Hiến pháp là gì? Đặc trưng và nội dung cơ bản của Hiến pháp

Hiến pháp có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến mọi vấn đề trong đời sống, xã hội. Hãy cùng tìm hiểu Hiến pháp là gì và các đặc trưng cơ bản của Hiến pháp tại bài viết này.

 

1. Hiến pháp là gì?

Tại Điều 119 Hiến pháp 2013 định nghĩa:

Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều sẽ bị xử lý. 

Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.

Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.

Hiến pháp là gì? Đặc trưng và nội dung cơ bản của Hiến pháp
Hiến pháp là gì? Đặc trưng và nội dung cơ bản của Hiến pháp (Ảnh minh họa)

 

2. Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng?

Việc xây dựng hiến pháp không đơn giản, do nhiều cơ quan cùng thực hiện:

Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Sau đó, Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. 

Ủy ban dự thảo Hiến pháp có nhiệm vụ soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp. 

Hiến pháp sẽ được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Thời hạn công bố và thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

(Theo Điều 120 Hiến pháp 2013)
 

3. Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp sẽ đều bị xử lý. 

(Theo Điều 119 Hiến pháp 2013)
 

4. Đặc điểm của Hiến pháp là gì?

Để hiểu rõ hơn về Hiến pháp là gì, bạn cần biết đến 04 đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, Hiến pháp là luật cơ bản, là “luật mẹ”, luật gốc. Nó là nền tảng, là cơ sở để xây dựng và phát triển toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia. Mọi đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải căn cứ vào hiến pháp để ban hành.

Thứ hai, Hiến pháp là luật tổ chức: Hiến pháp quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, là luật xác định cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; quy định cấu trúc các đơn vị hành chính lãnh thổ và cách thức tổ chức chính quyền địa phương.

Thứ ba, Hiến pháp là luật bảo vệ: Các quyền con người và công dân bao giờ cũng là một phần quan trọng của hiến pháp. Do hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước nên các quy định về quyền con người và công dân trong hiến pháp là cơ sở pháp lý chủ yếu để nhà nước và xã hội tôn bọng và bảo đảm thực hiện các quyền con người và công dân.

Thứ tư, Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý tối cao: Tất cả các văn bản pháp luật khác không được trái với hiến pháp. Bất kì văn bản pháp luật nào trái với hiến pháp đều phải bị hủy bỏ.

 

5. Hiến pháp quy định những vấn đề gì?

Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triền đất nước, bản chất Nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức bộ máy nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Hiến pháp là gì? Đặc trưng và nội dung cơ bản của Hiến pháp
Hiến pháp là gì? Đặc trưng và nội dung cơ bản của Hiến pháp (Ảnh minh họa)

 

6.  Nội dung cơ bản của Hiến pháp hiện hành

Hiến pháp 2013 hiện hành có 120 Điều với các nội dung gồm:

- Chế độ chính trị: Từ Điều 1 - Điều 13

  • Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

  • Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

  • Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. 

  • Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

  • Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

  • Giải thích về vai trò và vị trí của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức của Đảng.

  • Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

  • Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.

  • Quy định về việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

  • Quy định về vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam

  • Quy định về Quốc kỳ, Quốc, Quốc ca, ngày Quốc và Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Điều 14 - Điều 49

  • Quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

  • Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

  • Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

  • Quyền có nơi ở hợp pháp, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

  • Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước.

  • Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

  • Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.

  • Quyền bình đẳng giới.

  • Qyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân...

  • Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.

  • Quy định về các nghĩa vụ: Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. bảo vệ Tổ quốc, tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng, nghĩa vụ nộp thuế...

- Chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường: Điều 50 - Điều 63

  • Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

  • Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động.

  • Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

  • Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước.

  • Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

  • Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

  • Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu...

- Bảo vệ tổ quốc: Điều 64 - Điều 68

  • Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân.

  • Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân.

  • Quy định về nhiệm vụ, vai trò của lực lượng vũ trang nhân dân.

- Quốc hội: Điều 69 - Điều 85

  • Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

  • Quy định về những nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Quốc hội.

- Chủ tịch nước: Điều 86 - Điều 93

  • Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

  • Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

  • Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

  • Nhiệm kỳ, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước.

- Chính phủ: Điều 94 - Điều 101 quy định về vị trí, vai trò, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ.

- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân: Điều 102 - Điều 109 quy định về vị trí, vai trò, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

- Chính quyền địa phương: Điều 110 - Điều 116

  • Phân định các đơn vị hành chính

  • Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

- Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước: Điều 117 - Điều 118 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia vàKiểm toán nhà nước.

- Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp: Điều 119 - Điều 120

  • Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất.

  • Quy định trình tự làm, sửa đổi Hiến pháp.

 

7. Nước ta có mấy bản hiến pháp?

Từ khi thành lập đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp. Cụ thể:

7.1. Hiến pháp năm 1946

- Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, dưới ách cai trị hà khắc, tàn bạo của thực dân, phong kiến, nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không có tự do, dân chủ. Ngay từ khi chưa giành được chính quyền, tại Hội nghị Trung ương 7/11/1940, Đảng ta đã chủ trương khi giành được chính quyền cần “Ban bố Hiến pháp dân chủ; ban bố những quyền tự do dân chủ cho nhân dân”. 

Một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ cấp bách là xây dựng một bản Hiến pháp dân chủ cho nước Việt Nam.

- Sau 10 tháng chuẩn bị tích cực kể từ sau cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa đầu tiên vào ngày 06/01/1946, ngày 09/11/1946, Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 2 đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (với 240/242 phiếu tán thành).

7.2. Hiến pháp năm 1959

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và từng bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tạm thời đặt dưới sự kiểm soát của Mỹ - Ngụy.

Sự thay đổi của tình hình chính trị - xã hội nói trên đã làm cho Hiến pháp 1946 không có điều kiện áp dụng trên phạm vi cả nước. Mặt khác, nhiều quy định của Hiến pháp 1946 cũng không còn phù hợp với điều kiện cách mạng nước ta ở miền Bắc lúc bấy giờ.

Vì vậy, việc yêu cầu sửa đổi Hiến pháp 1946 đã được đặt ra. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Chính phủ đã thành lập một Ban sửa đổi Hiến pháp với 28 thành viên, do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng Ban. Ngày 01/4/1959, Bản dự thảo Hiến pháp mới đã được công bố để toàn dân thảo luận và đóng góp ý kiến

- Ngày 31/12/1959, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp năm 1946. Ngày 01/01/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh công bố Hiến pháp năm 1959.

7.3. Hiến pháp năm 1980

- Ngày 30/4/1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất. Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu đã bầu ra 492 vị đại biểu Quốc hội (khóa VI).

- Tại kỳ họp này, ngày 02/7/1976, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước ta thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời  ban hành Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp 1959 và thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 người.

Tháng 8/1979, bản Dự thảo Hiến pháp mới được đưa ra lấy ý kiến nhân dân cả nước.

- Ngày 18/12/1980, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Với Hiến pháp năm 1980, lần đầu tiên vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được hiến định tại Điều 4, đây là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội. 

7.4. Hiến pháp năm 1992

- Trong những năm cuối của thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nhiều quy định của Hiến pháp năm 1980 không còn phù hợp với yêu cầu xây dựng đất nước trong điều kiện mới.

- Ngày 22/12/1988, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa VIII đã ra Nghị quyết thành lập Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp gồm 28 người.

- Ngày 15/4/1992, trên cơ sở tổng hợp ý kiến của nhân dân cả nước, Bản dự thảo Hiến pháp mới lần này đã được Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 11 thông qua.

- Ngày 25/12/2001, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

- Hiến pháp năm 1992 được gọi là Hiến pháp của Việt Nam trong thời kỳ đầu của tiến trình đổi mới.

7.5. Hiến pháp năm 2013

Ngày 06/8/2011, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết 06/2011/QH13 thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gồm 30 thành viên.

Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII chính thức thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Hiến pháp năm 2013, thay thế cho Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).

Ngày 08/12/2013, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014.   

Trên đây là các thông tin về: Hiến pháp là gì? Đặc trưng và nội dung cơ bản của Hiến pháp. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng gọi tới tổng đài 19006192 để được giải đáp.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?