Mẫu giấy xác nhận thương binh mới nhất theo Nghị định 131

Mẫu giấy xác nhận thương binh mới nhất hiện nay là mẫu số 102 được ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

1. Mẫu giấy xác nhận thương binh mới nhất 

(Mặt trước)

Ảnh

(02x03cm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN …..1…….

Số:……2

Họ và tên:…………………………………

Ngày tháng năm sinh:……………………

Ngày…………tháng…………năm……..
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên

(Mặt sau)

CCCD/CMND/GKS số:……………Ngày cấp……………….. Nơi cấp …………………………

Quê quán: …………………………………………………………………

Nơi thường trú: ……………………………………………………………

Được cấp giấy chứng nhận theo quyết định số…… ngày…… tháng…… năm……………. của.

Tỷ lệ tổn thương cơ thể (nếu có): …………………………………………

Theo quy định, Giấy xác nhận thương binh được in bằng chất liệu giấy cứng, kích thước 9x6 cm, đường diềm và bốn góc bên ngoài đường diềm được trang trí bằng các họa tiết hoa văn, hình nền in hình trống đồng và hình ngôi sao ở giữa.

Nội dung, bố cục, phông chữ, cỡ chữ, màu sắc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định đảm bảo đẹp, trang trọng, đầy đủ nội dung theo quy định.

1. Ghi rõ tên đối tượng: Thương binh.

2. Số giấy chứng nhận là số ký hiệu của hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi, áp dụng đối với cả trường hợp cấp lại.

Mẫu giấy xác nhận thương binh mới nhất
Mẫu giấy xác nhận thương binh mới nhất (Ảnh minh họa)


2. Điều kiện công nhận thương binh

Theo khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân được công nhận là thương binh khi:

Bị thương trong các trường hợp sau và có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên:

- Chiến đấu/trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

- Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng;

- Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

- Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể;

- Làm nghĩa vụ quốc tế;

- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

- Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

- Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục quy định của Chính phủ;

- Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;

- Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

3. Thủ tục công nhận thương binh với người thuộc quân đội

Theo Điều 7 Thông tư 55/2022/TT-BQP, quy trình công nhận thương binh đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ bị thương như sau:

Bước 1. Cấp Giấy chứng nhận bị thương

Khi quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ bị thương:

Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương cấp trung đoàn và tương đương trở lên, kiểm tra, xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo Điều 37 Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

Trong vòng 09 ngày, từ ngày hoàn thiện các giấy tờ trên, cấp giấy chứng nhận bị thương kèm theo hồ sơ đề nghị cấp trên trực tiếp kiểm tra, xét duyệt theo phân cấp (cấp sư đoàn và tương đương trong thời gian 03 ngày; cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ trong thời gian 03 ngày), gửi đến Cục Chính sách.

Lưu ý, trường hợp bị thương do có hành động đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội:

Trước khi cấp giấy chứng nhận bị thương, cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận bị thương có văn bản đề nghị kèm Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh/Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập; kết luận của cơ quan điều tra cấp huyện trở lên (đối với việc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội) gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước.

Bước 2. Cục Chính sách trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, thẩm định và cấp phiếu thẩm định, chuyển hồ sơ về Cục Chính trị quân khu (đối tượng thuộc thẩm quyền giới thiệu giám định y khoa theo quy định) hoặc cấp giấy giới thiệu (đối tượng còn lại theo quy định) đối với trường hợp đủ điều kiện kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.

Bước 3. Cục Chính trị quân khu trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định của Cục Chính sách, có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.

Bước 4. Hội đồng giám định y khoa các cấp thực hiện theo phân cấp, trong thời gian 45 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, tổ chức khám giám định thương tật với các thương tật theo giấy giới thiệu và giấy chứng nhận bị thương.

Ban hành biên bản giám định y khoa, gửi biên bản về cơ quan, đơn vị giới thiệu giám định. Trường hợp chưa ban hành biên bản giám định y khoa phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, đơn vị giới thiệu giám định và nêu rõ lý do.

Trường hợp kết quả giám định thương tật có vết thương phải sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị chỉnh hình phục hồi chức năng theo quy định thì Giám đốc Bệnh viện nơi tổ chức Hội đồng giám định y khoa, có trách nhiệm cấp giấy khám và chỉ định việc sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị chỉnh hình phục hồi chức năng.

Hội đồng giám định y khoa Bộ Quốc phòng, Hội đồng giám định y khoa Bệnh viện Quân y 175 thực hiện khám giám định phúc quyết theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đối với các đối tượng khám giám định.

Bước 5. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý), Cục trưởng Cục Chính sách (đối tượng của các cơ quan, đơn vị còn lại) trong thời gian 04 ngày kể từ ngày nhận được biên bản giám định y khoa, ban hành:

- Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi;

- Cấp giấy chứng nhận thương binh theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần theo Mẫu số 61 Phụ lục I Nghị định với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% - 20%.

Sau đó, chuyển hồ sơ kèm theo quyết định về cơ quan, đơn vị đề nghị để quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi.

Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục làm chế độ thương binh [Cập nhật]

Trên đây là mẫu giấy xác nhận thương binh mới nhất, nếu cần thêm thông tin vui lòng gọi ngay đến số 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?