Mẫu bản khai để công nhận và giải quyết chế độ thương binh

Hiện nay, mẫu bản khai để công nhận và giải quyết chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh áp dụng theo mẫu số 08 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

1. Bản khai để công nhận và giải quyết chế độ thương binh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
‎ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
‎ -------------------

BẢN KHAI

Để công nhận và giải quyết chế độ thương binh/
‎ người hưởng chính sách như thương binh

Họ và tên: ..................................................................................................

Ngày tháng năm sinh: .................................... Nam/Nữ: ...........................

CCCD/CMND số .................... Ngày cấp ..............Nơi cấp .......................

Quê quán: ..................................................................................................

Nơi thường trú: ..........................................................................................

Số điện thoại: .............................................................................................

Nhập ngũ/tham gia công tác ngày ......tháng ...... năm …….

Phục viên (xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu): ngày ..... tháng ... năm .........

Hiện nay đang hưởng chế độ (bệnh binh, mất sức lao động):

Số lần bị thương:

Thông tin bị thương

Lần 1

Lần 2

Lần……

Ngày tháng năm bị thương

 

 

 

Cơ quan, đơn vị khi bị thương

 

 

 

Cấp bậc, chức vụ khi bị thương

 

 

 

Nơi bị thương

 

 

 

Các vết thương

 

 

 

Điều trị sau khi bị thương tại

 

 

 

Thời gian ra viện

 

 

 

 

...., ngày... tháng... năm... 

Xác nhận của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền 1 
‎ Ông (bà) ...................... 
‎ hiện thường trú tại ................. 
‎ và có chữ ký trên bản khai là đúng. 
‎ QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ 
‎ (Chữ ký, dấu) 
‎ Họ và tên 

……, ngày ... tháng ... năm ..… 

Người khai 
‎ (Ký, ghi rõ họ và tên) 

___________________

Ghi chú: 1 Trường hợp người bị thương thuộc quân đội, công an đã phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc thì Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Trường hợp người bị thương đang tại ngũ, công tác trong quân đội, công an thì cơ quan đơn vị trực tiếp quản lý xác nhận.

 
Mẫu bản khai để công nhận và giải quyết chế độ thương binh
Mẫu bản khai để công nhận và giải quyết chế độ thương binh (Ảnh minh họa)

2. Thủ tục công nhận thương binh đối với người thuộc quân đội

2.1. Đối với người bị thương thuộc quân đội đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, chuyển ngành, nghỉ hưu

Theo Điều 76, 77 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, Điều 17 Thông tư 55/2022/TT-BQP, trình tự, thủ tục công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ bị thương trong chiến tranh đã chuyển ra như sau:

Bước 1: Người bị thương lập bản khai theo Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP kèm theo giấy tờ chứng minh quá trình tham gia cách mạng quy định khoản 1 Điều 76 Nghị định 131/2021/NĐ-CP gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú và tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 77 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, xác nhận bản khai, niêm yết công khai danh sách tại thôn, xã nơi người bị thương thường trú trước khi nhập ngũ; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của Nhân dân.

Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 40 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai.

Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 12 ngày kể từ ngày có kết quả niêm yết công khai phải:

- Tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét đối với các trường hợp không có ý kiến khiếu nại, tố cáo của Nhân dân, lập biên bản theo Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

- Gửi biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công, biên bản kết quả niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ tại khoản 1 Điều 77 Nghị định 131/2021/NĐ-CP đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.

- Trường hợp người bị thương trước khi nhập ngũ thường trú ở địa phương khác thì trong thời gian 03 ngày làm việc có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú trước khi nhập ngũ thực hiện các thủ tục tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 77 Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú trước khi nhập ngũ có trách nhiệm thực hiện các thủ tục tại điểm a, b khoản 2 Điều 77 Nghị định 131/2021/NĐ-CP; gửi biên bản kết quả niêm yết công khai và biên bản Hội đồng đề nghị xác nhận người có công theo Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP này đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú.

Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ giấy tờ theo tại điểm a, b khoản 2 Điều 77 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú, gửi biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công, biên bản kết quả niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ tại khoản 1 Điều 77 Nghị định 131/2021/NĐ-CP đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.

Bước 4: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều 77 Nghị định 131/2021/NĐ-CP; có trách nhiệm rà soát, kiểm tra các giấy tờ làm căn cứ đề nghị công nhận thương binh; có văn bản kèm theo danh sách và giấy tờ nêu trên đề nghị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.

Bước 5: Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt và cấp giấy chứng nhận bị thương.

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội có văn bản kèm theo danh sách và hồ sơ đề nghị Cục Chính sách; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh đề nghị Cục Chính trị quân khu.

Trường hợp các giấy tờ tại điểm a khoản 2 Điều 76 Nghị định 131/2021/NĐ-CP không ghi nhận các vết thương cụ thể hoặc trường hợp tại điểm b khoản 2 Điều 76 Nghị định 131/2021/NĐ-CP mà có khai thêm các vết thương khác thì chỉ đạo Hội đồng kiểm tra vết thương thực thể (Hội đồng kiểm tra vết thương thực thể do Thủ trưởng cơ quan Hậu cần làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên gồm: Trưởng phòng (ban) Chính sách, Cán bộ, Bảo vệ an ninh, Quân lực, Quân y và Bệnh xá trưởng (nếu có), kiểm tra và lập biên bản kiểm tra vết thương thực thể theo Mẫu số 46 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, trước khi cấp giấy chứng nhận bị thương.

Bước 6: Cục Chính trị quân khu trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt; có văn bản kèm theo danh sách và hồ sơ đề nghị Cục Chính sách.

Bước 7: Cục Chính sách trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, thẩm định và cấp phiếu thẩm định, chuyển hồ sơ về Cục Chính trị quân khu (đối tượng thuộc thẩm quyền giới thiệu giám định y khoa theo quy định) hoặc cấp giấy giới thiệu (đối tượng còn lại của quân khu và đối tượng thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội) đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.

Bước 8: Hội đồng giám định y khoa các cấp trong thời gian 45 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm tổ chức khám giám định thương tật và thực hiện như quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 55/2022/TT-BQP.

Bước 9: Căn cứ biên bản giám định y khoa, Cục trưởng Cục Chính sách ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.

Đồng thời, cấp giấy chứng nhận thương binh đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% - 20%; chuyển hồ sơ về Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; chuyển biên bản giám định y khoa (đối tượng còn lại của quân khu) về Cục Chính trị quân khu để thực hiện theo quy định.

Bước 10: Cục Chính trị quân khu trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định của Cục Chính sách, cấp giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.

Căn cứ biên bản giám định y khoa, báo cáo Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; đồng thời, cấp giấy chứng nhận thương binh đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% - 20%; chuyển hồ sơ về Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.

Bước 11: Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thực hiện chế độ trợ cấp, phụ cấp và hồ sơ do cơ quan cấp trên chuyển đến; chỉ đạo cơ quan, đơn vị giải quyết chế độ ưu đãi, bàn giao quyết định và giấy chứng nhận thương binh (nếu có) cho đối tượng; di chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đối tượng thường trú để quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi.

Bước 12: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện tiếp chế độ ưu đãi.

2.2. Đối với người bị thương thuộc quân đội đang tại ngũ

Căn cứ theo Điều 78 Nghị định 131/2021, Điều 18 Thông tư 55/2022/TT-BQP, trình tự, thủ tục công nhận thương binh đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ bị thương trong chiến tranh đang tại ngũ, công tác như sau:

Bước 1: Người bị thương lập bản khai theo Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP và tùy từng trường hợp để kèm theo giấy tờ quy định tại Điều 76 Nghị định 131/2021/NĐ-CP gửi cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên.

 

Bước 2: Cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên nơi trực tiếp quản lý đối tượng trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận các giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều 78 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, kiểm tra, niêm yết công khai danh sách người bị thương tại cơ quan, đơn vị (thời gian tối thiểu 15 ngày), lập biên bản kết quả niêm yết công khai.

Xác nhận bản khai cá nhân theo Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày có kết quả niêm yết công khai phải tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công (do Thủ trưởng đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên gồm đại diện các cơ quan: Chính sách, Cán bộ, Quân lực, Quân y) để xem xét đối với trường hợp không có ý kiến khiếu nại, tố cáo và lập biên bản theo Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

Gửi biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công, biên bản niêm yết công khai kèm các giấy tờ nêu trên đến sư đoàn và tương đương trở lên kiểm tra, xét duyệt.

Trường hợp người bị thương khi bị thương ở đơn vị khác thì trong thời gian 05 ngày, có văn bản kèm theo bản photo các giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều 78 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, đề nghị cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên nơi quản lý người bị thương khi bị thương.

Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ của đơn vị quản lý người bị thương khi bị thương, kiểm tra và có văn bản kèm các giấy tờ theo quy định gửi sư đoàn và tương đương để kiểm tra, xét duyệt.

Cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên nơi quản lý người bị thương khi bị thương, khi nhận được giấy tờ theo quy định, thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định; gửi biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công, biên bản niêm yết công khai đến cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên nơi quản lý người bị thương.

Bước 3: Cấp sư đoàn và tương đương trở lên trong thời gian 17 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, kiểm tra, xét duyệt; cấp giấy chứng nhận bị thương; có văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị cấp trên trực tiếp kiểm tra, xét duyệt theo phân cấp (cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ trong thời gian 03 ngày), gửi đến Cục Chính sách.

Trường hợp các giấy tờ tại điểm a khoản 2 Điều 76 Nghị định 131/2021/NĐ-CP không ghi nhận các vết thương cụ thể hoặc trường hợp tại điểm b khoản 2 Điều 76 Nghị định 131/2021/NĐ-CP có khai thêm các vết thương khác thì chỉ đạo Hội đồng kiểm tra vết thương thực thể (Hội đồng kiểm tra vết thương thực thể do Thủ trưởng cơ quan Hậu cần làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên gồm đại diện các cơ quan: Chính sách, Cán bộ, Bảo vệ an ninh, Quân lực, Quân y và Bệnh xá) kiểm tra và lập biên bản kiểm tra vết thương thực thể theo Mẫu số 46 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, trước khi cấp giấy chứng nhận bị thương.

Bước 4: Cục Chính sách trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định và cấp phiếu thẩm định; chuyển hồ sơ về Cục Chính trị quân khu (đối tượng thuộc thẩm quyền giới thiệu giám định y khoa theo quy định) hoặc cấp giấy giới thiệu (đối tượng còn lại theo quy định) đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.

Bước 5: Cục Chính trị quân khu trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định của Cục Chính sách, có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.

Bước 6: Hội đồng giám định y khoa các cấp trong thời gian 45 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm tổ chức khám giám định thương tật và thực hiện như quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 55/2022/TT-BQP.

Bước 7: Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách (đối tượng của các cơ quan, đơn vị còn lại) trong thời gian 08 ngày kể từ ngày nhận được biên bản giám định y khoa, ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; đồng thời, cấp giấy chứng nhận thương binh đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% đến 20%; chuyển hồ sơ kèm theo quyết định về cơ quan, đơn vị đề nghị để quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi.

Trên đây là mẫu bản khai để công nhận và giải quyết chế độ thương binh là thành phần hồ sơ trong thủ tục làm chế độ thương binh, nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam là một nguyên tắc bắt buộc của tổ chức phát hành. Vậy, đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Trên nhiều video hoặc bài viết cảnh báo lừa đảo của LuatVietnam.vn hoặc các trang web, mạng xã hội hàng loạt bình luận cam kết nhận lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, đây cũng là một “núp bóng” của hành vi lừa đảo. Cùng xem thực hư tại bài viết dưới đây.

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

​Việc mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư mà còn gây ra nhiều rủi ro cho thị trường tài chính. Vậy, mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xử lý như thế nào?