Doanh nghiệp có bắt buộc phải khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên?

Khám sức khỏe định kỳ là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo khả năng lao động của người lao động. Tuy nhiên, pháp luật có buộc doanh nghiệp phải khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên của mình?

Có bắt buộc phải khám sức khỏe định kỳ?

Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động. Vì vậy, khám sức khỏe cho người lao động, kể cả lao động mới và lao động làm việc lâu năm là một việc làm cần thiết.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên? (Ảnh minh họa)

Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định rõ trách nhiệm người sử dụng lao động bắt buộc phải khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên. Theo đó: 

- Doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần/năm;

- Đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người khuyết tật; lao động chưa thành niên; lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

Các doanh nghiệp có chế độ phúc lợi tốt có thể tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên nhiều hơn số lần theo quy định của pháp luật.

Phạt nặng doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là một trong những nghĩa vụ của người sử dụng lao động, do vậy, với những doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ sẽ bị xử phạt với mức phạt như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân sử dụng lao động không tổ chức khám định kỳ cho nhân viên theo điểm e khoản 3 Điều 17 Nghị định 88/2015/NĐ-CP;

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp sử dụng lao động không tổ chức khám định kỳ cho nhân viên theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

Khám sức khỏe định kỳ là quyền lợi của người lao động nhưng cũng là trách nhiệm của người sử dụng lao động nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe người lao động, đảm bảo năng suất, chất lượng công việc. Mỗi doanh nghiệp nên tự ý thức được tầm quan trọng của biện pháp này để nghiêm túc thực hiện theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:

4 việc doanh nghiệp “quên”, người lao động có quyền "đòi"

Làm việc nặng nhọc, mức bồi dưỡng chỉ bằng cái bánh mỳ?

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.