Những công việc phụ nữ không được làm

Phụ nữ bị cấm làm các công việc nặng, ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ và nuôi con như: cán kim loại, luyện kim, khai thác tổ yến, công việc phải vác nặng trên 50kg, thợ lặn, nạo vét cống ngầm…

Theo một báo cáo mới được công bố, lao động nữ tại Việt Nam hiện chiếm hơn 48% tổng lực lượng lao động. Phụ nữ có đầy đủ kỹ năng, trình độ chuyên môn để tham gia vào các công việc của xã hội.

Các cơ quan, doanh nghiệp cũng được khuyến khích sử dụng lao động nữ. Quy định này được nêu tại Điều 153 Bộ luật Lao động năm 2012. Theo đó, khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, đảm bảo quyền làm việc bình đẳng đối với lao động nữ.

Những công việc phụ nữ không được làm

Những công việc nào phụ nữ không được làm? (Ảnh minh họa: Internet)

Tuy nhiên, không phải việc nào phụ nữ cũng được làm. Theo đó, phụ nữ bị cấm làm một số việc có khả năng ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ, nuôi con và những công việc mang tính nặng nhọc khác theo quy định tại Điều 160 Bộ luật Lao động 2012.

Danh sách những công việc không được sử dụng phụ nữ đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định rõ tại Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH. Cụ thể, có 77 công việc bị cấm sử dụng lao động nữ:

Trong đó, nhóm công việc có khả năng ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con của phụ nữ gồm 35 công việc, như: Nấu chảy và rót kim loại nóng chảy ở các lò; Cán kim loại nóng; Luyện quặng kim loại màu; Đốt lò luyện cốc; Bảo dưỡng, lắp dựng, sửa chữa cột cao qua sông, cột ăngten; Làm việc trong thùng chìm; Khai thác tổ yến (trừ trường hợp khai thác tổ yến trong các nhà nuôi yến); Các công việc phải mang vác trên 50kg; Mổ tử thi…

Những công việc có tính chất phải ngâm mình thường xuyên dưới nước cũng bị cấm sử dụng lao động là phụ nữ. Công việc cụ thể gồm: Đổ bê tông dưới nước, thợ lặn; Nạo vét cống ngầm (trừ nạo vét tự động, bằng máy), công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước bẩn hôi thối từ trên 04 giờ/ngày, trên 03 ngày/tuần; Đào lò, đào lò giếng, các công việc trong hầm mỏ…

Những công việc phụ nữ không được làm

Những công việc có tính chất phải ngâm mình thường xuyên dưới nước bị cấm sử dụng phụ nữ (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH cũng quy định rõ 39 công việc không được sử dụng lao động nữ đang có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Theo đó, ngoài các công việc đã nêu ở trên, danh mục các công việc không được sử dụng phụ nữ đang mang thai và đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi còn bao gồm các việc sau: Trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất  trừ sâu, trừ cỏ, diệt mối mọt, trừ muỗi có chứa Clo hữu cơ và một số hóa chất có khả năng gây biến đổi gen và ung thư; Các công việc ở môi trường bị ô nhiễm bởi điện từ trường vượt mức quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép; Các công việc trong sản xuất cao su (phôi liệu, cân đong…); Làm việc ở lò lên men thuốc lá, thuốc lào, lò sấy điếu thuốc lá; Chế biến lông vũ trong điều kiện hở.

Ngoài ra còn có các công việc khác như: Làm sạch nồi hơi, ống dẫn khí; Quay máy ép lọc trong nhà máy; Lái máy kéo nông nghiệp; Mang vác nặng trên 20kg; Xáo đảo xúc bùn ao nuôi cá; Công việc phải ngâm mình dưới nước bẩn, dễ bị nhiễm trùng; Công việc có tư thế làm việc gò bó, trong không gian chật hẹp có khi phải nằm, cúi khóm…

Xem thêm:

Làm việc nặng nhọc, mức bồi dưỡng chỉ bằng cái bánh mỳ?

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.