển.

- Cột 6: Ghi số tiền ngân sách nhà nước chưa chuyển.

        BHXH tỉnh, TP…………
BHXH huyện, TP……………………

Mẫu D08a-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

 

DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA ĐẾN HẠN PHẢI ĐÓNG BHXH TỰ NGUYỆN, BHYT

Số:……….. tháng …….năm……….

STT

Họ và tên

Mã số BHXH

Ngày tháng năm sinh

Địa chỉ

Tháng đến hạn phải đóng

Ghi chú

A

B

C

D

1

2

3

I

BHXH tự nguyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

BHYT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu


Trưởng phòng (Tổ) thu

….., ngày …. tháng … năm ………..
Giám đốc BHXH

 
 

HƯỚNG DẪN LẬP

Danh sách người tham gia đến hạn phải đóng BHXH tự nguyện, BHYT (Mẫu D08a-TS)

a) Mục đích: để tng hợp thông tin người tham gia BHXH t nguyện, BHYT đến hạn phải đóng tiếp BHXH tự nguyện, BHYT.

b) Trách nhiệm lập: cơ quan BHXH.

c) Thời gian lập: hằng tháng khi có phát sinh.

d) Căn cứ lập: Mẫu D03a-TS, D05a-TS và cơ sở dữ liệu về thời gian tham gia BHXH t nguyện, BHYT của người tham gia đã nhập vào phần mềm quản lý.

e) Phương pháp lập:

- Cột A: ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo tng mục BHXH tự nguyện, BHYT.

- Cột B: ghi họ, tên người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT vào mục tương ứng BHXH tự nguyện, BHYT.

- Cột C: ghi số định danh của người tham gia.

- Cột D: ghi ngày tháng năm sinh của người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT.

- Cột 1: ghi địa chỉ của người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT.

- Cột 2: ghi ngày tháng cuối phải đóng của BHXH tự nguyện, BHYT theo phương thức đã đăng ký.

- Cột 3: Ghi chú.

   BHXH TỈNH………..
   BHXH HUYỆN

Mẫu D09a-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

 

DANH SÁCH CẤP S BHXH

Tên đơn vị: ………………………………. Mã đơn vị:……………………………….

Địa ch: ……………………………….……………………………….

STT

Họ và tên

Mã số BHXH

Ngày tháng năm sinh

Địa chỉ nhận hồ

Ghi chú

A

B

C

1

2

3

I

Tăng mới

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

II

Cấp lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Giám đốc BHXH
 

 
 

HƯỚNG DẪN LẶP

Danh sách cấp sổ BHXH (Mu D09a-TS)

a) Mục đích: để đối chiếu, kiểm kê số người đủ điều kiện được cấp mới, cấp lại sổ BHXH.

b) Trách nhiệm lập: cơ quan BHXH nơi phát hành s BHXH lập.

c) Phương pháp lập:

- Cột A: ghi số thứ tự xếp riêng từng phần.

 - Cột B: ghi họ và tên người tham gia.

- Cột C: ghi số định danh.

- Cột 1: ghi ngày tháng năm sinh.

- Cột 2: ghi đầy đủ địa chỉ nơi đang sinh sống để cơ quan BHXH gửi trả sổ BHXH, thẻ BHYT hoặc kết quả giải quyết thủ tục hành chính khác: số nhà, đường phố, thôn xóm; xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh, thành phố.

- Cột 3: ghi chú thông tin cần lưu ý.

* Chỉ tiêu theo hàng ngang:

- Tăng mới: ghi thứ t người tham gia tăng mới được cấp sổ BHXH

- Cấp lại: ghi thứ tự người tham gia được cấp lại sổ BHXH.

  BHXH ………..
  BHXH …………

Mẫu D10a-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số:
…./QĐ-BHXH ngày …/…/20 của BHXH Việt Nam)

 

DANH SÁCH CP THẺ BHYT

Đơn vị/Đại lý: ………………………………. Mã đơn vị/Đại lý: ……………………………….

STT

Họ và tên

Mã số BHXH

Ngày tháng năm sinh

Nơi đăng ký KCB ban đầu

Mã nơi đối tượng sinh sống K1/K2/K3

Giá trị sử dụng thẻ BHYT

Ghi chú

Mã cơ sKCB

Tên cơ s KCB ban đầu

Từ

Đến

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

I

Cấp mới

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nguyn Văn A

 

 

 

 

 

 

 

 

...

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Tiếp tục tham gia

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Trần Thị B

 

 

 

 

 

 

 

 

...

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Cấp lại

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nguyn Thị C

 

 

 

 

 

 

 

 

...

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Đổi th

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Vũ Quang D

 

 

 

 

 

 

 

 

...

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(
Ký, ghi rõ họ tên)


Trưởng phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ
(Ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày …. tháng … năm ………..
Giám đốc BHXH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 
 

HƯỚNG DẪN LẬP

Danh sách cấp thẻ BHYT (Mẫu D10a-TS)

a) Mục đích: để đối chiếu, kiểm kê số người được cấp mới, gia hạn, cấp lại, đi thẻ BHYT; theo dõi thời gian tham gia liên tục theo mã số của người tham gia;

b) Trách nhiệm lập: cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ BHYT.

c) Phương pháp lập:

* Chỉ tiêu theo hàng dọc

- Cột A: ghi số thứ tự.

- Cột B: ghi họ và tên người được cấp thẻ BHYT.

- Cột C: ghi mã số của người có thẻ BHYT.

- Cột 1: ghi ngày tháng năm sinh.

- Cột 2: ghi mã cơ sở y tế nơi đăng ký KCB ban đầu.

- Cột 3: ghi tên cơ sở KCB ban đầu.

- Cột 4:Mã nơi đối tượng sinh sống K1/K2/K3

- Cột 5,6: ghi giá trị sử dụng thẻ BHYT t ngày..../.../ ... đến ngày.../.../....

- Cột 7: ghi chú thông tin cần lưu ý.

* Chỉ tiêu theo hàng ngang:

- Tăng mới: ghi thứ t người tham gia tăng mới được cấp thẻ BHYT

- Tiếp tục tham gia: ghi thứ tự người tham gia được gia hạn thẻ BHYT nối tiếp thời hạn sử dụng của thẻ cũ.

- Cấp lại: ghi thứ tự người tham gia được cấp lại thẻ BHYT

- Đổi thẻ: ghi thứ t người tham gia được đổi thẻ BHYT

Bộ phận:………………..
Số: ………………………

Mẫu C02-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

PHIẾU TRẢ HỒ SƠ

- Bộ phận đề nghị: ………………………………..…………………….

- Bộ phận điều chỉnh: ……………………………..…………………….

- Nội dung đề nghị điều chỉnh:

……………………………….…………………………………………….

……………………………….…………………………………………….

……………………………….…………………………………………….

……………………………….…………………………………………….

……………………………….…………………………………………….

- Hồ sơ gửi kèm:

……………………………….…………………………………………….

……………………………….…………………………………………….

……………………………….…………………………………………….

……………………………….…………………………………………….

 

….., ngày …. tháng … năm …….
Người đề nghị
 (Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Bộ phận:………………..
Số: ………………………

Mẫu C02-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

PHIẾU TRẢ HỒ SƠ

- Bộ phận đề nghị: ………………………………..…………………….

- Bộ phận điều chỉnh: ……………………………..…………………….

- Nội dung đề nghị điều chỉnh:

……………………………….…………………………………………….

……………………………….…………………………………………….

……………………………….…………………………………………….

……………………………….…………………………………………….

……………………………….…………………………………………….

- Hồ sơ gửi kèm:

……………………………….…………………………………………….

……………………………….…………………………………………….

……………………………….…………………………………………….

……………………………….…………………………………………….

 

….., ngày …. tháng … năm …….
Người đề nghị
 (Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 
 

HƯỚNG DN LẬP

Phiếu trả h (mẫu C02-TS)

a) Mục đích:

- Để trả lại hồ sơ đối với các trường hợp không đầy đủ, không khp đúng.

- Trường hợp dữ liệu chương trình và hồ sơ không khớp đúng, chưa hợp lệ đề nghị hướng dẫn bổ sung hoặc điều chỉnh.

b) Trách nhiệm lập: Phòng/ Tổ Quản lý thu; Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ; Phòng/T chế độ BHXH.

c) Thời gian lập: khi có phát sinh.

d) Căn cứ lập:

Các phòng/tổ nhận hồ sơ chuyển đến, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trong chương trình quản lý, nếu không khớp đúng, chưa hợp lệ thì lập Phiếu này kèm theo hồ sơ chuyển lại cho phòng/tổ chuyển đến.

đ) Phương pháp lập: ghi nội dung đề nghị điều chỉnh và các hồ sơ gửi kèm để điều chỉnh gửi bộ phận điều chỉnh thực hiện điều chỉnh theo yêu cầu.

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Mẫu C03-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

…………, ngày ...... tháng.... năm......

 

BIÊN BẢN

THM ĐỊNH S LIỆU THU BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
Quý ……. năm ……

I. Thành phần gồm có:

- Đại diện BHXH ………: ông (bà)............................................., chc vụ ..............................

- Đại diện BHXH ...........: ông (bà) ..........................................., chức vụ ...............................

Căn cứ báo cáo thu quý/năm ......... của BHXH .......................................................................

Sau khi kiểm tra số liệu thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN các bên thống nhất số liệu như sau:

II. Nội dung thẩm định

A. Thừa chưa phân bổ kỳ trước mang sang

B. Thực hiện thu trong kỳ

1. Thực hiện thu BHXH

STT

Chỉ tiêu

Mã số

Số báo cáo

S kiểm tra

Chênh lệch

A

B

 

1

2

3

I

BHXH bt buộc

01

 

 

 

1

S người tham gia

02

 

 

 

2

Quỹ lương đóng

03

 

 

 

3

Tổng số phải thu

04

 

 

 

3.1

S phải thu phát sinh trong kỳ

05

 

 

 

3.2

Điu chnh s phải thu

06

 

 

 

 

+ Tăng

07

 

 

 

 

Trong đó: Tăng năm trước

08

 

 

 

 

+ Giảm

09

 

 

 

 

Trong đó: Giảm năm trước

10

 

 

 

3.3

Thiếu kỳ trước mang sang

11

 

 

 

 

Trong đó: Lãi chậm đóng

12

 

 

 

3.4

Phải thu lãi chậm đóng

13

 

 

 

4

Số tin đã thu

14

 

 

 

 

Trong đó: Lãi chậm đóng

15

 

 

 

5

Thiếu chuyển sang kỳ sau

16

 

 

 

 

Trong đó: Thiếu lãi chậm đóng

17

 

 

 

II

BHXH tự nguyện

18

 

 

 

1

S người tham gia

19

 

 

 

2

Tng số phải thu

20

 

 

 

 

Trong đó: + Người tham gia đóng

21

 

 

 

 

+ NSNN hỗ tr

22

 

 

 

3

Thiếu kỳ trước mang sang

23

 

 

 

 

+ Người tham gia đóng thiếu

24

 

 

 

 

+ NSNN hỗ trợ thiếu

25

 

 

 

4

S tin đã đóng trong kỳ

26

 

 

 

 

+ Người tham gia đóng

27

 

 

 

 

Trong đó : lãi

28

 

 

 

 

+ NSNN hỗ trợ

29

 

 

 

5

Thiếu chuyn sang kỳ sau:

30

 

 

 

 

+ Người tham gia đóng thiếu

31

 

 

 

 

+ NSNN hỗ trợ thiếu

32

 

 

 

2. Thực hiện thu BHYT

I

Người lao động và người SDLĐ đóng

33

 

 

 

1

Số người tham gia

34

 

 

 

2

Quỹ lương đóng

35

 

 

 

3

Tng số phải thu

36

 

 

 

3.1

Số phải thu phát sinh trong kỳ

37

 

 

 

3.2

Điều chnh số phải thu

38

 

 

 

 

+ Tăng

39

 

 

 

 

Trong đó: Tăng năm trước

40

 

 

 

 

+ Giảm

41

 

 

 

 

Trong đó: Giảm năm trước

42

 

 

 

3.3

Thiếu chuyển sang kỳ sau

43

 

 

 

 

Trong đó: Thiếu lãi chậm đóng

44

 

 

 

3.4

Phải thu lãi chậm đóng

45

 

 

 

4

Số tiền đã thu

46

 

 

 

 

Trong đó: + Lãi chậm đóng

47

 

 

 

5

Thiếu chuyn sang kỳ sau:

48

 

 

 

 

Trong đó: Thiếu lãi chậm đóng

49

 

 

 

II

Quỹ BHXH, BHTN đóng

50

 

 

 

1

S người tham gia

51

 

 

 

2

Số tiền phải thu

52

 

 

 

3

Số tiền ghi thu

53

 

 

 

III

Ngân sách NN đóng

54

 

 

 

1

NSNN Trung ương

55

 

 

 

1.1

Số người tham gia

56

 

 

 

1.2

Số tiền phải thu

57

 

 

 

1.3

Số tiền ghi thu

58

 

 

 

1.4

Thiếu chuyển kỳ sau

59

 

 

 

2

NSNN địa phương

60

 

 

 

2.1

Số người tham gia

61

 

 

 

2.2

Tng số phải thu

62

 

 

 

2.3

Số phải thu phát sinh trong kỳ

63

 

 

 

2.4

Điu chnh số phải thu

64

 

 

 

 

+ Tăng

65

 

 

 

 

Trong đó: Tăng năm trước

66

 

 

 

 

+ Giảm

67

 

 

 

 

Trong đó: Giảm năm trước

68

 

 

 

2.5

Thiếu chuyển sang kỳ sau

69

 

 

 

 

Trong đó: Thiếu lãi chậm đóng

70

 

 

 

2.6

Phải thu lãi chậm đóng

71

 

 

 

3

Số tiền đã thu

72

 

 

 

 

Trong đó: + Lãi chậm đóng

73

 

 

 

4

Thiểu chuyn sang kỳ sau

74

 

 

 

 

Trong đó: Thiếu lãi chậm đóng

75

 

 

 

IV

Ngân sách NN hỗ trợ

76

 

 

 

1

Số người tham gia

77

 

 

 

2

Tng số phải thu

78

 

 

 

 

Trong đó: + Người tham gia đóng

79

 

 

 

 

Năm nay

80

 

 

 

 

Năm sau

81

 

 

 

 

+ NSNN hỗ trợ

82

 

 

 

 

Năm nay

83

 

 

 

 

Năm sau

84

 

 

 

3

Số tiền đã thu

85

 

 

 

 

Trong đó: + Người tham gia đóng

86

 

 

 

 

Năm nay

87

 

 

 

 

Năm sau

88

 

 

 

 

+ NSNN hỗ trợ

89

 

 

 

 

Năm nay

90

 

 

 

 

Năm sau

91

 

 

 

4

Thiếu chuyn kỳ sau

92

 

 

 

 

Trong đó: + Người tham gia đóng thiếu

93

 

 

 

 

+ NSNN hỗ trợ thiếu

94

 

 

 

V

Hộ gia đình

95

 

 

 

1

Số người tham gia

96

 

 

 

2

Tổng số phải thu

97

 

 

 

 

Trong đó: + Người tham gia đóng

98

 

 

 

 

Năm nay

99

 

 

 

 

Năm sau

100

 

 

 

 

+ NSNN hỗ trợ

101

 

 

 

 

Năm nay

102

 

 

 

 

Năm sau

103

 

 

 

3

S tiền đã thu

104

 

 

 

 

Trong đó: + Người tham gia đóng

105

 

 

 

 

Năm nay

106

 

 

 

 

Năm sau

107

 

 

 

 

+ NSNN hỗ trợ

108

 

 

 

 

Năm nay

109

 

 

 

 

Năm sau

110

 

 

 

4

Thiếu chuyn sang kỳ sau

111

 

 

 

 

Trong đó: + Người tham gia đóng thiếu

112

 

 

 

 

Năm nay

113

 

 

 

 

Năm sau

114

 

 

 

 

+ NSNN hỗ trợ thiếu

115

 

 

 

 

Năm nay

116

 

 

 

 

Năm sau

117

 

 

 

3. Thực hiện thu BHTN

S TT

Chỉ tiêu

 

Số báo cáo

Số kiểm tra

Chênh lệch

A

B

 

1

2

3

1

Số người tham gia

118

 

 

 

2

Quỹ lương đóng

119

 

 

 

3

Tng s phải thu

120

 

 

 

3.1

Số phải thu phát sinh trong kỳ

121

 

 

 

3.2

Điều chỉnh số phải thu

122

 

 

 

 

+ Tăng

123

 

 

 

 

Trong đó: Tăng năm trước

124

 

 

 

 

+ Giảm

125

 

 

 

 

Trong đó: Giảm năm trước

126

 

 

 

3.3

Thiếu kỳ trước mang sang

127

 

 

 

 

Trong đó: Lãi chậm đóng

128

 

 

 

3.4

Phải thu lãi chậm đóng

129

 

 

 

4

Số tiền đã thu

130

 

 

 

 

Trong đó: Lãi chậm đóng

131

 

 

 

5

Thiếu chuyn sang kỳ sau

132

 

 

 

 

Trong đó: Thiếu lãi chậm đóng

133

 

 

 

4. Thực hiện thu bảo hiểm TNLĐ, BNN

1

Số người tham gia

134

 

 

 

2

Quỹ lương đóng

135

 

 

 

3

Tổng số phải thu

136

 

 

 

3.1

Số phải thu phát sinh trong kỳ

137

 

 

 

3.2

Điều chỉnh số phải thu

138

 

 

 

 

+ Tăng

139

 

 

 

 

Trong đó: Tăng năm trước

140

 

 

 

 

+ Giảm

141

 

 

 

 

Trong đó: Giảm năm trước

142

 

 

 

3.3

Thiếu kỳ trước mang sang

143

 

 

 

 

Trong đó: Lãi chậm đóng

144

 

 

 

3.4

Phải thu lãi chậm đóng

145

 

 

 

4

Số tiền đã thu

146

 

 

 

 

Trong đó: Lãi chậm đóng

147

 

 

 

5

Thiếu chuyn sang kỳ sau

148

 

 

 

 

Trong đó: Thiếu lãi chậm đóng

149

 

 

 

C. Tha chưa phân b chuyển kỳ sau:

II. Nhận xét kiến nghị:

1. Ý kiến của đoàn kiểm tra:

 

 

2. Ý kiến của đơn vị được kiểm tra:

 

ĐẠI DIỆN BHXH………..

 

ĐẠI DIỆN BHXH………..

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Biên bản thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT, BHTN (mẫu C03-TS)

a) Mục đích: để thẩm định kết quả thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN của cơ quan BHXH cấp trên với cơ quan BHXH cấp dưới.

b) Thời gian lập: BHXH tnh thẩm định đối với BHXH huyện hằng quý, năm.

c) Căn cứ lập: Căn cứ số liệu mẫu số B02a-TS, mẫu C69-HD, C83-HD để tổng hợp số liệu vào các ch tiêu tương ứng.

d) Phương pháp lập:

* Chỉ tiêu dòng: ghi đầy đủ các chỉ tiêu

* Chỉ tiêu cột:

- Cột A: ghi số thứ tự.

- Cột B: ghi nội dung chỉ tiêu.

- Cột 1: ghi tổng hợp số liệu tương ứng từng chỉ tiêu đến thời điểm chốt số liệu.

- Cột 2: ghi số kiểm tra tương ứng từng chỉ tiêu đến thời điểm chốt số liệu.

- Cột 3: ghi số liệu chênh lệch (nếu có).

* Phần nhận xét, kiến nghị: ghi rõ những ý kiến, kiến nghị của đoàn thẩm định quyết toán, ý kiến của đơn vị được thẩm định quyết toán.

BHXH…………….

BHXH…………….

Mẫu C06-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

PHIẾU SỬ DNG PHÔI BÌA SỔ BHXH

Số:................, ngày:...................

Họ tên cán bộ phát hành:

Phôi bìa sổ BHXH có trước khi in:...................                                                    Phôi

Phôi bìa sổ BHXH còn sau khi in:...................                                                     Phôi

Tên các đơn vị cấp sổ BHXH

Mã các đơn vị

Nội dung:

STT

Diễn giải

Số lượng

1

2

3

1

Số phôi sử dụng

 

2

Cấp mới

 

3

Cấp lại do mất, hỏng

 

4

Cấp lại do điều chỉnh thông tin

 

5

Cấp lại do đã hưởng trợ cấp BHXH 1 lần

 

6

Cấp lại do nguyên nhân khác

 

7

Do đổi sổ BHXH

 

8

Hỏng do nhà in

 

9

Hỏng do in

 

10

Mất do bảo quản

 

11

Hỏng do bảo quản

 

12

Giảm khác

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Phiếu sử dụng phôi bìa sổ BHXH (Mẫu C06-TS)

a) Mục đích: theo dõi số lượng phôi sổ sử dụng khi phát hành sổ.

b) Trách nhiệm lập: cán bộ chuyên quản.

c) Thời gian lập: vào cuối ngày có phát sinh.

d) Phương pháp lập:

* Chỉ tiêu theo cột:

- Cột 1: ghi số thứ tự.

- Cột 2: ghi các nội dung sử dụng phôi bìa sổ BHXH.

- Cột 3: ghi số lượng phôi bìa sổ BHXH sử dụng.

* Chỉ tiêu hàng ngang: ghi đầy đủ theo tiêu thức quy định.

BHXH…………….

BHXH…………….

Mẫu C07-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

 

PHIẾU SỬ DNG PHÔI THẺ BHYT

Số:................, ngày:...................

Họ tên cán bộ phát hành:

Phôi thẻ BHYT có trước khi in:                                                                           ………….

Phôi thẻ BHYT còn sau khi in:                                                                            ………….

Tên các đơn vị cấp thẻ BHYT

Mã các đơn vị

Nội dung:

STT

Diễn giải

Số lượng

1

2

3

1

Số phôi sử dụng

 

2

Tăng mới

 

3

Cấp lại

 

4

Cấp đổi do hỏng

 

5

Cấp đổi do điều chỉnh thông tin

 

6

Cấp đổi nơi KCB BĐ

 

7

Cấp đổi quyền lợi

 

8

Cấp đổi do nguyên nhân khác

 

9

Hỏng do nhà in

 

10

Hỏng do in

 

11

Mất do bảo quản

 

12

Hỏng do bảo quản

 

13

Giảm khác

 

 

HƯỚNG DẪN LP

Phiếu sử dụng phôi thẻ BHYT (Mẫu C07-TS)

a) Mục đích: để theo dõi số lượng phôi thẻ sử dụng khi phát hành thẻ.

b) Trách nhiệm lập: cán bộ chuyên quản.

c) Thời gian lập: vào cuối ngày có phát sinh.

d) Phương pháp lập:

* Chỉ tiêu theo cột:

- Cột 1: ghi số thứ tự.

- Cột 2: ghi các nội dung sử dụng phôi thẻ BHYT.

- Cột 3: ghi số lượng phôi thẻ BHYT sử dụng.

* Chỉ tiêu hàng ngang: ghi đầy đủ tiêu thức theo quy định

BHXH ………….
BHXH ………….

Mẫu: C08-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

PHIU GIAO NHẬN PHÔI S BHXH, THẺ BHYT

Số: _________

Ngày ....... tháng.... năm.......

1. Tên người giao:

2. Tên người nhận:

3. Nội dung

STT

Loi phôi

S lượng

S serial

Từ

Đến

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người giao
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người nhận
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

BHXH ………….
BHXH ………….

Mẫu: C08-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

PHIU GIAO NHẬN PHÔI S BHXH, THẺ BHYT

Số: _________

Ngày ....... tháng.... năm.......

1. Tên người giao:

2. Tên người nhận:

3. Nội dung

STT

Loi phôi

S lượng

S serial

Từ

Đến

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người giao
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người nhận
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 
 

HƯỚNG DẪN LẬP

Phiếu giao nhận phôi sổ BHXH, thể BHYT (Mẫu C08-TS)

a) Mục đích: để theo dõi số lượng phôi sổ hoặc thẻ được giao, nhận.

b) Trách nhiệm lập: cán bộ quản lý phôi lập khi cấp phát.

c) Phương pháp lập:

- Cột 1: ghi số thứ tự.

- Cột 2: ghi tên phôi giao, nhận, như: phôi sổ BHXH hoặc phôi thẻ BHYT.

- Cột 3: ghi số lượng phôi.

- Cột 4, 5: ghi số serial từ phôi thứ nhất đến phôi cuối cùng (nếu số lượng phôi liên tục). Trường hợp phôi lẻ thì chỉ ghi số serial ở cột từ.

Bổ sung

 

Mẫu số: C10-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

Bảo hiểm xã hội …............
Bảo hiểm xã hội …............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------

 

BIÊN BẢN HỦY SỔ BHXH, THẺ BHYT

Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm ….., tại cơ quan BHXH ……..…….. Hội đồng xử lý sổ BHXH, thẻ BHYT hỏng không sử dụng được tỉnh, thành phố: …………….

- Ông (Bà): ........................................................................................................ , Chủ tịch;

- Ông (Bà): .......................................................................................................... , Ủy viên;

- Ông (Bà): .......................................................................................................... , Ủy viên;

- Ông (Bà): .......................................................................................................... , Ủy viên;

Căn cứ các biên bản kiểm tra sổ BHXH, thẻ BHYT định kỳ hàng quý, sau khi xác định số lượng, thực trạng sổ BHXH, thẻ BHYT không sử dụng được, Hội đồng hủy sổ BHXH, thẻ BHYT xử lý theo quy định của BHXH Việt Nam, cụ thể như sau:

I. BÌA SỔ BHXH:

1. Số lượng: ......................................................................................................................

2. Tình trạng: ....................................................................................................................

II. THẺ BHYT:

1. Số lượng: ......................................................................................................................

2. Tình trạng: ....................................................................................................................

III. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ: (Ct, xén, xé; đốt; khác)

IV. KIN NGHỊ:

Biên bản được lập vào hồi ….. giờ ……. phút cùng ngày, sau khi có sự thống nhất của các thành viên tham gia. Biên bn được lập thành 03 bản, 02 bản lưu tại BHXH tỉnh, 01 bản gửi về BHXH Việt Nam để báo cáo.

 

CÁC ỦY VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh)

CHỦ TCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên, đóng dấu)

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Biên bản hủy sổ BHXH, thẻ BHYT (Mẫu C10-TS).

a) Mục đích: để hủy bìa sổ BHXH, thẻ BHYT hỏng không sử dụng được trong năm.

b) Trách nhiệm lập: do BHXH tỉnh, thành phố lập khi tiến hành hủy sổ BHXH, thẻ BHYT.

c) Phương pháp lập: ghi đầy đủ các nội dung trên Biên bản. Từng thành viên thuộc thành phần của Hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào Biên bản (không ký thay). Việc hủy sổ BHXH chỉ thực hiện đối với những sổ BHXH, thẻ BHYT hỏng trong quá trình in hoặc hỏng do bảo quản.

Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế

BẢO HIM XÃ HỘI VIỆT NAM

Mẫu số: C12-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

 

THÔNG BÁO KẾT QUẢ ĐÓNG BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
Tháng…….năm……..

Kính gi: ..............................................................................................

Địa ch: ………………………………………Mã đơn vị……………………………………………..

BHXH: ..............................................................................................................................

Địa chỉ: .............................................................................................................................

Điện thoại:                                            Số TK:                                    Tại:

Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị như sau:

STT

NỘI DUNG

BHXH

BHYT

BHTN

BHTNLĐ, BNN

CỘNG

A

B

1

2

3

4

5 = 1 + 2 + 3 +4

A

Kỳ trước mang sang

 

 

 

 

 

1

Số lao động

 

 

 

 

 

2

Phải đóng

 

 

 

 

 

2.1

Thừa

 

 

 

 

 

2.2.

Thiếu

 

 

 

 

 

3

Thiếu lãi

 

 

 

 

 

B

Phát sinh trong kỳ

 

 

 

 

 

1

Số lao động

 

 

 

 

 

1.1

Tăng

 

 

 

 

 

1.2

Giảm

 

 

 

 

 

2

Phải đóng

 

 

 

 

 

2.1

Tăng

 

 

 

 

 

2.2

Giảm

 

 

 

 

 

3

Phải đóng

 

 

 

 

 

3.1

Tăng

 

 

 

 

 

3.2

Giảm

 

 

 

 

 

4.

Điều chỉnh phải đóng kỳ trước

 

 

 

 

 

4.1

Tăng

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Năm trước

 

 

 

 

 

4.2

Giảm

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Năm trước

 

 

 

 

 

5

Lãi

 

 

 

 

 

5.1

Số tiền tính lãi

 

 

 

 

 

5.2

Tỷ lệ tính lãi

 

 

 

 

 

5.3

Tổng tiền lãi

 

 

 

 

 

C

Số tiền đã nộp trong kỳ

 

 

 

 

 

1

+ UNC số …, ngày …/…/…

 

 

 

 

 

2

+ UNC số …, ngày …/…/…

 

 

 

 

 

n

+ UNC …….

 

 

 

 

 

D

Phân bổ tiền đóng

 

 

 

 

 

1

Phải đóng

 

 

 

 

 

2

Tiền lãi

 

 

 

 

 

Đ

Chuyển kỳ sau

 

 

 

 

 

1

Số lao động

 

 

 

 

 

2

Phải đóng

 

 

 

 

 

2.1

Thừa

 

 

 

 

 

2.2

Thiếu

 

 

 

 

 

3

Thiếu lãi

 

 

 

 

 

a) Kết qu đơn vị đã đóng BHXH bắt buộc cho ......... lao động đến hết tháng/năm…………

b) Kết qu đơn vị đã đóng BHTN cho .......... lao động đến hết tháng/năm..............................

c) Kết qu đơn vị đã đóng BHTNLĐ, BNN cho ……….lao động đến hết tháng/năm …………

d) Tổng số nộp thiếu là ………. đồng đề nghị đơn vị nộp cho cơ quan BHXH trước ngày ………

đ) Đề nghị đơn vị kiểm tra số liệu trên, nếu chưa thng nhất đề nghị đến cơ quan BHXH ………

để kiểm tra điều chỉnh trước ngày ..…/……./…… . Quá thời hạn trên nếu đơn vị không đến, số liệu trên là đúng.

 


Cán bộ thu
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

……….., ngày ……. tháng …… năm ……….
Giám đốc
 (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu C12- TS)

a) Mục đích: để thông báo chi tiết kết quả thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với các đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

b) Trách nhiệm lập: cơ quan BHXH.

c) Thời gian lập: hằng tháng.

d) Căn cứ lập: căn cứ số liệu Mẫu D02-TS, D02a-TS, Mẫu C12-TS tháng trước liền kề, dữ liệu trong phần mềm quản lý thu và các chứng từ nộp tiền trong tháng của đơn vị.

e) Phương pháp lập:

- Các cột 1, 2, 3, 4: ghi số liệu các tiêu thức trên Mẫu D02a-TS, D03-TS, D05a-TS, C69-HD, C83-HD và các chứng từ nộp tiền của đơn vị theo tháng và theo tng quỹ thành phần vào tương ng với các tiêu thức và từng quỹ thành phần trong thông báo.

- Cột 5 = Cột 1 + Cột 2 + Cột 3 + Cột 4 theo các chỉ tiêu tương ứng (phần gạch chéo không ghi số liệu). Đối với số thu thừa không phân bổ vào các quỹ.

Lưu ý:

- Xác định kết quả đơn vị đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động tính đến hết tháng.... năm....: tương ứng với số tiền đơn vị đã đóng BHXH, BHTN cho người lao động như sau:

+ Đơn vị không nợ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động đến hết tháng ra thông báo.

+ Đơn vị nợ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTNLĐ, BNN cho người lao động tương ứng với số tiền đơn vị đã đóng BHXH, BHTNLĐ, BNN.

nhayMẫu C12-TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 được sửa đổi, bổ sung bởi Mẫu C12-TS tại Mục II Phụ lục V ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 theo quy định tại khoản 2 Điều 4nhay

Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế

BẢO HIM XÃ HỘI…………
BẢO HIM XÃ HỘI……………………

 

Mẫu số: C13-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

THÔNG BÁO KT QUẢ ĐÓNG BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
Năm ……..

Kính gi: ................................................................................................................................................................................

Địa ch: ...................................................................................................Mã đơn vị ...............................................................

BHXH tỉnh, TP (huyện, quận) thông báo tình hình đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 20... của đơn vị như sau:

TT

H tên

Mã số BHXH

Ngày tháng năm sinh

Chức vụ, chức danh nghề, công việc

Tổng tiền lương đóng

Đóng từ tháng

Đã đóng đến tháng

Ghi chú

Tiền lương chính

Phụ cấp

Chức vụ

Thâm niên vượt khung (%)

Thâm niên nghề (%)

Phụ cấp lương

Các khoản bổ sung

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Cán bộ chuyên quản
(Ký, ghi rõ họ tên)


Trưởng phòng (Tổ) Cấp sổ, thẻ
(Ký, ghi rõ họ tên)

………., ngày ....... tháng.... năm.......
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu C13-TS)

a) Mục đích: để thông báo tình hình đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động được biết.

b) Trách nhiệm lập: cơ quan BHXH in gửi đơn vị hoặc cung cấp trên cổng thông tin điện tử.

c) Thời gian lập: hằng năm.

d) Căn cứ lập: danh sách tham gia và kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của năm trước.

d) Phương pháp lập:

- Cột A: ghi số thứ tự của người tham gia.

- Cột B: ghi họ và tên của người tham gia.

- Cột C: ghi mã số BHXH của người tham gia.

- Cột D: ghi ngày tháng năm sinh của người tham gia.

- Cột 1: ghi đầy đủ, chi tiết về cấp bậc, chức vụ hoặc chức danh nghề, công việc của người tham gia.

- Cột 2: ghi mức tiền lương chính làm căn cứ đóng:

+ Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì ghi bằng hệ số. (bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu nếu có).

+ Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do chủ sử dụng lao động quyết định thì ghi mức lương theo công việc hoặc chức danh, bằng tiền đồng Việt Nam.

Đối với người lao động có tiền lương ghi trong cột 2 Mẫu D02-TS cao hơn 20 lần lương cơ sở thì ghi làm 2 dòng như sau:

Dòng thứ nhất ghi tiền lương chính đóng BHXH, BHYT, BHTNLĐ, BNN (cột 6, 7 bỏ trống);

Dòng thứ hai ghi tiền lương chính đóng BHTN (nếu tiền lương cao hơn 20 lần lương tối thiểu vùng thì cột 6, 7 để trống.)

Ví dụ 1: tại thời điểm lương cơ sở là 1.150.000 đồng, lương tối thiểu vùng là 3.000.000 đồng. Tiền lương ghi tại cột 2 Mẫu D02-TS là 120.000.000 đồng thì ghi như sau:

Dòng thứ nhất ghi tiền lương chính đóng BHXH, BHYT 23.000.000 đồng, cột 6, 7 để trống;

Dòng thứ 2 ghi tiền lương chính đóng BHTN là 60.000.000 đồng, cột 6, 7 để trống.

Ví dụ 2: mức lương cơ sở và lương tối thiểu vùng ghi ở ví dụ 1. Tiền lương ghi tại cột 2 Mẫu D02-TS là 28.000.000 đồng, cột 6 ghi 15.000.000 đồng thì ghi như sau:

Dòng thứ nhất ghi tiền lương chính đóng BHXH, BHYT, BHTNLĐ, BNN là 23.000.000 đồng, cột 6, 7 để trống;

Dòng thứ 2 ghi tiền lương chính đóng BHTN là 28.000.000 đồng, cột 6 ghi 15.000.000 đồng, 7 để trống.

- Cột 3, 4, 5, 6, 7: ghi tiền đóng từng loại phụ cấp: chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề, khác, phụ cấp lương, các khoản bổ sung (nếu có).

- Cột 8, cột "đóng từ tháng", "đã đóng đến tháng": ghi thời gian đơn vị đã đóng từ tháng, đến tháng cho người lao động (của khoảng thời gian không thay đổi một trong những yếu tố như: cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, đơn vị làm việc, địa điểm đơn vị đóng, mức tiền lương, tiền công và các loại phụ cấp làm căn cứ đóng BHXH. Khi có thay đổi một trong những yếu tố này thì ghi ở dòng tiếp theo tương ứng với khoảng thời gian thay đổi).

- Cột 10: Ghi chú.

Bổ sung

 

Mẫu C16-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

BẢO HIỂM XÃ HỘI………..
BẢO HIỂM XÃ HỘI…………….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:             /QĐ-BHXH

……….., ngày      tháng      năm 20………..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc hoàn trả tiền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI …………..

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH11 ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế;

Căn cứ Quyết định số ../201../QĐ-TTg ngày ... tháng ... năm của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Xét đề nghị của Trưởng phòng (Tổ trưởng) Quản lý thu; Trưởng phòng (Tổ) Kế hoạch - Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Hoàn trả số tiền ………………………………. đồng (viết bằng chữ:.……………………. )

cho ………………………………. do ………………………………..………………………………….

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Trưởng phòng (Tổ trưởng) Quản lý thu; Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, các phòng (tổ) trực thuộc Bảo hiểm xã hội và đơn vị, cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, PT, KHTC.
 

GIÁM ĐỐC

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Quyết định hoàn trả tiền thu BHXH, BHYT (Mẫu C16-TS)

a) Mục đích: để giám đốc cơ quan BHXH ra quyết định hoàn trả tiền thu BHXH, BHYT, BHTN do đơn vị, cá nhân nộp thừa, nộp nhầm vào tài khoản chuyển thu của cơ quan BHXH các cấp.

b) Trách nhiệm lập: cơ quan BHXH.

c) Thời gian lập: khi có phát sinh.

d) Căn cứ lập: căn cứ tờ khai, văn bản đề nghị hoàn trả tiền thu BHXH, BHYT và các chứng t nộp tiền thu BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị, cá nhân.

đ) Phương pháp lập: ghi đầy đủ các nội dung tiêu thức trên quyết định hoàn trả tiền thu BHXH, BHYT.

nhayMẫu C16-TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 được sửa đổi, bổ sung lần 1 bởi Mẫu C16-TS ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 theo quy định tại khoản 91 Điều 1; được sửa đổi, bổ sung lần 2 bởi Mẫu C16-TS tại Mục II Phụ lục V ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 theo quy định tại khoản 2 Điều; được sửa đổi, bổ sung lần 3 bởi Mẫu C16-TS tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 948/QĐ-BHXH ngày 05/6/2023 theo quy định tại khoản 3 Điều 4. nhay
nhayMẫu C17-TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 được sửa đổi, bổ sung bởi Mẫu C17-TS ban hành kèm theo Quyết định số 948/QĐ-BHXH ngày 05/6/2023 theo quy định tại khoản 2 Điều 4nhay

BHXH…………….

BHXH…………….

Đại lý thu ………..

Mẫu C17-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)


ĐỐI CHIẾU BIÊN LAI THU TIỀN ĐÓNG BHXH TỰ NGUYỆN, BHYT

Số:……………………..

Lập ngày.... tháng…… năm……………

STT

Số biên lai

S tiền thu

Quyển số

S

Ngày

BHXH

BHYT

Tổng số

1

2

3

4

5

6

7 = 5 + 6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số t biên lai kèm theo: …….Tờ.

Tổng số tiền np: ……………………………….

(Bằng chữ: ………………………………………….)

 

Đại lý thu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Cán bộ thu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ quỹ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Kế toán
(Ký, ghi rõ họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Giám đốc BHXH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

HƯỚNG DN LẬP

Đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT (Mẫu C17-TS)

a) Mục đích: để Phòng/Tổ Quản lý thu đối chiếu biên lai thu tiền và số tiền thu BHXH t nguyện, BHYT với Đại lý thu, Phòng/Tổ KH-TC.

b) Trách nhiệm lập: Phòng/Tổ Quản lý thu cơ quan BHXH.

c) Thời gian lập: khi có phát sinh.

d) Căn cứ lập: căn cứ biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT của Đại lý thu hoặc Phòng/Tổ KH-TC.

đ) Phương pháp lập: ghi đầy đủ các nội dung, tiêu thức trên đối chiếu.

e) Sau khi lập xong, thực hiện ký xác nhận, ghi rõ họ tên.

Bổ sung

   BHXH ………..
   BHXH
……….

Mẫu S04-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

 

S THEO DÕI SỬ DỤNG PHÔI SỔ BHXH

Tháng ………. năm…………….

Ngày

S phiếu

Diễn giải

Phôi trong kỳ

S dụng

Phôi sổ BHXH giảm

Tồn cuối kỳ

Tổng

Cấp mới

Cấp lại

Do nhà in

CQ
BHXH in hỏng

Mất do bảo quản

Hỏng do bảo quản

Giảm khác

Mất, hỏng

Điều chỉnh thông tin

Sổ cũ đã hưởng trợ cấp 1 lần

Khác

A

B

C

1

2=3+4 +5+6+7

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13=1-2-8-9-10-11-12

 

 

Kỳ trước mang sang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

HƯỚNG DẪN LẬP

S theo dõi sử dụng phôi sổ BHXH (Mẫu S04-TS)

a) Mục đích: để thống kê số lượng phôi sổ sử dụng hằng tháng.

b) Trách nhiệm lập: cán bộ chuyên quản và cán bộ tổng hợp.

c) Phương pháp lập:

- Cột A: ghi ngày phát sinh

- Cột B: ghi số phiếu sử dụng và phiếu giao nhận

- Cột C: ghi tên đơn vị và nhận phôi bìa sổ BHXH

- Cột 1: ghi số lượng phôi bìa sổ theo phiếu giao nhận.

- Cột 2: ghi tổng số phôi đã sử dụng

- Cột 3: ghi số lượng bìa sổ cấp mới.

- Cột 4: ghi số lượng bìa sổ cấp lại do mất, hỏng.

- Cột 5: ghi s lượng bìa sổ cấp lại do điều chỉnh thông tin.

- Cột 6: Ghi số lượng bìa sổ cấp lại do hưởng trợ cấp 1 lần sau đó tiếp tục đi làm.

- Cột 7: ghi số lượng bìa sổ cấp lại do nguyên nhân khác

- Cột 8: ghi số lượng phôi hỏng do nhà in (theo phiếu sử dụng).

- Cột 9: ghi số lượng phôi hỏng do in hỏng (theo phiếu sử dụng).

- Cột 10: ghi số lượng phôi mất do bảo quản.

- Cột 11: ghi số lượng phôi hỏng do bảo quản.

- Cột 12: Ghi số lưng phôi giảm do nguyên nhân khác.

- Cột 13: ghi số phôi sổ BHXH tồn cuối kỳ.

   BHXH ………..
   BHXH
……….

Mẫu S05-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

 

S THEO DÕI TÌNH HÌNH CẤP SỔ BHXH

Tháng ……. Năm…………..

STT

Đơn vị

Mã ĐV

Đầu kỳ

Phát sinh trong kỳ

Cuối kỳ

S người tham gia

T. đó đã được cấp sổ BHXH

Tăng lao động

Gim lao động

Sổ BHXH cấp mới

Số người tham gia

T.đó đã được cấp sổ BHXH

Số người

T.đó đã có sổ BHXH

Số người

Trong đó

Hưu trí

Tử tuất

Ngừng đóng

Khác

A

B

C

1

2

3

4

5=6+7+8+9

6

7

8

9

10

11=1+3-5

12=2+4+10-5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

0

0

0

0

0

0

0

 

0

0

0

0

 

 

HƯỚNG DẪN LẬP

S theo dõi tình hình cấp sổ BHXH (Mẫu S05-TS)

a) Mục đích: để theo dõi đối tượng và số sổ BHXH đã cấp tng đơn vị.

b) Trách nhiệm lập: cán bộ chuyên quản lập hằng tháng.

c) Phương pháp lập:

- Cột A: ghi số thứ t đơn vị phát sinh nghiệp vụ.

- Cột B: ghi tên đơn vị.

- Cột C: ghi mã đơn vị.

- Cột 1: ghi tổng số người tham gia của kỳ trước.

- Cột 2: ghi số lượng lao động đã được cấp sổ BHXH .

- Cột 3: ghi tổng số lao động tăng trong kỳ

- Cột 4: ghi số người phát sinh tăng đã có sổ BHXH trong kỳ.

- Cột 5: ghi tổng số lao động giảm trong kỳ.

- Cột 6: ghi số lượng lao động đã có sổ giảm giải quyết hưu trí trong kỳ.

- Cột 7: ghi số lượng lao động đã có sổ giảm giải quyết t tuất trong kỳ.

- Cột 8: ghi số lưng lao động đã có sổ giảm do ngng đóng trong kỳ

- Cột 9: ghi số lượng lao động đã có s giảm khác trong kỳ.

- Cột 10: ghi số lượng sổ BHXH cấp mới trong kỳ.

- Cột 11: ghi tổng số người tham gia tại thời điểm cuối kỳ.

- Cột 12: ghi tổng số người tham gia đã được cấp sổ tại thời điểm cuối kỳ.

   BHXH ………..
   BHXH
……….

Mẫu S06-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

S THEO DÕI SỬ DỤNG PHÔI THẺ BHYT

Tháng ……. năm……….

Chuyên quản sổ, thẻ:

Ngày

Số phiếu

Diễn giải

Phôi trong kỳ

Xuất

Tổng số tồn cuối kỳ

Sử dụng

Phôi thẻ gim

Tổng

Cấp tăng mới

Cấp lại do mất

Đi thẻ

Hỏng do nhà in

BHXH in hỏng

Mất do bo qun

Hng do bo quản

Giảm khác

Hỏng

Sai thông tin

Đi nơi KCB BĐ

Đổi quyền lợi

Khác

A

B

C

1

2=3+4+5+ 6+7+8+9

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15=1-2-10-11-12-13-14

 

 

Kỳ trước mang sang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Sổ theo dõi sử dụng phôi thẻ BHYT (Mẫu S06-TS)

a) Mục đích: để thống kê số lượng phôi thẻ sử dụng hằng tháng.

b) Trách nhiệm lập: cán bộ chuyên quản và cán bộ tổng hợp.

c) Phương pháp lập:

- Cột A: ghi ngày phát sinh

- Cột B: ghi số phiếu sử dụng và phiếu giao nhận

- Cột C: ghi tên đơn vị và nhận phôi thẻ BHYT

- Cột 1: ghi số lượng phôi kỳ trước mang sang và phôi nhận theo phiếu giao nhận trong kỳ.

- Cột 2: ghi tổng số lượng phôi thẻ BHYT đã sử dụng;

- Gột 3: ghi tổng số lượng thẻ cấp tăng mi (gồm cả tăng mới và tiếp tục tham gia).

- Cột 4: ghi số lượng thẻ cấp lại do mất.

- Cột 5: ghi số lượng thẻ đổi do hỏng

- Cột 6: ghi số lượng thẻ đổi do sai thông tin.

- Cột 7: ghi số lượng thẻ đổi nơi đăng ký KCB ban đầu

- Cột 8: ghi số lượng thẻ đổi mã quyền lợi.

- Cột 9: ghi số lượng thẻ đổi do nguyên nhân khác.

- Cột 10: ghi số lượng phôi thẻ hỏng do nhà in (theo phiếu sử dụng).

- Cột 11: ghi số lượng phôi do in hỏng (theo phiếu sử dụng).

- Cột 12: ghi số lượng phôi mất do bảo quản.

- Cột 13: ghi số lượng phôi hỏng do bảo quản.

- Cột 14: ghi số lượng phôi giảm do nguyên nhân khác.

- Cột 15: ghi tổng số phôi tồn (theo phiếu sử dụng).

BHXH …………

BHXH …………

Mẫu số: S07-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

                       

S THEO DÕI CHI TIẾT THỜI HẠN SỬ DỤNG THẺ BHYT

Tháng…..năm………

 

STT

Tên đơn vị quản lý

Mã đơn vị

Thẻ hết hạn sử dụng

Thẻ có giá trị sử dụng

Tổng số

Diễn gii

Tăng mới

Cấp mã K1

Cấp mã K2

Cấp mã K3

A

B

C

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng

 

 

 

 

 

 

 

1

Đơn vị A

 

 

 

 

 

 

 

2

Đơn vị B

 

 

 

 

 

 

 

………

 

 

 

 

 

 

 

II

Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng

 

 

 

 

 

 

 

1

Đơn vị C

 

 

 

 

 

 

 

2

Đơn vị D

 

 

 

 

 

 

 

………

 

 

 

 

 

 

 

III

Nhóm Ngân sách nhà nước đóng

 

 

 

 

 

 

 

1

Đơn vị E

 

 

 

 

 

 

 

2

Đơn vị G

 

 

 

 

 

 

 

………

 

 

 

 

 

 

 

IV

Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng

 

 

 

 

 

 

 

1

Đơn vị H

 

 

 

 

 

 

 

2

Đơn vị I

 

 

 

 

 

*

 

………

 

 

 

 

 

 

 

V

Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

1

Đơn vị K

 

 

 

 

 

 

 

2

Đơn vị L

 

 

 

 

 

 

 

………

 

 

 

 

 

 

 

VI

Nhóm khác

 

 

 

 

 

 

 

1

Đơn vị L

 

 

 

 

 

 

 

2

Đơn vị M

 

 

 

 

 

 

 

………

 

 

 

 

 

 

 

Tng số

0

0

0

0

0

0

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Sổ theo dõi chi tiết thời hạn sử dụng thẻ BHYT (Mẫu số S07-TS)

a) Mục đích: để thống kê số lượng thẻ đang có giá trị sử dụng trong tháng

b) Trách nhiệm lập: cán bộ chuyên quản và cán bộ tổng hợp.

c) Thời gian lập: hằng tháng.

d) Phương pháp lập:

- Cột A: ghi số thứ tự.

- Cột B: ghi tên đơn vị được cấp thẻ BHYT.

- Cột C: ghi mã đơn vị được cấp thẻ BHYT.

- Cột 1: ghi tổng số lượng thẻ BHYT hết hạn trong tháng.

Ví dụ: đơn vị A có 100 thẻ có giá trị sử dụng trong tháng 5, sang tháng 6 có 20 thẻ hết hạn vào ngày 01/6 và 20 thẻ hết hạn vào ngày 15/6 thì tổng số lượng thẻ hết hạn trong tháng 6 là 40 thẻ;

- Cột 2: ghi tng số lượng thẻ BHYT có giá trị sử dụng trong tháng.

Ví dụ: đơn vị B có 100 thẻ có giá trị sử dụng trong tháng 5, sang tháng 6 có 40 thẻ hết hạn sử dụng và 10 thẻ cấp mới có giá tr sử dụng từ ngày 01/6 và 10 thẻ tiếp tục tham gia có giá trị sử dụng từ ngày 15/6 thì tổng số thẻ có giá trị sử dụng trong tháng 6 là 80 thẻ (100-40+10+10=80 thẻ)

- Cột 3: ghi tổng số lượng thẻ tăng mới (gồm cả tăng mới và tiếp tục tham gia) có giá trị sử dụng trong tháng.

Ví dụ: : đơn vị B sang tháng 6 có 10 thẻ tăng mới có giá trị sử dụng từ ngày 01/6 và 10 thẻ tiếp tục tham gia có giá trị sử dụng từ ngày 15/6 thì tổng số thẻ tăng mới có giá trị sử dụng trong tháng 6 là 20 thẻ

- Cột 4: ghi số lượng thẻ BHYT cấp mã nơi đối tượng sinh sống K1, có thời hạn sử dụng trong tháng.

- Cột 5: ghi số lượng thẻ BHYT cấp mã nơi đối tưng sinh sống K2, có thời hạn sử dụng trong tháng.

- Ct 6: ghi số lượng thẻ BHYT cấp mã nơi đối tượng sinh sống K3, có thời hạn sử dụng trong tháng.

BẢO HIỂM XÃ HỘI …….

BẢO HIỂM XÃ HỘI …….

Mẫu B01-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

 

BÁO CÁO CHỈ TIÊU
QUẢN LÝ THU; CẤP SỔ BHXH, THẺ BHYT
Tháng……….Năm………

STT

Chỉ tiêu

Mã số

ĐV tính

Kỳ trước mang sang

Phát sinh trong kỳ

Cuối kỳ

1

2

3

4

5

6

7

THU BHXH, BHYT, BHTN

 

 

 

 

 

PHẦN 1. TNG HỢP CHUNG

 

 

 

 

 

A

Số thu thừa chưa phân b kỳ trước chuyn sang

2406

Đồng

 

 

 

I

Bảo him xã hội

 

 

 

 

 

I.1

Bảo him xã hội bắt buộc

 

 

 

 

 

1

Tng số đơn vị

2101

Đơn vị

 

 

 

2

S đơn vị tăng

2102

Đơn vị

 

 

 

3

Số đơn vị giảm

2103

Đơn vị

 

 

 

4

Tổng số lao động

2104

Người

 

 

 

5

Trong đó: số lao động nữ

2105

Người

 

 

 

6

Số lao động tăng

2106

Người

 

 

 

7

Slao động giảm

2107

Người

 

 

 

8

Tng quỹ lương

2108

Đồng

 

 

 

9

Quỹ lương tăng

2109

Đồng

 

 

 

10

Quỹ lương giảm

2110

Đồng

 

 

 

11

Số lao động có tiền lương dưới 1,07 lương tối thiểu vùng

2111

Người

 

 

 

12

Số phải thu

2401

Đồng

 

 

 

13

Số phải thu tăng

2402

Đồng

 

 

 

14

Số phải thu giảm

2403

Đồng

 

 

 

15

Điều chỉnh tăng số phải thu

2404

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: tăng năm trước

 

Đồng

 

 

 

16

Điều chỉnh giảm số phải thu

2405

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: giảm năm trước

 

Đồng

 

 

 

17

Số phải thu lãi

2421

Đồng

 

 

 

18

Điều chỉnh tăng số phải thu lãi

2422

Đồng

 

 

 

19

Điều chỉnh giảm số phải thu lãi

2423

Đồng

 

 

 

20

Số nộp thiếu kỳ trước chuyển sang

2407

Đồng

 

 

 

21

S nộp thiếu lãi kỳ trước chuyển sang

2408

Đồng

 

 

 

22

Số đã thu phải đóng

2409

Đồng

 

 

 

23

Số đã thu lãi

2413

Đồng

 

 

 

24

Điều chỉnh tăng số đã thu

2411

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: tăng năm trước

 

Đồng

 

 

 

25

Điều chỉnh giảm số đã thu

2412

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: giảm năm trước

 

Đồng

 

 

 

26

Số nợ chuyển sang kỳ sau

2415

Đồng

 

 

 

27

Số nợ lãi chuyển sang kỳ sau

2416

Đồng

 

 

 

28

Số đơn vị có nợ dưới 1 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

29

Số tiền nợ dưới 1 tháng

 

Đồng

 

 

 

30

S đơn vị có nợ từ 1 đến dưới 3 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

31

Số tiền nợ từ 1 đến dưới 3 tháng

 

Đồng

 

 

 

32

Số đơn vị có nợ từ 3 đến dưới 6 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

33

Số tiền nợ từ 3 đến dưới 6 tháng

 

Đồng

 

 

 

34

Số đơn vị có nợ từ 6 đến dưới 12 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

35

Số tiền nợ từ 6 đến dưới 12 tháng

 

Đồng

 

 

 

36

Số đơn vị có nợ trên 12 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

37

S tiền nợ từ trên 12 tháng

 

Đồng

 

 

 

38

Số đơn vị mất tích

 

Đơn vị

 

 

 

39

Số đơn vị đang giải thể

 

Đơn vị

 

 

 

40

Số đơn vị giải thể

 

Đơn vị

 

 

 

41

Số đơn vị được tạm dừng đóng

 

Đơn vị

 

 

 

42

Số đơn vị được khoanh nợ

 

Đơn vị

 

 

 

I.2

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

 

 

 

 

 

1

Số người tham gia

2201

Người

 

 

 

2

Số người đóng tiền

 

 

 

 

 

3

Số đã thu

2202

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: + Người tham gia đóng

 

Đồng

 

 

 

 

+ Ngân sách NN hỗ trợ

 

Đồng

 

 

 

4

Số người tăng

 

 

 

 

 

5

Số người tạm dừng đóng

 

 

 

 

 

6

Số người đóng trước

 

 

 

 

 

7

S người đóng bù

 

 

 

 

 

II

Bảo hiểm y tế

 

 

 

 

 

II.1

Cùng tham gia BHXH, BHYT

 

 

 

 

 

1

Tổng số đơn vị

 

Đơn vị

 

 

 

2

Số đơn vị tăng

 

Đơn vị

 

 

 

3

Số đơn vị giảm

 

Đơn vị

 

 

 

4

Tổng số lao động

 

Người

 

 

 

5

Trong đó: số lao động nữ

 

Người

 

 

 

6

S lao động tăng

 

Người

 

 

 

7

Số lao động giảm

 

Người

 

 

 

8

Tổng quỹ lương tham gia

 

Đồng

 

 

 

9

Quỹ lương tăng

 

Đồng

 

 

 

10

Quỹ lương giảm

 

Đồng

 

 

 

11

Số lao động có tiền lương dưới 1,07 lương tối thiểu vùng

 

Người

 

 

 

12

Số phải thu

 

Đồng

 

 

 

13

Số phải thu tăng

 

Đồng

 

 

 

14

S phải thu giảm

 

Đồng

 

 

 

15

Điều chỉnh tăng số phải thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: tăng năm trước

 

Đồng

 

 

 

16

Điều chỉnh giảm số phải thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: giảm năm trước

 

Đồng

 

 

 

17

Số phải thu lãi

 

Đồng

 

 

 

18

Điều chỉnh tăng số phải thu lãi

 

Đồng

 

 

 

19

Điều chỉnh giảm s phải thu lãi

 

Đồng

 

 

 

20

Số nộp thiếu kỳ trước chuyển sang

 

Đồng

 

 

 

21

S đã thu

 

Đồng

 

 

 

22

Số đã thu lãi

 

Đồng

 

 

 

23

Điều chỉnh tăng s đã thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: tăng năm trước

 

Đồng

 

 

 

24

Điều chỉnh giảm số đã thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: giảm năm trước

 

Đồng

 

 

 

25

Số nợ chuyển sang kỳ sau

 

Đồng

 

 

 

26

Số nợ lãi chuyển sang kỳ sau

 

Đồng

 

 

 

27

Số đơn vị có nợ dưới 1 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

28

Số tiền nợ dưới 1 tháng

 

Đồng

 

 

 

29

Số đơn vị có nợ từ 1 đến dưới 3 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

30

Số tiền nợ từ 1 đến dưới 3 tháng

 

Đồng

 

 

 

31

Số đơn vị có nợ từ 3 đến dưới 6 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

32

S tiền nợ từ 3 đến dưới 6 tháng

 

Đồng

 

 

 

33

S tiền nợ từ 3 đến dưới 6 tháng

 

Đồng

 

 

 

34

Số đơn vị có nợ từ 6 đến dưới 12 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

35

Số tiền nợ từ 6 đến dưới 12 tháng

 

Đồng

 

 

 

36

Số đơn vị có nợ trên 12 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

37

Số tiền nợ từ trên 12 tháng

 

Đồng

 

 

 

38

Số đơn vị mất tích

 

Đơn vị

 

 

 

39

Số đơn vị đang giải thể

 

Đơn v|

 

 

 

40

Số đơn vị giải thể

 

Đơn vị

 

 

 

41

Số đơn vị được tạm dừng đóng

 

Đơn vị

 

 

 

42

Số đơn v được khoanh nợ

 

Đơn vị

 

 

 

II.2

Tổ chức BHXH đóng

 

 

 

 

 

1

S người

 

Người

 

 

 

2

Số phải thu

 

Đồng

 

 

 

3

Số đã thu

 

Đồng

 

 

 

II.3

Ngân sách nhà nước đóng

 

 

 

 

 

1

Tổng số đơn vị

 

Đơn vị

 

 

 

2

Số đơn vị tăng

 

Đơn vị

 

 

 

3

Số đơn vị giảm

 

Đơn vị

 

 

 

4

Tổng số đối tượng

 

Người

 

 

 

5

Trong đó: số đối tượng nữ

 

Người

 

 

 

6

Số đối tượng tăng

 

Người

 

 

 

7

Số đối tượng giảm

 

Người

 

 

 

8

Số phải thu

 

Đồng

 

 

 

9

Số phải thu tăng

 

Đồng

 

 

 

10

Số phải thu giảm

 

Đồng

 

 

 

11

Điều chỉnh tăng s phải thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: tăng năm trước

 

Đồng

 

 

 

12

Điều chnh giảm số phải thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: giảm năm trước

 

Đồng

 

 

 

13

Số nộp thiếu kỳ trước chuyển sang

 

Đồng

 

 

 

14

Số đã thu

 

Đồng

 

 

 

15

Điều chnh tăng số đã thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: tăng năm trước

 

Đồng

 

 

 

16

Điều chỉnh giảm số đã thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: giảm năm trước

 

Đồng

 

 

 

17

Số nợ chuyển sang kỳ sau

 

Đồng

 

 

 

18

Số đơn vnợ dưới 3 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

19

Số tiền nợ dưới 3 tháng

 

Đồng

 

 

 

20

Số đơn vị có nợ trên 3 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

21

Số tiền nợ trên 3 tháng

 

Đồng

 

 

 

II.4

ĐT ngân sách NN hỗ trợ đóng

 

 

 

 

 

1

Tổng số đơn vị

 

Đơn vị

 

 

 

2

Số đơn vị tăng

 

Đơn vị

 

 

 

3

Số đơn vị giảm

 

Đơn vị

 

 

 

4

Tổng số đối tượng

 

Người

 

 

 

5

Trong đó: s đối tượng nữ

 

Người

 

 

 

6

Số đối tượng tăng

 

Người

 

 

 

7

Số đối tượng giảm

 

Người

 

 

 

8

Số phải thu

 

Đồng

 

 

 

8.1

Đối tượng đóng

 

Đồng

 

 

 

8.2

Ngân sách NN hỗ trợ

 

Đồng

 

 

 

9

Số phải thu tăng

 

Đồng

 

 

 

9.1

Đi tượng đóng

 

Đồng

 

 

 

9.2

Ngân sách NN hỗ trợ

 

Đồng

 

 

 

10

Số phải thu giảm

 

Đồng

 

 

 

10.1

Đối tượng đóng

 

Đồng

 

 

 

10.2

Ngân sách NN hỗ tr

 

Đồng

 

 

 

11

S đã thu

 

Đồng

 

 

 

11.1

Đối tượng đóng

 

Đồng

 

 

 

11.2

Ngân sách NN hỗ trợ

 

Đồng

 

 

 

12

Số NSNN nợ chuyển sang kỳ sau

 

Đồng

 

 

 

13

S đơn vị có nợ dưới 3 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

14

Số tiền nợ dưới 3 tháng

 

Đồng

 

 

 

15

Số đơn vị có nợ trên 3 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

16

Số tiền nợ trên 3 tháng

 

Đồng

 

 

 

II. 5

Đối tượng tham gia BHYT Hộ gia đình

 

 

 

 

 

1

Số người tham gia

 

Người

 

 

 

2

Sngười tăng

 

Người

 

 

 

3

S người gim

 

Người

 

 

 

4

Số tiền đã thu

 

Đồng

 

 

 

5

Trong đó: + Số thu sử dụng trong năm

 

Đồng

 

 

 

 

+ Thu trước cho năm sau

 

Đồng

 

 

 

III

Bảo hiểm thất nghiệp

 

 

 

 

 

1

Tổng số đơn vị

 

Đơn vị

 

 

 

2

Sđơn vị tăng

 

Đơn vị

 

 

 

3

Số đơn vị giảm

 

Đơn vị

 

 

 

4

Tng số lao động

 

Người

 

 

 

5

Trong đó: số lao động nữ

 

Người

 

 

 

6

Số lao động tăng

 

Người

 

 

 

7

Số lao động giảm

 

Người

 

 

 

8

Tổng quỹ lương tham gia

 

Đồng

 

 

 

9

Quỹ lương tăng

 

Đồng

 

 

 

10

Quỹ lương giảm

 

Đồng

 

 

 

11

Số lao động có tiền lương dưới 1,07 lương tối thiểu vùng

 

Người

 

 

 

12

Số phải thu

 

Đồng

 

 

 

13

Số phải thu tăng

 

Đồng

 

 

 

14

Số phải thu giảm

 

Đồng

 

 

 

15

Điều chỉnh tăng số phải thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: tăng năm trước

 

Đồng

 

 

 

16

Điều chỉnh giảm số phải thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: giảm năm trước

 

Đồng

 

 

 

17

Số phải thu lãi

 

Đồng

 

 

 

18

Điều chỉnh tăng số phải thu lãi

 

Đồng

 

 

 

19

Điều chỉnh giảm số phải thu lãi

 

Đồng

 

 

 

20

Số nộp thiếu kỳ trước chuyển sang

 

Đồng

 

 

 

21

Số đã thu

 

Đồng

 

 

 

22

Số đã thu lãi

 

Đồng

 

 

 

23

Điều chỉnh tăng s đã thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: tăng năm trước

 

Đồng

 

 

 

24

Điều chỉnh giảm số đã thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: giảm năm trước

 

Đồng

 

 

 

25

Số nợ chuyển sang kỳ sau

 

Đồng

 

 

 

26

Số nợ lãi chuyển sang kỳ sau

 

Đồng

 

 

 

27

S đơn vị có nợ dưới 1 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

28

S tiền nợ dưới 1 tháng

 

Đồng

 

 

 

29

Số đơn vị có nợ từ 1 đến dưới 3 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

30

Số tiền nợ từ 1 đến dưới 3 tháng

 

Đồng

 

 

 

31

Số đơn vị có nợ từ 3 đến dưới 6 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

32

Số tiền nợ từ 3 đến dưới 6 tháng

 

Đồng

 

 

 

33

Stiền nợ từ 3 đến dưới 6 tháng

 

Đồng

 

 

 

34

Số đơn vị có nợ từ 6 đến dưới 12 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

35

Số tiền nợ từ 6 đến dưới 12 tháng

 

Đồng

 

 

 

36

S đơn vị có nợ trên 12 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

37

Số tiền nợ từ trên 12 tháng

 

Đồng

 

 

 

38

Số đơn vị mất tích

 

Đơn vị

 

 

 

39

Số đơn vị đang giải thể

 

Đơn vị

 

 

 

40

S đơn vị giải thể

 

Đơn vị

 

 

 

41

Số đơn vị được tạm dừng đóng

 

Đơn vị

 

 

 

42

Số đơn vị được khoanh nợ

 

Đơn vị

 

 

 

IV

Bảo hiểm TNLĐ, BNN

 

 

 

 

 

1

Tổng số đơn vị

 

Đơn vị

 

 

 

2

Số đơn vị tăng

 

Đơn vị

 

 

 

3

Số đơn vị giảm

 

Đơn vị

 

 

 

4

Tổng số lao động

 

Người

 

 

 

5

Trong đó: Số lao động nữ

 

Người

 

 

 

6

Số lao động tăng

 

Người

 

 

 

7

Số lao động giảm

 

Người

 

 

 

8

Tng quỹ lương

 

Đồng

 

 

 

9

Quỹ lương tăng

 

Đồng

 

 

 

10

Quỹ lương gim

 

Đồng

 

 

 

11

Số lao động có tiền lương dưới 1,07 lương tối thiu vùng

 

Người

 

 

 

12

Số phải thu

 

Đồng

 

 

 

13

Số phải thu tăng

 

Đồng

 

 

 

14

Số phải thu giảm

 

Đồng

 

 

 

15

Điều chỉnh tăng số phải thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: tăng năm trước

 

Đồng

 

 

 

16

Điều chỉnh gim số phải thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: giảm năm trước

 

Đồng

 

 

 

17

Số phải thu lãi

 

Đồng

 

 

 

18

Điều chỉnh tăng số phải thu lãi

 

Đồng

 

 

 

19

Điều chỉnh giảm số phải thu lãi

 

Đồng

 

 

 

20

Số nộp thiếu kỳ trước chuyển sang

 

Đồng

 

 

 

21

Số nộp thiếu lãi kỳ trước chuyển sang

 

Đồng

 

 

 

22

Số đã thu phi đóng

 

Đồng

 

 

 

23

Số đã thu lãi

 

Đồng

 

 

 

24

Điều chỉnh tăng số đã thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: tăng năm trước

 

Đồng

 

 

 

25

Điều chỉnh gim số đã thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: giảm năm trước

 

Đồng

 

 

 

26

Số nợ chuyển sang kỳ sau

 

Đồng

 

 

 

27

Số nợ lãi chuyển sang kỳ sau

 

Đồng

 

 

 

28

Số đơn vị có nợ dưới 1 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

29

S tiền nợ dưới 1 tháng

 

Đồng

 

 

 

30

Số đơn vị có nợ từ 1 đến dưới 3 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

31

Số tiền nợ từ 1 đến dưới 3 tháng

 

Đồng

 

 

 

32

Số đơn vị có nợ từ 3 đến dưới 6 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

33

S tiền nợ từ 3 đến dưới 6 tháng

 

Đồng

 

 

 

34

Số đơn vị có nợ từ 6 đến dưới 12 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

35

S tiền nợ từ 6 đến dưới 12 tháng

 

Đồng

 

 

 

36

Số đơn vị có nợ trên 12 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

37

Số tiền nợ từ trên 12 tháng

 

Đồng

 

 

 

38

S đơn vị mất tích

 

Đơn vị

 

 

 

39

S đơn vị đang giải thể

 

Đơn vị

 

 

 

40

S đơn vị giải thể

 

Đơn vị

 

 

 

41

Số đơn vị được tạm dừng đóng

 

Đơn vị

 

 

 

42

Số đơn vị được khoanh nợ

 

Đơn vị

 

 

 

B

S thu thừa chưa phân b chuyển kỳ sau

 

Đồng

 

 

 

PHẦN 2. PHẦN CHI TIẾT

 

 

 

 

 

 

KHỐI DOANH NGHIỆP NN

 

 

 

 

 

A

Số thu thừa chưa phân bổ kỳ trước chuyển sang

 

Đồng

 

 

 

I

Bảo hiểm xã hội

 

 

 

 

 

1

Tổng số đơn vị

2101

Đơn vị

 

 

 

2

Số đơn vị tăng

2102

Đơn vị

 

 

 

3

Số đơn vị giảm

2103

Đơn vị

 

 

 

4

Tổng số lao động

2104

Người

 

 

 

5

Trong đó: số lao động nữ

2105

Người

 

 

 

6

Số lao động tăng

2106

Người

 

 

 

7

Số lao động giảm

2107

Người

 

 

 

8

Tổng quỹ lương

2108

Đồng

 

 

 

9

Quỹ lương tăng

2109

Đồng

 

 

 

10

Quỹ lương giảm

2110

Đồng

 

 

 

11

Số lao động có tiền lương dưới 1,07 lương tối thiểu vùng

2111

Người

 

 

 

12

Số phải thu

2401

Đồng

 

 

 

13

Số phải thu tăng

2402

Đồng

 

 

 

14

Số phải thu giảm

2403

Đồng

 

 

 

15

Điều chỉnh tăng s phải thu

2404

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: tăng năm trước

 

Đồng

 

 

 

16

Điều chỉnh giảm số phải thu

2405

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: giảm năm trước

 

Đồng

 

 

 

17

S phải thu lãi

2421

Đồng

 

 

 

18

Điều chỉnh tăng số phải thu lãi

2422

Đồng

 

 

 

19

Điều chỉnh giảm số phải thu lãi

2423

Đồng

 

 

 

20

Số nộp thiếu kỳ trước chuyển sang

2407

Đồng

 

 

 

21

Số nộp thiếu lãi kỳ trước chuyển sang

2408

Đồng

 

 

 

22

Số đã thu phải đóng

2409

Đồng

 

 

 

23

Số đã thu lãi

2413

Đồng

 

 

 

24

Điều chỉnh tăng số đã thu

2411

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: tăng năm trước

 

Đồng

 

 

 

25

Điều chỉnh giảm số đã thu

2412

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: giảm năm trước

 

Đồng

 

 

 

26

Số nợ chuyển sang kỳ sau

2415

Đồng

 

 

 

27

Số nợ lãi chuyển sang kỳ sau

2416

Đồng

 

 

 

28

Số đơn vị có nợ dưới 1 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

29

Số tiền nợ dưới 1 tháng

 

Đồng

 

 

 

30

Số đơn vnợ từ 1 đến dưới 3 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

31

Số tiền nợ từ 1 đến dưới 3 tháng

 

Đồng

 

 

 

32

Số đơn vị có nợ từ 3 đến dưới 6 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

33

Số tiền nợ từ 3 đến dưới 6 tháng

 

Đồng

 

 

 

34

Số đơn vị có nợ từ 6 đến dưới 12 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

35

Số tiền nợ từ 6 đến dưới 12 tháng

 

Đồng

 

 

 

36

Số đơn vị có nợ trên 12 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

37

Số tiền nợ từ trên 12 tháng

 

Đồng

 

 

 

38

Số đơn vị mất tích

 

Đơn v

 

 

 

39

Số đơn vị đang giải thể

 

Đơn vị

 

 

 

40

S đơn vị giải thể

 

Đơn vị

 

 

 

41

Số đơn vị được tạm dừng đóng

 

Đơn vị

 

 

 

42

S đơn vị được khoanh nợ

 

Đơn vị

 

 

 

II

Bảo hiểm y tế

 

 

 

 

 

1

Tổng số đơn vị

 

Đơn vị

 

 

 

2

S đơn vị tăng

 

Đơn vị

 

 

 

3

Số đơn vị giảm

 

Đơn vị

 

 

 

4

Tổng số lao động

 

Người

 

 

 

5

Trong đó: số lao động nữ

 

Người

 

 

 

6

S lao động tăng

 

Người

 

 

 

7

Số lao động giảm

 

Người

 

 

 

8

Tổng quỹ lương tham gia

 

Đồng

 

 

 

9

Quỹ lương tăng

 

Đồng

 

 

 

10

Quỹ lương giảm

 

Đồng

 

 

 

11

Số lao động có tiền lương dưới 1,07 lương tối thiểu vùng

 

Người

 

 

 

12

Số phải thu

 

Đồng

 

 

 

13

Số phải thu tăng

 

Đồng

 

 

 

14

Số phải thu giảm

 

Đồng

 

 

 

15

Điều chỉnh tăng số phải thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: tăng năm trước

 

Đồng

 

 

 

16

Điều chỉnh giảm số phải thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: giảm năm trước

 

Đồng

 

 

 

17

Số phải thu lãi

 

Đồng

 

 

 

18

Điều chỉnh tăng số phải thu lãi

 

Đồng

 

 

 

19

Điều chỉnh giảm số phải thu lãi

 

Đồng

 

 

 

20

Số nộp thiếu kỳ trước chuyển sang

 

Đồng

 

 

 

21

Số nộp thiếu lãi kỳ trước chuyển sang

 

Đồng

 

 

 

22

Số đã thu

 

Đồng

 

 

 

23

Số đã thu lãi

 

Đồng

 

 

 

24

Điều chỉnh tăng số đã thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: tăng năm trước

 

Đồng

 

 

 

25

Điều chỉnh giảm s đã thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: giảm năm trước

 

Đồng

 

 

 

26

Số nợ chuyển sang kỳ sau

 

Đồng

 

 

 

27

Số nợ lãi chuyển sang kỳ sau

 

Đồng

 

 

 

28

Số đơn vị có nợ dưới 1 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

29

Số tiền nợ dưới 1 tháng

 

Đồng

 

 

 

30

Số đơn vị có nợ từ 1 đến dưới 3 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

31

Số tiền nợ t 1 đến dưới 3 tháng

 

Đồng

 

 

 

32

Số đơn vị có nợ từ 3 đến dưới 6 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

33

S tiền nợ từ 3 đến dưới 6 tháng

 

Đồng

 

 

 

34

Số đơn vị có nợ từ 6 đến dưới 12 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

35

Số tiền nợ từ 6 đến dưới 12 tháng

 

Đồng

 

 

 

36

Số đơn vị có nợ trên 12 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

37

Số tiền nợ từ trên 12 tháng

 

Đồng

 

 

 

38

Số đơn vị mất tích

 

Đơn vị

 

 

 

39

Số đơn vị đang giải thể

 

Đơn vị

 

 

 

40

Số đơn vị giải thể

 

Đơn vị

 

 

 

41

Số đơn vị được tạm dừng đóng

 

Đơn vị

 

 

 

42

Số đơn vị được khoanh nợ

 

Đơn vị

 

 

 

III

Bảo hiểm thất nghiệp

 

 

 

 

 

1

Tổng số đơn vị

 

Đơn vị

 

 

 

2

Số đơn vị tăng

 

Đơn vị

 

 

 

3

Số đơn vị giảm

 

Đơn vị

 

 

 

4

Tổng số lao động

 

Người

 

 

 

5

Trong đó: số lao động nữ

 

Người

 

 

 

6

S lao động tăng

 

Người

 

 

 

7

Số lao động giảm

 

Người

 

 

 

8

Tổng quỹ lương tham gia

 

Đồng

 

 

 

9

Quỹ lương tăng

 

Đồng

 

 

 

10

Quỹ lương giảm

 

Đồng

 

 

 

11

Số lao động có tiền lương dưới 1,07 lương tối thiểu vùng

 

Người

 

 

 

12

Số phải thu

 

Đồng

 

 

 

13

Số phải thu tăng

 

Đồng

 

 

 

14

Số phải thu giảm

 

Đồng

 

 

 

15

Điều chỉnh tăng số phải thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: tăng năm trước

 

Đồng

 

 

 

16

Điều chỉnh giảm số phải thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: giảm năm trước

 

Đồng

 

 

 

17

Số phải thu lãi

 

Đồng

 

 

 

18

Điều chỉnh tăng số phải thu lãi

 

Đồng

 

 

 

19

Điều chỉnh giảm số phải thu lãi

 

Đồng

 

 

 

20

S nộp thiếu kỳ trước chuyển sang

 

Đồng

 

 

 

21

Số nộp thiếu lãi kỳ trước chuyển sang

 

Đồng

 

 

 

22

Số đã thu

 

Đồng

 

 

 

23

Số đã thu lãi

 

Đồng

 

 

 

24

Điều chỉnh tăng số đã thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: tăng năm trước

 

Đồng

 

 

 

25

Điều chỉnh giảm số đã thu

 

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: giảm năm trước

 

Đồng

 

 

 

26

Số nợ chuyển sang kỳ sau

 

Đồng

 

 

 

27

Số nợ lãi chuyển sang kỳ sau

 

Đồng

 

 

 

28

Số đơn vị có nợ dưới 1 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

29

Số tiền nợ dưới 1 tháng

 

Đồng

 

 

 

30

Số đơn vị có nợ từ 1 đến dưới 3 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

31

Số tiền nợ từ 1 đến dưới 3 tháng

 

Đồng

 

 

 

32

Số đơn vị có nợ từ 3 đến dưới 6 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

33

Số tiền nợ từ 3 đến dưới 6 tháng

 

Đồng

 

 

 

34

Số đơn vị có nợ từ 6 đến dưới 12 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

35

Số tiền nợ từ 6 đến dưới 12 tháng

 

Đồng

 

 

 

36

Số đơn vị có nợ trên 12 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

37

Số tiền nợ từ trên 12 tháng

 

Đồng

 

 

 

38

Số đơn vị mất tích

 

Đơn vị

 

 

 

39

Số đơn vị đang giải thể

 

Đơn vị

 

 

 

40

Số đơn vị giải thể

 

Đơn vị

 

 

 

41

Số đơn vị được tạm dừng đóng

 

Đơn vị

 

 

 

42

Số đơn vị được khoanh nợ

 

Đơn vị

 

 

 

IV

Bảo hiểm TNLĐ-BNN

 

 

 

 

 

1

Tng s đơn vị

2101

Đơn vị

 

 

 

2

Số đơn vị tăng

2102

Đơn vị

 

 

 

3

S đơn vị giảm

2103

Đơn vị

 

 

 

4

Tổng số lao động

2104

Người

 

 

 

5

Trong đó: số lao động nữ

2105

Người

 

 

 

6

Số lao động tăng

2106

Người

 

 

 

7

Số lao động giảm

2107

Người

 

 

 

8

Tổng quỹ lương

2108

Đồng

 

 

 

9

Quỹ lương tăng

2109

Đồng

 

 

 

10

Quỹ lương giảm

2110

Đồng

 

 

 

11

Số lao động có tiền lương dưới 1,07 lương tối thiểu vùng

2111

Người

 

 

 

12

Số phải thu

2401

Đồng

 

 

 

13

Số phải thu tăng

2402

Đồng

 

 

 

14

Số phải thu giảm

2403

Đồng

 

 

 

15

Điều chỉnh tăng số phải thu

2404

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: tăng năm trước

 

Đồng

 

 

 

16

Điều chỉnh giảm s phải thu

2405

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: giảm năm trước

 

Đồng

 

 

 

17

Số phi thu lãi

2421

Đồng

 

 

 

18

Điều chỉnh tăng s phải thu lãi

2422

Đồng

 

 

 

19

Điều chỉnh giảm số phải thu lãi

2423

Đồng

 

 

 

20

Số nộp thiếu kỳ trước chuyển sang

2407

Đồng

 

 

 

21

Số nộp thiếu lãi kỳ trước chuyển sang

2408

Đồng

 

 

 

22

S đã thu phải đóng

2409

Đồng

 

 

 

23

Số đã thu lãi

2413

Đồng

 

 

 

24

Điều chỉnh tăng số đã thu

2411

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: tăng năm trước

 

Đồng

 

 

 

25

Điều chỉnh giảm số đã thu

2412

Đồng

 

 

 

 

Trong đó: giảm năm trước

 

Đồng

 

 

 

26

Số nợ chuyển sang kỳ sau

2415

Đồng

 

 

 

27

Số nợ lãi chuyển sang kỳ sau

2416

Đồng

 

 

 

28

Số đơn vị có nợ dưới 1 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

29

Số tiền nợ dưới 1 tháng

 

Đồng

 

 

 

30

Số đơn vị có nợ từ 1 đến dưới 3 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

31

Số tiền nợ từ 1 đến dưới 3 tháng

 

Đồng

 

 

 

32

Số đơn vị có nợ từ 3 đến dưới 6 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

33

Số tiền nợ từ 3 đến dưới 6 tháng

 

Đồng

 

 

 

34

Số đơn vị có nợ từ 6 đến dưới 12 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

35

S tiền nợ từ 6 đến dưới 12 tháng

 

Đồng

 

 

 

36

Số đơn vnợ trên 12 tháng

 

Đơn vị

 

 

 

37

Số tiền nợ từ trên 12 tháng

 

Đồng

 

 

 

38

S đơn vị mất tích

 

Đơn vị

 

 

 

39

S đơn vị đang giải thể

 

Đơn vị

 

 

 

40

Số đơn vgii thể

 

Đơn vị

 

 

 

41

Số đơn vị được tạm đừng đóng

 

Đơn vị

 

 

 

42

Số đơn vị được khoanh n

 

Đơn vị

 

 

 

 

Số thu thừa chưa phân b chuyển kỳ sau

 

 

 

 

 

 

KHỐI DOANH NGHIỆP ĐTNN

 

 

 

 

 

A

Số thu thừa chưa phân bổ kỳ trước chuyển sang

 

 

 

 

 

 

Các chỉ tiêu báo cáo tương tự như khối doanh nghiệp nhà nước

 

 

 

 

 

 

KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC

 

 

 

 

 

 

I. Công ty TNHH

 

 

 

 

 

 

Số thu tha chưa phân b kỳ trưc chuyển sang

 

 

 

 

 

 

Các chỉ tiêu báo cáo tương tự như khối doanh nghiệp nhà nước

 

 

 

 

 

 

2. Công ty cổ phần

 

 

 

 

 

 

Số thu thừa chưa phân b kỳ trước chuyển sang

 

 

 

 

 

 

Các chỉ tiêu báo cáo tương tự như khối doanh nghiệp nhà nước

 

 

 

 

 

 

3. Doanh nghiệp tư nhân

 

 

 

 

 

 

Số thu thừa chưa phân b kỳ trước chuyn sang

 

 

 

 

 

 

Các chỉ tiêu báo cáo tương tự như khối doanh nghiệp nhà nước

 

 

 

 

 

 

4. Công ty hp danh

 

 

 

 

 

 

Số thu thừa chưa phân bổ kỳ trước chuyển sang

 

 

 

 

 

 

Các chỉ tiêu báo cáo tương tự như khối doanh nghiệp nhà nước

 

 

 

 

 

 

KHỐI HÀNH CHÍNH, ĐẢNG, ĐOÀN

 

 

 

 

 

A

Số thu thừa chưa phân bổ kỳ trước chuyển sang

 

 

 

 

 

 

Các chỉ tiêu báo cáo tương tự như khối doanh nghiệp nhà nước

 

 

 

 

 

 

KHỐI SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

 

 

 

 

 

A

Số thu thừa chưa phân bổ kỳ trước chuyển sang

 

 

 

 

 

 

………

 

 

 

 

 

 

………

 

 

 

 

 

CẤP SỔ BHXH

 

 

 

 

 

1

Tổng số lao động đã được cp sổ kỳ trước

 

 

 

 

 

2

Tổng số lao động chưa được cấp sổ kỳ trước

2501

Người

 

 

 

3

S LĐ tăng đã có sổ

2502

Người

 

 

 

4

Số LĐ ng chưa có sổ

2503

Người

 

 

 

5

Tổng số LĐ được cấp sổ trong kỳ

2506

Người

 

 

 

6

Tổng số LĐ giảm đã có sổ trong kỳ

2507

Người

 

 

 

7

Số LĐ giải quyết hưu trí

 

Người

 

 

 

8

Số LĐ giải quyết tử tuất

 

Người

 

 

 

9

Số LĐ ngừng đóng

 

Người

 

 

 

10

Số LĐ giảm khác

 

Người

 

 

 

11

Tổng số lao động đã được cấp sổ đến thời điểm cuối kỳ

2509

Người

 

 

 

12

Tng số LĐ chưa được cấp sổ đến thời điểm cuối kỳ

2508

Người

 

 

 

13

Phôi bìa sổ BHXH tồn đầu kỳ

2701

Phôi

 

 

 

14

Phôi bìa s BHXH đã nhận

2703

Phôi

 

 

 

15

Tổng số phôi bìa sổ BHXH đã sử dụng trong kỳ

2704

Phôi

 

 

 

16

Số phôi bìa sổ BHXH cấp mới

 

 

 

 

 

17

S phôi bìa sổ BHXH cấp lại do mất, hỏng

 

 

 

 

 

18

Số phôi bìa sổ BHXH cấp lại do điều chỉnh thông tin

 

 

 

 

 

19

Số phôi bìa sổ BHXH cấp lại do hưởng trợ cấp 1 lần

 

 

 

 

 

20

Số phôi bìa s BHXH cấp lại do nguyên nhân khác

 

 

 

 

 

21

Số phôi bìa sổ BHXH mất do bảo quản

 

 

 

 

 

22

Số phôi bìa sổ BHXH hỏng do bảo quản

 

 

 

 

 

23

Số phôi bìa sổ BHXH hỏng do lỗi nhà in

 

 

 

 

 

24

Số phôi bìa sổ BHXH hỏng do in hỏng

 

 

 

 

 

25

Số phôi bìa sổ BHXH giảm khác

 

 

 

 

 

26

Phôi bìa sổ BHXH tồn cuối kỳ

2702

Phôi

 

 

 

CẤP THẺ BHYT

 

 

 

 

 

1

Tổng số thẻ BHYT có giá trị sử dụng kỳ trước

 

 

 

 

 

2

Thẻ BHYT tăng mới

 

Thẻ

 

 

 

3

Thẻ BHYT hết hạn

 

Thẻ

 

 

 

4

Tổng số thẻ BHYT có giá trị sử dụng tại thời điểm cuối kỳ

2603

Thẻ

 

 

 

5

Phôi thẻ BHYT tồn đầu kỳ

2701

Phôi

 

 

 

6

Phôi thẻ BHYT đã nhận

2703

Phôi

 

 

 

7

Tổng số phôi thẻ BHYT đã sử dụng

2704

Phôi

 

 

 

8

Số phôi thẻ BHYT cấp tăng mới

 

 

 

 

 

9

Số phôi thẻ BHYT cấp lại do mất

 

 

 

 

 

10

Số phôi thẻ BHYT cấp đổi do hỏng

 

 

 

 

 

11

Số phôi thẻ BHYT cấp đổi do sai thông tin

 

 

 

 

 

12

Số phôi thẻ BHYT cấp đổi do đổi CSKCB

 

 

 

 

 

13

Số phôi thẻ BHYT cấp đổi do đổi quyền lợi

 

 

 

 

 

14

Số phôi thẻ BHYT cấp đổi do nguyên nhân khác

 

 

 

 

 

15

Số phôi thẻ BHYT mất do bảo quản

 

 

 

 

 

16

S phôi thẻ BHYT hỏng do bảo quản

 

 

 

 

 

17

S phôi thẻ BHYT hỏng do lỗi nhà in

 

 

 

 

 

18

Số phôi thẻ BHYT hỏng do in hỏng

 

 

 

 

 

19

Số phôi thẻ BHYT giảm khác

 

 

 

 

 

20

Phôi thẻ BHYT tồn cuối kỳ

2702

Phôi

 

 

 

C

KHI LOẠI HÌNH

 

 

 

 

 

C1

Thẻ BHYT còn hạn sử dụng đến thời điểm cuối kỳ theo khối loại hình

 

 

 

 

 

I

Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, trong đó:

 

Thẻ

 

 

 

1

Doanh nghiệp

 

Thẻ

 

 

 

2

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

 

Thẻ

 

 

 

3

Cơ quan hành chính

 

Thẻ

 

 

 

4

T chức nước ngoài

 

Thẻ

 

 

 

5

Các tổ chức khác

 

Thẻ

 

 

 

6

Cán bộ, công chức

 

Thẻ

 

 

 

7

Cán bộ xã phường không chuyên trách

 

Thẻ

 

 

 

II

Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, trong đó:

 

Thẻ

 

 

 

8

Cán bộ hưu trí, mất sức

 

Thẻ

 

 

 

9

Trợ cấp tai nạn, bệnh nghề nghiệp

 

Thẻ

 

 

 

10

Người bị ốm dài ngày

 

Thẻ

 

 

 

11

Người từ đủ 80T trở lên hưởng trợ cấp tuất hàng tháng

 

Thẻ

 

 

 

12

Cán bộ XP hưởng trợ cấp từ BHXH

 

Thẻ

 

 

 

13

Người hưởng trợ cấp thất nghiệp

 

Thẻ

 

 

 

14

Công nhân cao su

 

Thẻ

 

 

 

III

Nhóm Ngân sách NN đóng, trong đó:

 

Thẻ

 

 

 

15

Quân nhân chuyên nghiệp

 

Thẻ

 

 

 

16

Công an

 

Thẻ

 

 

 

17

Người làm công tác cơ yếu

 

Thẻ

 

 

 

18

Cán bộ XP hưởng trợ cấp từ Ngân sách

 

Thẻ

 

 

 

19

Người đã thôi hưởng trợ cấp MSLĐ đang hưởng tr cấp từ NS

 

Thẻ

 

 

 

20

Mẹ VN anh hùng, lão thành CM, TTB 81%

 

Thẻ

 

 

 

21

Có công khác

 

Thẻ

 

 

 

22

Cựu chiến binh, TNXP chống pháp

 

Thẻ

 

 

 

23

Người tham gia KC chống Mỹ

 

Thẻ

 

 

 

24

Đại biểu QH, HĐND

 

Thẻ

 

 

 

25

Trẻ em dưới 6 tuổi

 

Thẻ

 

 

 

26

Bảo trợ xã hội

 

Thẻ

 

 

 

27

Hộ nghèo

 

Thẻ

 

 

 

28

Người dân tộc thiểu số

 

Thẻ

 

 

 

29

Người sống tại vùng đặc biệt khó khăn

 

Thẻ

 

 

 

30

Người sng tại xã đảo, huyện đo

 

Thẻ

 

 

 

31

Thân nhân liệt sĩ

 

Thẻ

 

 

 

32

Thân nhân người có công

 

Thẻ

 

 

 

33

Thân nhân quân đội

 

Thẻ

 

 

 

34

Thân nhân công an

 

Thẻ

 

 

 

35

Thân nhân cơ yếu

 

Thẻ

 

 

 

36

Người hiến tạng

 

Thẻ

 

 

 

37

Lưu học sinh

 

Thẻ

 

 

 

38

Người phục vụ người có công

 

Thẻ

 

 

 

IV

Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trmức đóng, trong đó:

 

Thẻ

 

 

 

39

Hộ gia đình cận nghèo

 

Thẻ

 

 

 

40

Học sinh

 

Thẻ

 

 

 

41

Sinh viên

 

Thẻ

 

 

 

42

Hộ gia đình nông lâm ngư nghiệp

 

Thẻ

 

 

 

V

Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình, trong đó:

 

Thẻ

 

 

 

43

Hộ gia đình

 

Thẻ

 

 

 

VI

Nhóm khác

 

Thẻ

 

 

 

C2

Thẻ tăng mới

 

 

 

 

 

1

Nhóm do người lao động và người s dng lao đng đóng

 

Thẻ

 

 

 

II

Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng

 

Thẻ

 

 

 

III

Nhóm Ngân sách nhà nước đóng

 

Thẻ

 

 

 

IV

Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng

 

Thẻ

 

 

 

V

Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình

 

Thẻ

 

 

 

VI

Nhóm khác

 

Thẻ

 

 

 

C3

Thẻ hết hạn

 

 

 

 

 

I

Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng

 

Thẻ

 

 

 

II

Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng

 

Thẻ

 

 

 

III

Nhóm Ngân sách nhà nước đóng

 

Thẻ

 

 

 

IV

Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng

 

Thẻ

 

 

 

V

Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình

 

Thẻ

 

 

 

VII

Nhóm khác

 

Thẻ

 

 

 

C4

Thẻ có giá trị sử dụng đến cuối kỳ theo nơi đối tượng sinh sống

 

 

 

 

 

1

Khu vực KT-XH khó khăn (K1)

 

Thẻ

 

 

 

2

Khu vực KT-XH ĐB khó khăn (K2)

 

Thẻ

 

 

 

3

Xã đảo, huyện đảo (K3)

 

Thẻ

 

 

 

 


Phụ trách thu
(Ký, ghi rõ họ tên)


Phụ trách Sổ, thẻ
(Ký, ghi rõ họ tên)


Phụ trách kế toán
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày …. tháng …… năm ………..
Giám đốc
(Ký và đóng dấu)

 
 

HƯỚNG DẪN LẬP

Báo cáo chỉ tiêu quản lý thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT (Mẫu B01-TS)

1. Báo cáo chỉ tiêu quản lý thu

a) Mục đích: theo dõi tình hình thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cơ quan BHXH các cấp.

c) Trách nhiệm lập: cơ quan BHXH các cấp

Phòng/Tổ Quản lý thu kết xuất dữ liệu, in 02 bản, ký chuyển Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ. Phòng/Tổ cấp sổ thẻ kiểm tra, ký xác nhận, chuyển Phòng/Tổ KH-TC kiểm tra, ký xác nhận, trình Giám đốc ký để gửi BHXH cấp trên 01 bản, lưu 01 bản.

d) Thời gian lập: hằng tháng.

đ) Phương pháp lập: căn cứ Mẫu D02-TS, D02a-TS, D03-TS, D03a-TS, D05-TS, D05a-TS, C69-HD, C83-HD; số tiền đóng; Mẫu S04-TS, S05-TS, S06- TS, S07-TS.

* Chỉ tiêu dòng: ghi đầy đủ các chỉ tiêu

* Chỉ tiêu cột:

- Cột 1: ghi số thứ tự.

- Cột 2: ghi nội dung chỉ tiêu.

- Cột 3: ghi mã số chỉ tiêu.

- Cột 4: ghi đơn vị tính.

- Cột 5: ghi số liệu cuối kỳ trước mang sang.

- Cột 6: ghi tổng hợp số liệu phát sinh trong tháng tương ứng từng chỉ tiêu đến thời điểm chốt số liệu.

- Cột 7: ghi cuối kỳ.

2. Cấp sổ BHXH

- Tổng số lao động đã được cấp sổ kỳ trước (cột 2 mẫu S05- TS)

- Tổng số lao đng chưa được cấp sổ kỳ trước (cột 11 - cột 12 mẫu S05- TS)

- Số lao động tăng đã có sổ (cột 4 mẫu S05-TS)

- Số LĐ tăng chưa có sổ (cột 3 - cột 4 mẫu S05 - TS)

- Tổng số LĐ được cấp sổ trong kỳ (cột 3 mẫu S04- TS)

- Tổng số LĐ giảm đã có sổ trong kỳ (cột 5 mẫu S05- TS)

- Số LĐ giải quyết hưu trí (cột 6 mẫu S05- TS)

- Số LĐ giải quyết tử tuất (cột 7 mẫu S05- TS)

- Số LĐ ngừng đóng (cột 8 mẫu S05-TS)

- số LĐ giảm khác (cột 9 mẫu S05- TS)

- Tổng số lao động đã được cấp sổ đến thời điểm cuối kỳ (cột 11 mẫu S05- TS)

- Tổng số LĐ chưa được cấp sổ đến thời điểm cuối kỳ (cột 12 - cột 11 mẫu S05-TS)

- Các chỉ tiêu về phôi bìa sổ BHXH STT 12 đến STT 26 lấy số liệu tại mẫu S04-TS

3. Cấp thẻ BHYT

- Thẻ BHYT cấp tăng mới: (cột 3 mẫu S07-TS)

- Thẻ BHYT hết hạn (cột 1 mẫu S07- TS)

- Tổng số thẻ có giá trị sử dụng tại thời điểm cuối kỳ (Cột 2 mẫu S07-TS)

- Các chỉ tiêu về phôi thẻ BHYT lấy tại mẫu S06-TS Khối loại hình

- C1: Thẻ BHYT còn hạn sử dụng đến thời điểm cuối kỳ theo khối loại hình: (mẫu S07-TS)

- C2: Thẻ tăng mới (mẫu S07-TS)

- C3: Thẻ hết hạn (mẫu S07-TS)

- C4: Thẻ có giá trị sử dụng đến thời điểm cuối kỳ theo nơi đối tượng sinh sống (mẫu S07-TS)

* Chỉ tiêu cột:

- Cột 1: ghi số thứ t.

- Cột 2: ghi nội dung chỉ tiêu.

- Cột 3: ghi mã số chỉ tiêu.

- Cột 4: ghi đơn vị tính.

- Cột 5: ghi số liệu cuối kỳ trước mang sang.

- Cột 6: ghi tổng hợp số liệu phát sinh trong tháng tương ứng từng chỉ tiêu đến thời điểm chốt số liệu.

- Cột 7: ghi cuối kỳ.

   BHXH ………..
   BHXH
……….

 

Mẫu B02a-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THU BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
Quý……năm………..

STT

Tên đơn vị

Mã đơn vị

Số người

Quỹ lương

Kỳ trước chuyển sang

Phát sinh trong kỳ

Đã thu

Chuyển kỳ sau

Số phải thu phát sinh trong kỳ

Điều chỉnh trong kỳ

Lãi

Phải đóng

Lãi

Thiếu phi đóng

Thiếui

Thiếu phải đóng

Thiếu lãi

Tăng

Giảm

Tăng

Giảm

Tổng số

Tr, Đó: năm trước

Tng số

Tr. Đó: năm trước

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

A

BẢO HIM XÃ HỘI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn v B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

DN có vốn đu tư nước ngoải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hành chính, Đảng, đoản thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Sự nghiệp công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã, phường, thị trn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Cán bộ không chuyên trách cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Ngoài công lp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác, CN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Lao động có thời hạn ở NN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Đối tượng tự đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Bo hiểm xã hội tự nguyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đại lý A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Đối tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Ngân sách NN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đại lý B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Đối tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Ngân sách NN hỗ tr

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

BẢO HIỂM Y TẾ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Đơn vị, đối tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

DN có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hành chính, Đảng, đoàn thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Sự nghiệp công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

, phường, thị trấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Cán bộ không chuyên trách cp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Ngoài còng lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Hộ SXKD cá thể, t hợp tác, CN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Doanh nghiệp LLVT, CNCA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Tổ chức BHXH đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hưu trí, trợ cấp MSLĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Trợ cp TNLĐ-BNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cán bộ xã hưởng Tr/cấp BHXH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Ốm đau dài ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Trên 80 tuổi hưởng TC tuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Công nhân cao su

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Nghỉ chế độ thai sn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Trợ cấp thất nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Ngân sách NN đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Thôi hưởng trợ cấp MSLĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cán bộ xã hưởng Tr/cấp NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Người có công với cách mạng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thân nhân người có công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Phục vụ người có công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Cựu chiến binh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Đại biểu Quốc hội, HĐND

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Người tham gia kháng chiến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Trẻ em dưới 6 tuổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Bảo trợ xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Người đã hiến bộ phận cơ thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Người thuộc GĐ nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Người DTTS sống vùng KK, ĐBKK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Người sống vùng ĐBKK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Người sng đảo, huyện đảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Thân nhân Công an

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Người làm công tác cơ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Thân nhân cơ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Lưu học sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

Khác ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Ngân sách NN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Học sinh, sinh viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Học sinh, sinh viên TW

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Đối tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Ngân sách NN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Học sinh, sinh viên địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Đối tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Ngân sách NN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hộ cận nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Ngân sách NN hỗ trợ 100%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Ngân sách NN hỗ trợ một phần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Đối tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Ngân sách NN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Hộ Nông, lâm, ngư, diêm có MSTB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Đối tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Ngân sách NN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Khác…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Đối tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Ngân sách NN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Đại lý A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đại lý B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C

BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

DN có vn đu tư nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Doanh nghiệp ngoài quc doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hành chính, Đảng, đoàn thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Sự nghiệp công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã, phường, thị trn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Cán bộ không chuyên trách cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Ngoài công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác, CN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Khác………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D

BẢO HIỂM TNLĐ, BNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

DN có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hành chính, Đng, đoàn thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Sự nghiệp công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

, phường, thị trấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Cán bộ không chuyên trách cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Ngoài công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Hộ SXKD cá th, t hợp tác, CN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng (A+B+C+D)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

E

THU THỪA CHƯA PHÂN B

Mã đơn vị

Kỳ trước chuyển sang

Chuyển kỳ sau

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

DN có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)


Trưởng phòng (Tổ) Quản lý thu
(Ký, ghi rõ họ tên)


Trưởng phòng (Tổ) KH-TC
(Ký, ghi rõ họ tên)

……., ngày … tháng … năm ……
Giám đốc BHXH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu B02a-TS)

a) Mục đích: báo cáo kết quả thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên địa bàn huyện và Phòng Quản lý thu BHXH tỉnh để phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thu theo từng quý, năm và là cơ sở để xây dựng kế hoạch v thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

b) Căn cứ lập: Mẫu D02-TS, D02a-TS, D03-TS, D03a-TS, D05-TS, D05a- TS, C12-TS và mẫu B01-TS.

c) Trách nhiệm lập: BHXH huyện và Phòng Quản lý thu BHXH tỉnh.

d) Thời gian lập: quý, năm.

e) Phương pháp lập:

Căn cứ danh Mẫu D02-TS, D02a-TS, D03-TS, D03a-TS, D05-TS, D05a- TS, C12-TS, B01-TS và cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý thu đang quản lý của từng đơn vị để ghi vào các cột theo tng tiêu thức tương ứng.

- Chỉ tiêu theo dòng: ghi đầy đủ chỉ tiêu đến thời điểm chốt số liệu.

- Chỉ tiêu theo cột: ghi đầy đủ số liệu tương ứng theo chỉ tiêu dòng đến thời điểm chốt số liệu.

BHXH VIỆT NAM

BHXH TỈNH, TP…..

Mẫu số: B02b-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THU BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

Quý ….. năm …………..

Số TT

Tên đơn vị

S đơn vị

Số người

Quỹ lương

Kỳ trước chuyển sang

Phát sinh trong kỳ

Đã thu

Chuyn kỳ sau

S phải thu phát sinh trong kỳ

Điều chỉnh trong kỳ

Lãi

Phải đóng

Lãi

Thiếu phải đóng

Thiếu Lãi

Thiếu phải đóng

Thiếu lãi

Tăng

Gim

Tăng

Giảm

Tng số

Tr. Đó: năm trước

Tng s

Tr. Đó: năm trưc

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

A

BO HIM XÃ HỘI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp NN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

DN có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hành chính, Đảng, đoàn th

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Sự nghiệp công lp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã, phường, thị trn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Cán bộ không chuyên trách cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Ngoài công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác, cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Lao động có thời hạn ở NN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Đối tượng tự đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Bo him xã hội tự nguyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

BẢO HIM Y T

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Đơn v, đi tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

DN có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hành chính, Đảng, đoàn th

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Sự nghiệp công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã, phường, thị trấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Cán bộ không chuyên trách cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Ngoài công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác, cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Doanh nghiệp LLVT, CN CA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Tổ chức BHXH đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hưu trí, trợ cấp MSLĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Trợ cấp TNLĐ - BNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cán bộ xã hưởng Tr/cấp BHXH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Ốm đau dài ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Trên 80 tui hưởng TC tut

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Công nhân cao su

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Ngh chế độ thai sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Trợ cấp tht nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Ngân sách NN đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Thôi hưởng trợ cấp MSLĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cán bộ xã hưởng Tr/cấp NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Người có công vi cách mạng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thân nhân người có công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Phục vụ người có công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Cựu chiến binh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Đại biểu Quốc hội, HĐND

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Người tham gia kháng chiến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Trẻ em dưới 6 tuổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Bo trợ xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Người đã hiến bộ phận cơ thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Người thuộc GĐ nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Người DTTS sng vùng KK, ĐBKK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Người sng ở vùng ĐBKK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Người sống ở xã đảo, huyện đảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Thân nhân Công an

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Người làm công tác cơ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Thân nhân Cơ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Lưu học sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

Khác...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Ngân sách NN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Học sinh, sinh viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Học sinh, sinh viên TW

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Đối tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Ngân sách NN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Học sinh, sinh viên địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Đối tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Ngân sách NN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hộ cận nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Ngân sách NN hỗ trợ 100%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9 2

Ngân sách NN hỗ trợ một phần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Đối tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Ngân sách NN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Hộ Nông, lâm, ngư, diêm có MSTB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Đối tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Ngân sách NN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Đối tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Ngân sách NN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C

BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

DN có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hành chính, Đng, đoàn thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Sự nghiệp công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã, phường, thị trn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Cán bộ không chuyên trách cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Ngoài công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Hộ SXKD cá thể, t hợp tác, cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Khác ….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D

BO HIM TNLĐ, BNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp NN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DN có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hành chính, Đng, đoàn th

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Sự nghiệp công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã, phường, thị trn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Cán bộ không chuyên trách cp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Ngoài công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác, cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng (A+B+C+D)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

E

THU THỪA CHƯA PHÂN B

Số đơn vị

Kỳ trước mang sang

Chuyển kỳ sau

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

DN có vn đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)


Trưởng phòng (Tổ) Quản lý thu
(Ký, ghi rõ họ tên)


Trưởng phòng (Tổ) KH-TC
(Ký, ghi rõ họ tên)

……., ngày … tháng … năm ……
Giám đốc BHXH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

HƯỚNG DN LẬP

Báo cáo tổng hợp tình hình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu B02b-TS)

a) Mục đích: tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của BHXH tỉnh để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu trên địa bàn tỉnh theo từng quý, năm và là cơ sở để xây dựng kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

b) Căn cứ lập: báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu B02a-TS).

c) Trách nhiệm lập: BHXH tỉnh.

d) Thời gian lập: quý, năm.

e) Phương pháp lập:

- Cột A: ghi số thứ tự.

- Cột B: ghi từng khối loại hình đơn vị.

- Cột 1: ghi số đơn vị.

- Các cột từ cột 2 đến cột 17: Ghi tổng hợp các cột t cột 2 đến cột 16 của mẫu B02a-TS của từng khối loại hình.

- Chỉ tiêu theo dòng: ghi đầy đủ chỉ tiêu đến thời điểm chốt số liệu.

- Chỉ tiêu theo cột: ghi đầy đủ số liệu tương ứng theo chỉ tiêu dòng đến thời điểm chốt số liệu.

BHXH ………..

BHXH ………..

Mẫu số: B03-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

BÁO CÁO CHI TIẾT ĐƠN VỊ NỢ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

Tháng ….. năm …………..

STT

Tên đơn vị

Mã đơn vị

S lao động

Địa ch liên hệ

Số tháng NỢ BHXH

Số tiền NỢ

Biện pháp thu NỢ

Ghi chú

Tổng số

BHXH

BHYT

BHTN

BHTNLĐ, BNN

Lãi chậm đóng

Biện pháp đã áp dụng

S, ngày tháng văn bn của quan có thẩm quyền

A

B

C

1

2

3

4=5+6+7+8+9

5

6

7

8

9

10

11

12

I

NỢ chậm đóng

n/a

 

n/a

n/a

 

 

 

 

 

 

n/a

n/a

 

II

NỢ đọng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cty A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

N kéo dài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cty B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

NỢ khó thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV.1

Mất tích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV.2

Đang phá sản, gii thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV.3

Đã gii thể, phá sn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV.4

N khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(ký, ghi rõ họ tên)


Trưởng phòng (Tổ) Thu
(ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày …. tháng … năm ………..
Giám đốc
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 
 

HƯỚNG DẪN LẬP

Báo cáo chi tiết đơn vị N BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu B03-TS)

a) Mục đích: tổng hợp số đơn vị NỢ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN để theo dõi; đôn đốc thu hồi NỢ.

b) Căn cứ lập: thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu C12-TS) của từng đơn vị.

c) Trách nhiệm lập: cơ quan BHXH.

Phòng/Tổ Quản lý thu lập mẫu này, gửi Phòng/Tổ quản lý NỢ BHXH huyện gửi dữ liệu mẫu B03-TS về BHXH tỉnh.

d) Thời gian lập: hằng tháng.

đ) Phương pháp lập:

- Cột A: ghi số thứ tự.

- Cột B: ghi tên các đơn vị NỢ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo tng loại chỉ tiêu.

- Cột C: ghi số định danh của đơn vị.

- Cột 1: ghi số lao động của đơn vị đến thời điểm lập danh sách.

- Cột 2: ghi địa chỉ đóng trụ sở của đơn vị.

- Cột 3: ghi số tháng NỢ BHXH của đơn vị theo mẫu C12-TS.

- Cột 4: bằng cột 5 + cột 6 +cột 7 + cột 8 + cột 9.

- Cột 5, 6, 7, 8: lần lượt bằng cột 1, 2, 3, 4 Điểm 2.2 Mục 2 phần D Mẫu C12-TS.

- Cột 9: bằng cột 4 mục 3 phần D Mẫu C12-TS.

- Cột 10: ghi biện pháp đã áp dụng đối với đơn vị NỢ: thanh tra, khởi kiện ...

- Cột 11: ghi số, ngày tháng của văn bản của cơ quan có thẩm quyền thanh tra, xét xử...

- Cột 12: Ghi chú.

* Chỉ tiêu hàng ngang:

- Mục I; chỉ ghi tổng hợp những đơn vị NỢ chậm đóng.

+ Cột C: ghi tổng số đơn vị NỢ chậm đóng.

+ Cột 1: ghi tổng số lao động của những đơn vị NỢ chậm đóng.

+ Cột 2, 3, 10, 11: không ghi số liệu.

+ Cột 4: bằng cột 5 + cột 6 +cột 7 + cột 8 + cột 9.

+ Cột 5, 6, 7, 8: lần lượt bằng tổng cột 1, 2, 3, 4 điểm 2.2 Mục 2 phần D Mẫu C12-TS của các đơn vị.

+ Cột 9: bằng tổng cột 4 mục 3 phần D Mẫu C12-TS của các đơn vị.

- Mục II, III, IV: ghi chi tiết đơn vị NỢ theo các loại hình tương ứng.

* Lưu ý: đối với đơn vị đã áp dụng biện pháp ở cột 10 thì bắt buộc phải ghi số, ngày tháng năm văn bản của cơ quan có thẩm quyền ở cột 11.

BHXH VIỆT NAM

BHXH TỈNH…..

Mẫu số: B03a-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

BÁO CÁO
Tình hình nợ của các đơn vị cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

Quý ….. năm …………..

I. Thuận lợi, khó khăn

1. Tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn

2. Tình hình các doanh nghiệp

3. Cơ quan BHXH và các cơ quan nhà nước liên quan

II. Kết quả

I. Các biện pháp thu nợ

2. Kết quả thu nợ

TT

Loại nợ

Số đơn vị

Số lao động

Tiền nợ

Ghi chú

Tổng số

BHXH

BHYT

BHTN

BHTNLĐ-BNN

Lãi

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

nợ chm đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

nợ đọng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

nợ kéo dài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Từ 3 tháng đến dưới 6 tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Từ 6 tháng đến dưới 12 tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Từ 12 tháng trở lên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

nợ khó thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Đơn vị mất tích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2

Đang phá sn, giải thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.3

Đã giải thể, phá sn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.4

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân và giải pháp

IV. Kiến nghị, đề xuất

1. Kiến nghị Cơ quan có thẩm quyền

2. BHXH Việt Nam

 

 

….., ngày …. tháng … năm ………..
Giám đốc
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 
 

HƯỚNG DẪN LP

Báo cáo tình hình nợ của các đơn vị cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu B03a-TS)

a) Mục đích: tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thu nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN để theo dõi; đôn đốc thu hồi nợ..

b) Căn cứ lập: thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu C12-TS) của từng đơn vị; Danh sách chi tiết đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu B03-TS); tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn.

c) Trách nhiệm lập: cơ quan BHXH.

d) Thời gian lập: hằng quý.

đ) Phương pháp lập:

- Mục I: Nêu thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân trong triển khai thực hiện thu hồi nợ ảnh hưởng t tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn, doanh nghiệp và từ phía cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, cơ quan BHXH.

- Mục II: Nêu các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ.

* Kết quả thu hồi nợ:

- Cột A: ghi số thứ tự.

- Cột B: ghi loại nợ theo từng nhóm nợ.

- Cột 1: ghi số đơn vị nợ.

- Cột 2: ghi tổng số lao động của đơn vị nợ.

- Cột 3: bằng cột 4 + cột 5 + cột 6 + cột 7 + cột 8.

- Cột 4, 5, 6, 7, 8: ghi số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng đầu kỳ.

- Cột 9: Ghi chú.

- Mục III: Ghi tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân và giải pháp thu hồi nợ.

- Mục IV: Ghi kiến nghị đề xuất.

BHXH TỈNH……..

BHXH HUYỆN…

 

Mẫu số: B04a-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

 

DANH SÁCH TRUY THU BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

Quý ……. Năm……………

TT

Họ và tên

Số định danh

Đơn vị nơi người lao động đang làm việc

Truy thu

Ghi chú

Số tháng

T tháng năm

Đến tháng năm

A

B

C

1

2

3

4

5

 

Nguyễn Văn B

9876543210

Công ty A

12

01/1997

12/1997

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(
Ký, ghi rõ họ tên)


 

Ngày …. tháng … năm ………..
Giám đốc BHXH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 
 

HƯỚNG DẪN LẬP

Danh sách truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu B04a-TS)

a) Mục đích: tổng hợp số người truy thu thời gian chưa đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN quy định tại Khoản 1 Điều 23. BHXH huyện gửi BHXH tỉnh, BHXH tỉnh tổng hợp để theo dõi, kiểm tra.

b) Căn cứ lập: Mẫu D02-TS, D02a-TS của từng đơn vị.

c) Trách nhiệm lập: BHXH huyện, Phòng Quản lý thu BHXH tỉnh.

d) Thời gian lập: hằng quý.

đ) Phương pháp lập:

- Cột A: ghi số thứ tự.

- Cột B: ghi họ tên người lao động truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

- Cột C: ghi số định danh.

- Cột 1: ghi tên đơn vị hiện tại người lao động đang làm việc.

- Cột 2: ghi số tháng truy thu.

- Cột 3, 4: ghi từ tháng đến tháng truy thu (trường hợp thời gian truy thu có nhiều giai đoạn thay đổi như chức danh, công việc, tiền lương thì ghi riêng mỗi dòng tương ứng với thay đổi).

- Cột 5: Ghi chú.

BHXH VIỆT NAM

BHXH TỈNH……..

 

Mẫu số: B04b-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

TỔNG HỢP DANH SÁCH TRUY THU BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

Quý ……. Năm……………

TT

Tên đơn vị

Tng s người truy thu

Ghi chú

Tổng số

Từ 01/1995 đến 12/2002

Từ 01/2003 đến 12/2006

Từ 01/2007 trở đi

A

B

1=2+3+4

2

3

4

5

1

BHXH huyện A

 

 

 

 

 

2

BHXH huyện B

 

 

 

 

 

………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(ký, ghi rõ họ tên)


 

….., ngày …. tháng … năm ………..
Giám đốc BHXH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 
 

NG DẪN LẬP

Tổng hợp danh sách truy thu cộng nối thời gian (Mẫu B04b-TS)

a) Mục đích: BHXH tỉnh tổng hợp các trường hợp truy thu thời gian chưa đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN quy định tại Khoản 1 Điều 23 gửi BHXH Việt Nam.

b) Căn cứ lập: danh sách truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu B04a-TS) của Phòng Quản lý thu và BHXH các huyện.

c) Trách nhiệm lập: BHXH tỉnh.

d) Thời gian lập: hằng quý.

đ) Phương pháp lập:

- Cột A: ghi số thứ tự theo từng BHXH huyện, Phòng Quản lý thu tương ứng.

- Cột B: ghi tên từng BHXH các huyện, Phòng Quản lý thu BHXH tỉnh.

- Cột 1: ghi tổng số người truy thu (bằng cột 2 + cột 3 + cột 4).

- Cột 2: ghi số người truy thu thời gian từ tháng 01/1995 đến tháng 12/2002 (thời gian truy thu có ít nhất 01 tháng thuộc khoảng thời gian này).

Ví dụ: người lao động truy thu BHXH từ tháng 10/2002 đến tháng 02/2007 thì tính và ghi vào cột 2.

- Cột 3: ghi số người truy thu thời gian từ tháng 01/2003 đến tháng 12/2006.

- Cột 4: ghi số người truy thu thời gian t tháng 01/2007 đến thời điểm truy thu.

- Cột 5: ghi những điểm cần lưu ý.

BHXH VIỆT NAM

BHXH TỈNH……..

 

Mẫu số: B04c-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

TỔNG HỢP DANH SÁCH CỘNG NỐI THỜI GIAN THAM GIA BHXH

Quý ……. Năm……………

TT

Họ và tên

S định danh

Đơn vị nơi NLĐ đang làm việc

Thời gian đề nghị cộng nối

Ghi chú

Số tháng

Từ tháng năm

Đến tháng năm

A

B

C

1

2

3

4

5

I

Huyện A

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Văn A

1234567890

Công ty A

60

01/1986

12/1990

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Huyện B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ngày …. tháng … năm ………..
Giám đốc BHXH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 
 

HƯỚNG DẪN LẬP

Tổng hợp Danh sách cộng nối thời gian tham gia BHXH (Mẫu B04c-TS)

a) Mục đích: tổng hợp số người điều chỉnh cộng nối thời gian tham gia BHXH gửi BHXH Việt Nam để theo dõi.

b) Căn cứ lập: Kết quả thẩm định hồ sơ cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH của Tổ thẩm định.

c) Trách nhiệm lập: BHXH tỉnh.

đ) Phương pháp lập:

- Cột A: ghi số thứ tự.

- Cột B: ghi họ tên người lao động cộng nối thời gian tham gia BHXH.

- Cột C: ghi số định danh (số sổ BHXH).

- Cột 1: ghi tên đơn vị hiện tại người lao động đang làm việc.

- Cột 2: ghi số tháng cộng nối.

- Cột 3, 4: ghi từ tháng năm đến tháng năm.

- Cột 5: Ghi chú.

* Chỉ tiêu hàng ngang: ghi danh sách người điều chỉnh cộng nối thời gian tham gia BHXH của tng BHXH huyện, Phòng Quản lý thu BHXH tỉnh.

BHXH …………

BHXH …………

 

Mẫu số: B05-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

 

BẢNG TNG HỢP SỐ THẺ VÀ SỐ PHẢI THU THEO NƠI ĐĂNG KÝ KCB BAN ĐẦU

Quý ....năm………….

STT

Tiêu chí

Tháng ...

Tháng ...

Tháng ...

Số th BHYT

Số phải thu

Số th BHYT

Số phải thu

Số th BHYT

Số phải thu

A

B

1

3

4

6

7

9

I

Đăng ký KCB ban đầu nội tnh

 

 

 

 

 

 

1

Cơ Sở khám chữa bệnh A

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 1

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 2

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 3

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 4

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 5

 

 

 

 

 

 

2

sở khám chữa bệnh ...

 

 

 

 

 

 

....

………….

 

 

 

 

 

 

II

Đăng ký KCD ban đầu tnh khác

 

 

 

 

 

 

1

BHXH tnh A

 

 

 

 

 

 

2

BHXH tnh B

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Bảng tổng hợp số thẻ và số phải thu theo nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu (Mẫu B05-TS)

a) Mục đích: tổng hợp số thẻ, số phải thu theo nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu để phân quỹ khám chữa bệnh.

b) Căn cứ lập: Mẫu D02-TS, D02a-TS; D03-TS, D03a-TS và cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý thu.

c) Trách nhiệm lập: BHXH tỉnh, huyện.

d) Thời gian lập: quý, năm.

e) Phương pháp lập:

- Cột A: ghi số thứ tự.

- Cột B: ghi tên cơ sở khám chữa bệnh ban đầu.

- Cột 1, 3, 5: ghi tng số thẻ BHYT đăng ký KCB hằng tháng theo tng nhóm đối tượng theo quy định (gồm thẻ BHYT do tỉnh khác cấp).

- Cột 2, 4, 6: ghi số tiền phải đóng hằng tháng của tng nhóm đối tượng tương ứng.

* Ví dụ:

- Tháng 9/2015, Bệnh viện huyện A có số thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu như sau:

+ 10 người lao động của Công ty dịch vụ thương mại B, tiền lương là 3.000.000 đồng/người/tháng.

+ 01 người hưu trí, tiền lương 4.000.000 đồng/tháng.

+ 03 người có công với cách mạng.

+ 03 người trong hộ gia đình cùng tham gia một thời điểm và được giảm mức đóng.

- Ghi như sau:

+ Nhóm 1:

Cột 1: ghi 10 thẻ.

Cột 2 ghi: số tiền 1.350.000 đồng (=3.000.000 đồng x 4,5% x 10 người).

+ Nhóm 2:

Cột 1: ghi 01 thẻ.

Cột 2: ghi số tiền 180.000 đồng (=4.000.000 đồng x 4,5%).

+ Nhóm 3:

Cột 1: ghi 03 thẻ BHYT.

Cột 2: ghi số tiền 155.250 đồng (=1.150.000 đồng x 4,5% x 3 người).

+ Nhóm 5:

Cột 1: ghi 03 thẻ BHYT.

Cột 2: ghi số tiền 119.025 đồng (= 1.150.000 đồng x 4,5% + 1.150.000 đồng x 4,5% x 70% + 1.150.000 đồng x 4,5% x 60%).

BẢO HIỂM XÃ HỘI…..
BẢO HIỂM XÃ HỘI…..

 

Mẫu số: B06-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THU BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

Tháng       năm 20...

CÁC CHỈ TIÊU

Đơn vị tính

s

Số lũy kế tháng trước chuyển sang

Số phát sinh trong tháng

Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng báo cáo

Tăng

Gim

1

2

3

4

5

6

7=4+5-6

I- TNG SỐ TIN THU BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ, BNN

triệu đồng

01

 

 

 

 

1. BHXH bắt buộc

 

02

 

 

 

 

- Số người

người

03

 

 

 

 

- Số tiền

triệu đồng

04

 

 

 

 

2. BHXH tự nguyện

 

05

 

 

 

 

- Số người

người

06

 

 

 

 

- Số tiền

triệu đồng

07

 

 

 

 

3. BHXH thất nghiệp

 

08

 

 

 

 

- Số người

người

09

 

 

 

 

- Số tiền

triệu đồng

10

 

 

 

 

4. BHYT

 

11

 

 

 

 

- Tổng số người

người

12

 

 

 

 

Trong đó:

 

13

 

 

 

 

+ Số người do cơ quan BHXH quản

người

14

 

 

 

 

+ LLVT, thân nhân quân đội

người

15

 

 

 

 

- Số tiền

triệu đồng

16

 

 

 

 

5. BHTNLĐ, BNN

 

17

 

 

 

 

- Số người

người

18

 

 

 

 

- Số tiền

triệu đồng

19

 

 

 

 

6. Thu lãi phạt chậm đóng

triệu đồng

20

 

 

 

 

II- TỔNG SỐ TIỀN NỢ BHXH, BHYT, BHTN

triệu đồng

21

 

 

 

 

1. NỢ BHXH

triệu đồng

22

 

 

 

 

1.1 NỢ chậm đóng

triệu đồng

23

 

 

 

 

1.2 NỢ đọng

triệu đồng

24

 

 

 

 

1.3 NỢ kéo dài

triệu đồng

25

 

 

 

 

1.4 NỢ khó thu

triệu đồng

26

 

 

 

 

2. NỢ BHTN

triệu đồng

27

 

 

 

 

2.1 Đơn vị NỢ

triệu đồng

28

 

 

 

 

2.2 NSNN NỢ

triệu đồng

29

 

 

 

 

3. NỢ BHYT

triệu đồng

31

 

 

 

 

4.1 Đơn vị NỢ (nhóm 1)

triệu đồng

32

 

 

 

 

4.2 NSNN NỢ (nhóm 3, 4)

triệu đồng

33

 

 

 

 

4. NỢ BHTNLĐ, BNN

triệu đồng

30

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(
Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày …. tháng … năm ………..
Giám đốc BHXH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

HƯỚNG DẪN LẬP

Báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu B06-TS)

a) Mục đích: tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của BHXH tỉnh, huyện để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu trên địa bàn tỉnh theo từng tháng và là cơ sở để xây dựng kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

b) Căn cứ lập: báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu B02a-TS).

c) Trách nhiệm lập: Phòng/Tổ quản lý thu.

d) Thời gian lập: hằng tháng.

e) Phương pháp lập:

- Cột 1: ghi các chỉ tiêu.

- Cột 2: ghi đơn vị tính.

- Cột 3: ghi mã số.

- Cột 4: ghi số lũy kế tháng trước chuyển sang.

- Cột 5: ghi số phát sinh tăng trong tháng.

- Cột 6: ghi số phát sinh giảm trong tháng.

- Cột 6: ghi số lũy kế từ đầu năm đến hết tháng báo cáo (=cột 4 + cột 5 - cột 6).

* Lưu ý:

- Mã số 03: ghi số người tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cả người lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

- Mã số 06: ghi số người tham gia BHXH tự nguyện bao gồm cả những người đã đóng kỳ trước nhưng kỳ này chưa đến hạn phải đóng.

- Mã số 09: ghi số người tham gia BHTN không bao gồm người lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

- Mã số 12 = mã số 14 + mã số 15

- Mã số 14: chỉ ghi số người tham gia do cơ quan BHXH tỉnh, huyện thu tiền và phát hành thẻ BHYT.

- Mã số 15: ghi số người làm việc trong lực lượng vũ trang tham gia BHYT do BHXH cung cấp và thân nhân lực lượng vũ trang, cơ yếu do BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân cấp thẻ BHYT cung cấp.

- Mã số 31: ghi số tiền NỢ BHYT của đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

- Mã số 32: ghi số tiền NỢ BHYT của đối tượng do ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng BHYT

BHXH ………..

BHXH ….……..

 

Mẫu số: K01-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

KẾ HOẠCH THU BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN

Năm……

I. Số liệu tính kế hoạch thu:

STT

Loại hình quản lý

Đối tượng (người)

Số tiền (triệu đồng)

Thực hiện năm trước

Năm n

Dự toán năm n+1

Thực hiện năm trước

Năm n

Dự toán năm n+1

Dự toán

Ước thực hiện

Tỷ lệ %

Dự kiến năm n +1

Tăng, gim

Tỷ lệ %

Dự toán

Ước thực hiện

Tỷ lệ %

D kiến năm 2017

Tăng, gim

Tỷ lệ

%

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

lố

A

BẢO HIM XÃ HỘI BT BUỘC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

DN có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hành chính, Đng, đoàn thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Sự nghiệp công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã, phường, thị trn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Cán bộ không chuyên trách cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Ngoài công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Lao động có thời hạn ở nn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Đối tượng tự đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đối tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Ngân sách NN hỗ tr

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C

BO HIM Y T

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Đơn vị, đối tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

DN có vốn đầu tư nưc ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hành chính, Đng, đoàn thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Sự nghiệp công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã, phường, th trn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Cán bộ không chuyên trách cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Ngoài công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Hộ SXKD cá thể, t hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Doanh nghiệp LLVT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Tổ chức BHXH đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hưu trí, trợ cấp MSLĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Trợ cấp TNLĐ-BNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cán bộ xã hưởng Tr/cấp BHXH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

m đau dài ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Trên 80 tuổi hưởng TC tuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Công nhân cao su

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Ngh chế độ thai sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Trợ cấp thất nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Ngân sách NN đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Thôi hưởng trợ cấp MSLĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cán bộ xã hưởng Tr/cp NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Ngưi có công với cách mạng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thân nhân người có công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Phục vụ người có công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Cựu chiến binh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Đại biểu Quốc hội, HĐND

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Người tham gia kháng chiến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Tr em dưi 6 tuổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Bảo trợ xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Người đã hiến bộ phận cơ thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Người thuộc GĐ nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Người DTTS sống vùng KK, ĐBKK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Ngưi sống ở vùng ĐBKK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Người sống ở xã đảo, huyện đảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Thân nhân Công an

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Thân nhân Cơ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Lưu học sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Khác...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Ngân sách NN hỗ tr

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Học sinh, sinh viên TW

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Đối tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Ngân sách NN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Học sinh, sinh viên địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Đi tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Ngân sách NN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Hộ cận nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Đối tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Ngân sách NN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hộ Nông, lâm, ngư, diêm có MSTB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Đối tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Ngân sách NN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Đối tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Ngân sách NN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đối tượng đóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Ngân sách NN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D

BẢO HIM THT NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

DN có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hành chính, Đng, đoàn thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Sự nghiệp công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã, phường, thị trn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Cán bộ không chuyên trách cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Ngoài công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Hộ SXKD cá thể, t hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Khác….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

E

BẢO HIM TNLĐ-BNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp NN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

DN có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hành chính, Đảng, đoàn thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Sự nghiệp công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

, phường, th trn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Cán bộ không chuyên trách cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Ngoài công lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác, cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng (A+B+C+D+E)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Phân tích kế hoạch thu:

1. Các yếu tố ảnh hưởng tăng:

2. Các yếu tố ảnh hưởng giảm:


Người lập biểu
(
Ký, ghi rõ họ tên)


Trưởng phòng (Tổ) QL thu
 

….., ngày …. tháng … năm ………..
Giám đốc BHXH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 
 

HƯỚNG DẪN LẬP

Kế hoạch thu BHXH, BHYT (Mẫu K01-TS).

a) Mục đích: lập kế hoạch để tổ chức thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hằng năm.

b) Căn cứ lập: Bảo hiểm xã hội tỉnh, BHXH huyện căn cứ số liệu báo cáo mẫu số B02a-TS, B02b-TS và tình hình kinh tế, xã hội, khả năng mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên địa bàn để lp dự toán thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN năm sau, gửi BHXH Việt Nam.

c) Trách nhiệm lập: BHXH huyện, tỉnh.

d) Thời gian lập:

- BHXH huyện: theo hướng dẫn của BHXH tỉnh.

- BHXH tỉnh: theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam.

BHXH …………..

BHXH ……………

 

Mẫu K02-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

 

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG PHÔI SỔ BHXH, THẺ BHYT

Năm……………

STT

Diễn giải

Phôi bìa sổ BHXH

Phôi thẻ BHYT

Ghi chú

A

B

1

2

3

1

Dự kiến số tồn năm trước chuyển sang:

 

 

 

2

Dự kiến đối tượng quản lý

 

 

 

2.1

Đối tượng đang quản lý đến cuối năm

 

 

 

2.2

Đối tượng phát sinh năm sau

 

 

 

3

Dự kiến nhu cầu sử dụng cho năm sau:

 

 

 

3.1

Đối tượng phát sinh (tương ứng vi 2.2)

 

 

 

3.2

Cấp lại, cấp đổi

 

 

 

3.3

Khác (nếu có)

 

 

 

4

Kế hoạch đề nghị (4=3-1):

 

 

 

Lưu ý:

- Đối với chỉ tiêu 3.3 đề nghị nêu rõ lý do vào phần ghi chú (vd: số phôi bù do thiên tai lũ lụt, sự cố ngoài ý muốn, số mượn của tỉnh khác phải trả, phát sinh khác...)

- Mẫu này sử dụng chung cho cả BHXH tỉnh và BHXH huyện.

 


Người lập biểu
(
Ký, ghi rõ họ tên)


Trưởng phòng (Tổ) Cấp sổ, thẻ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày …. tháng … năm ………..
Giám đốc BHXH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 
 

HƯỚNG DẪN LẬP

Kế hoạch sử dụng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT (Mẫu K02-TS)

a) Mục đích: BHXH tỉnh đăng ký kế hoạch sử dụng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT của năm sau.

b) Trách nhiệm lập: do BHXH tỉnh hoặc BHXH huyện (được phân cấp in thẻ BHYT) lập hằng năm.

c) Phương pháp lập:

* Chỉ tiêu theo cột:

- Cột 1: ghi số lượng phôi bìa sổ BHXH.

- Cột 2: ghi số lượng phôi thẻ BHYT.

- Cột 3: ghi rõ lý do sử dụng phôi sổ, thẻ.

* Chỉ tiêu theo hàng: ghi đầy đủ nội dung trên bản kế hoạch sử dụng phôi bìa sổ BHXH, thẻ BHYT.

Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
nhay Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định số 688/QĐ-BHXH ngày 12/7/2021 (sửa đổi, bổ sung ngày khoản 61khoản 63 Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020). Tuy nhiên, khoản 61 và 63 Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 3 Quyết định số 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023.nhay
nhay
Bổ sung 28 biểu mẫu tại Mục I Phụ lục V ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 theo quy định tại khoản 1 Điều 4
nhay
Bổ sung
Bổ sung
nhayMẫu số C02-TS được bổ sung bởi Phụ lục V ban hành kèm theo Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 và được sửa đổi, bổ sung bởi Mẫu C02-TS tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 948/QĐ-BHXH ngày 05/6/2023 theo quy định tại khoản 3 Điều 4.nhay
nhayMẫu số D11c-HT được bổ sung bởi Phụ lục V ban hành kèm theo Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 được sửa đổi, bổ sung bởi Mẫu D11c-HT tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 948/QĐ-BHXH ngày 05/6/2023 theo quy định tại khoản 3 Điều 4.nhay
nhayMẫu số D11d-HTđược bổ sung bởi Phụ lục V ban hành kèm theo Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 được sửa đổi, bổ sung bởi Mẫu D11d-HT tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 948/QĐ-BHXH ngày 05/6/2023 theo quy định tại khoản 3 Điều 4.nhay
nhayMẫu số D16-TS được bổ sung bởi Phụ lục V ban hành kèm theo Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 được sửa đổi, bổ sung bởi Mẫu D16-TS tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 948/QĐ-BHXH ngày 05/6/2023 theo quy định tại khoản 3 Điều 4.nhay
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi