Chế độ, chính sách đối với người được huy động chữa cháy, cứu nạn theo Nghị định 105

Người được huy động chữa cháy, cứu nạn trong các trường hợp khẩn cấp, nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Vậy chế độ, chính sách đối với họ ra sao? Theo dõi bài viết để biết chi tiết.

Chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Điều 32, 33 và 34 Nghị định 105/2025/NĐ-CP (áp dụng từ ngày 01/7/2025) quy định chi tiết về chế độ, chính sách đối với người được huy động tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, bao gồm các khoản hỗ trợ, bồi dưỡng, trợ cấp y tế và trợ cấp cho thân nhân khi có sự cố xảy ra.

Cụ thể, chế độ áp dụng cho những người không thuộc lực lượng chuyên trách nhưng tham gia tích cực trong công tác cứu hộ, chữa cháy.

(1) Bồi dưỡng đối với người tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ:

- Dưới 02 giờ: Người tham gia được hưởng tiền bồi dưỡng tối thiểu bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.

- Từ 02 đến dưới 04 giờ: Tiền bồi dưỡng tối thiểu là 0,45 ngày lương tối thiểu vùng.

- Từ 04 giờ trở lên hoặc tham gia nhiều ngày: Tiền bồi dưỡng tối thiểu bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng cho mỗi 04 giờ. Nếu tham gia vào ban đêm (từ 22 giờ đến 6 giờ sáng), mức tiền bồi dưỡng tính gấp đôi.

Theo đó, cấp có thẩm quyền huy động sẽ chịu trách nhiệm chi trả tiền bồi dưỡng cho cá nhân tham gia, đối với những người không thuộc trường hợp huy động, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ chi trả từ ngân sách nhà nước.

(2) Chế độ hỗ trợ khi bị tai nạn, bị thương khi tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ:

- Chi phí khám chữa bệnh: Người tham gia được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh khi bị tai nạn hoặc thương tật trong thời gian tham gia công tác cứu hộ.

- Trợ cấp suy giảm khả năng lao động: Trợ cấp được cấp cho người tham gia chữa cháy, cứu nạn bị thương dẫn đến suy giảm khả năng lao động. Mức trợ cấp được tính một lần hoặc hàng tháng, phụ thuộc vào kết quả giám định y khoa.

- Hồ sơ giải quyết chế độ:

  • Đối với chi phí khám chữa bệnh: Đơn đề nghị thanh toán chi phí, hóa đơn, giấy ra viện.
  • Đối với trợ cấp suy giảm khả năng lao động: Đơn đề nghị trợ cấp, giấy ra viện, biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

(3) Trợ cấp cho thân nhân khi người tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bị chết:

- Trợ cấp tiền tuất: Nếu người tham gia chết do tai nạn trong khi tham gia chữa cháy hoặc cứu nạn, thân nhân sẽ được trợ cấp tiền tuất một lần hoặc hằng tháng.

- Chi phí mai táng: Thân nhân cũng sẽ được hỗ trợ chi phí mai táng tương đương với mức trợ cấp mai táng đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội.

- Hồ sơ giải quyết trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng:

  • Đơn đề nghị trợ cấp tiền tuất, mai táng và giấy chứng tử.
  • Trình tự giải quyết: Hồ sơ được gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, thẩm định và ra quyết định chi trả trong vòng 05 ngày làm việc.
Chế độ, chính sách đối với người được huy động chữa cháy, cứu nạn
Chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (Ảnh minh họa)

Thủ tục huy động người tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Điều 17 Nghị định 105/2025/NĐ-CP quy định thủ tục huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản để tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Cụ thể, các thủ tục này bao gồm:

  • Việc huy động bằng văn bản hoặc lời nói
  • Các yêu cầu về thông tin liên lạc
  • Trách nhiệm của người có thẩm quyền trong quá trình thực hiện công tác huy động.

Theo đó, huy động bằng văn bản hoặc lời nói:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền huy động lực lượng, người, phương tiện và tài sản thuộc phạm vi quản lý để tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Nếu huy động bằng lời nói, người có thẩm quyền phải cung cấp thông tin chi tiết gồm:

  • Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có thẩm quyền huy động.
  • Địa chỉ và số điện thoại liên lạc.
  • Căn cứ huy động, yêu cầu về người, phương tiện, tài sản cần huy động, thời gian, địa điểm tập kết và nhiệm vụ tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
  • Sau 05 ngày, phải thể hiện bằng văn bản theo Mẫu số PC10 kèm theo Nghị định này và gửi cho đơn vị, cá nhân được huy động.

- Huy động bằng mệnh lệnh:

Người có thẩm quyền tại các điểm b và c khoản 5 Điều 26 của Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm: Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Bộ trưởng Bộ Công an… có trách nhiệm thực hiện việc huy động lực lượng, người, phương tiện và tài sản thuộc phạm vi quản lý bằng mệnh lệnh.

Sau khi kết thúc nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, người có thẩm quyền phải cung cấp văn bản thể hiện quyết định huy động theo Mẫu số PC10 và gửi cho đơn vị, cá nhân được huy động.

Trên đây là Chế độ, chính sách đối với người được huy động chữa cháy, cứu nạn.

1900 6192 để được giải đáp qua tổng đài
0936 385 236 để sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa

Tin cùng chuyên mục