Hồ sơ, thủ tục làm chế độ thương binh [Cập nhật]

Để có thể chuẩn bị hồ sơ cũng như biết được trình tự, thủ tục làm chế độ thương binh như thế nào, bạn đọc vui lòng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận thương binh

Theo khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020, Điều 34 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, điều kiện, tiêu chuẩn công nhận thương binh gồm:

- Là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân.

- Bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể ≥21% .

Hướng dẫn thủ tục làm chế độ thương binh mới nhất Hướng dẫn thủ tục làm chế độ thương binh mới nhất (Ảnh minh họa)

- Được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Stt

Trường hợp

Giải thích

1

Chiến đấu/trực tiếp phục vụ chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia

Trực tiếp phục vụ chiến đấu là thực hiện các nhiệm vụ trong lúc trận đánh đang diễn ra/trong khi địch đang bắn phá:

Cứu thương, tải thương, tải đạn, đảm bảo thông tin liên lạc, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu.

2

Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng

Địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng quy định tại Phụ lục III Nghị định 31/2021

3

Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch

4

Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể

5

Làm nghĩa vụ quốc tế

6

Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh

7

Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập/làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm

- Nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập có tính chất nguy hiểm trong các trường hợp sau:

+ Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ;

+ Chữa cháy;

+ Chống khủng bố, bạo loạn;

+ Giải thoát con tin;

+ Cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai;

+ Trong huấn luyện chiến đấu, diễn tập của lực lượng: không quân, hải quân, kiểm ngư, cảnh sát biển, đặc công, trinh sát đặc nhiệm, cảnh sát cơ động, đặc nhiệm.

- Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm khi:

+ Chữa cháy;

+ Chống khủng bố, bạo loạn;

+ Giải thoát con tin;

+ Cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai;

+ Thực hiện nhiệm vụ của kiểm ngư, cảnh sát biển; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; rà phá, xử lý, tiêu hủy bom mìn, vật liệu nổ; nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, thử nghiệm, bảo quản, vận chuyển thuốc phóng, thuốc nổ, vũ khí, đạn dược; xây dựng công trình ngầm quốc phòng, an ninh.

8

Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định

Địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn là địa bàn có điều kiện tự nhiên hiểm trở, khắc nghiệt, khó khăn để xảy ra tai nạn, bao gồm các địa bàn theo Phụ lục IV Nghị định 31/2021

9

Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm

Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm là trực tiếp thực thi nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giao nhằm điều tra, phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ đối tượng phạm tội hoặc ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự

10

Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội

Xem xét công nhận thương binh trong trường hợp này bao gồm các yếu tố sau:

- Nhận thức được đầy đủ sự nguy hiểm và tính cấp bách của sự việc.

- Chủ động thực hiện hành vi đặc biệt dũng cảm, chấp nhận hy sinh bản thân.

- Bảo vệ lợi ích quan trọng của Nhà nước, tính mạng và lợi ích hợp pháp của Nhân dân hoặc để ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

- Là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội, được tặng thưởng Huân chương và được cơ quan quản lý nhà nước về người có công tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước.

Trình tự, thủ tục làm chế độ thương binh

Theo Điều 35, 36, 37, 38, 39 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP hồ sơ, thủ tục làm chế độ thương binh như sau:

Bước 1: Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ sau:

- Bản tóm tắt bệnh án điều trị vết thương của bệnh viện tuyến huyện/trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an)

- Kèm theo một trong các giấy tờ sau:

Stt

Trường hợp bị thương

Giấy tờ

1

Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia

Giấy xác nhận trường hợp bị thương do các cơ quan, đơn vị đã được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 131/2021 cấp

2

Làm nghĩa vụ quốc tế

- Quyết định cử đi làm nghĩa vụ quốc tế do thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp.

- Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương lập.

Trường hợp không có biên bản xảy ra sự việc thì phải có giấy xác nhận trường hợp bị thương do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 131/2021 cấp.

3

Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh

Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương lập

4

Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm

Văn bản giao làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập/làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm kèm biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương lập

5

Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm

- Bản kế hoạch công tác/quyết định, danh sách phân công làm nhiệm vụ/giấy xác nhận giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương;

- Biên bản họp cấp ủy, lãnh đạo, cơ quan đơn vị quản lý người bị thương thống nhất việc đề nghị công nhận thương binh;

- Bản án/bản kết luận điều tra vụ án hình sự của cơ quan điều tra.

Trường hợp không có bản án, bản kết luận vụ án của cơ quan điều tra thì phải kèm báo cáo kết thúc điều tra vụ việc/báo cáo kết quả điều tra vụ việc của cơ quan điều tra có thẩm quyền và một trong các giấy tờ sau:

- Quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với trường hợp không xác định được đối tượng phạm tội;

- Quyết định truy nã bị can đối với trường hợp đối tượng phạm tội bỏ trốn hoặc không xác định được nơi đối tượng thường trú;

- Quyết định gia hạn điều tra;

- Quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc đã chết.

Trường hợp bản án, bản kết luận vụ án, báo cáo kết thúc điều tra vụ việc hoặc báo cáo kết quả điều tra vụ việc không thể hiện rõ trường hợp bị thương thì phải kèm theo biên bản xảy ra sự việc và báo cáo vụ việc của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương.

7

Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội

a) Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập; đối với việc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội phải có kết luận của cơ quan điều tra cấp huyện trở lên.

b) Bản sao được chứng thực từ Quyết định tặng thưởng Huân chương và Quyết định tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

8

Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định

- Quyết định phân công nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền;

- Biên bản xảy ra sự việc kèm theo bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn đặc biệt khó khăn như: lý lịch cán bộ; lý lịch quân nhân; lý lịch đảng viên; hồ sơ bảo hiểm xã hội.

Bước 2: gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 36 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

Bước 3: Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận bị thương theo Mẫu số 35 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP và chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người bị thương thường trú.

Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 Phụ lục 1 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.

Bước 5: Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định thương tật, gửi biên bản giám định y khoa theo Mẫu số 78 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 6: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm:

- Ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên.

Hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần theo Mẫu số 61 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% đến 20%.

Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng là: cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên; mù hoàn toàn hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt thì được hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh. Đồng thời cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

Trên đây là hướng dẫn thủ tục làm chế độ thương binh, nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay tổng đài 19006192 để được hướng dẫn.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách phòng tránh

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách phòng tránh

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách phòng tránh

Bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối được cả xã hội quan tâm bởi những hậu quả nghiêm trọng để lại cho nạn nhân. Vậy nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường hiện nay là do đâu? Cách phòng tránh như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Học tại chức là gì? Học đại học tại chức mất bao nhiêu năm?

Học tại chức là gì? Học đại học tại chức mất bao nhiêu năm?

Học tại chức là gì? Học đại học tại chức mất bao nhiêu năm?

Học tại chức là điều mà người đi làm rất quan tâm khi muốn nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Vậy học tại chức là gì? Giá trị bằng đại học tại chức có giá trị ngang bằng với việc đào tạo chính quy hay không? Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp trong bài viết này nhé!

Khóa học pháp chế: Học ở đâu chất lượng, có việc làm ngay?

Khóa học pháp chế: Học ở đâu chất lượng, có việc làm ngay?

Khóa học pháp chế: Học ở đâu chất lượng, có việc làm ngay?

Làm pháp chế đang là hướng đi của nhiều sinh viên luật sau khi tốt nghiệp, thế nhưng tìm được khóa học pháp chế chất lượng để trang bị tốt kiến thức thực tế lại là băn khoăn của rất nhiều sinh viên. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để làm rõ vấn đề này.