Review nghề pháp chế - người "gác cổng" của doanh nghiệp

Nhu cầu đối với pháp chế doanh nghiệp ở Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Hãy cùng theo dõi review nghề pháp chế dưới đây để có cái nhìn tổng thể về nghề này.

1. Pháp chế là công việc có tính chất đặc thù

Công việc của pháp chế doanh nghiệp không có một khuôn mẫu chung, phụ thuộc khá nhiều vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp, phạm vi công việc mà lãnh đạo giao cho pháp chế…

Không giống với công chứng viên, thừa phát lại, công việc có tính chất chung, tương đối giống nhau. Công chứng viên thì công chứng hợp đồng, giao dịch… Thừa phát lại tống đạt giấy tờ, lập vi bằng…

Có thể thấy, pháp chế công ty kinh doanh bất động sản thì đòi hỏi nhiều về kiến thức pháp lý về đất đai, đầu tư, kinh doanh bất động sản.

Hay pháp chế của công ty kinh doanh F&B thì một pháp chế viên phải hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm…

Do đó, khi “nhảy” việc từ công ty này sang công ty khác có lĩnh vực kinh doanh khác, người làm pháp chế cần thời gian để thích nghi và làm quen với công việc chứ không thể bắt tay vào làm ngay. Nên các doanh nghiệp khi tuyển dụng đều ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực cùng ngành, nghề.

Tuy nhiên, người đã có kinh nghiệm làm pháp chế doanh nghiệp thì sẽ dễ dàng bắt nhịp với công việc, bởi tựu chung thì pháp chế doanh nghiệp cũng sẽ có những đầu công việc tương tự.

Suy cho cùng, dù ở bất cứ doanh nghiệp nào, người làm pháp chế cũng là người đảm bảo an toàn pháp lý theo cách có lợi nhất cho công ty – người “gác cổng” của doanh nghiệp.

Review nghề pháp chế doanh nghiệp
Review nghề pháp chế doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

2. Pháp chế chính là một luật sư của doanh nghiệp

Pháp chế là người tư vấn, đại diện doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp càng lớn khả năng xảy ra tranh chấp càng nhiều.

Lúc này, pháp chế doanh nghiệp sẽ phải làm những công việc của một luật sư như nghiên cứu hồ sơ, soạn đơn khởi kiện, lên phương án bảo vệ quyền lợi...

Do đó, một số doanh nghiệp yêu cầu pháp chế phải có thẻ luật sư bởi kiến thức, kỹ năng hành nghề của luật sư sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc pháp chế.

Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động tranh tụng của pháp chế doanh nghiệp liên quan đến hợp đồng thương mại, tranh chấp lao động, hợp đồng hợp tác đầu tư…

Nói chung, tùy vào phạm vi công việc mà Ban lãnh đạo giao cho pháp chế thì bộ phận pháp chế ở mỗi công ty lại có đặc thù khác nhau.

3. Làm pháp chế không “oai” như nhiều người vẫn nghĩ

Chỉ cần nghe đến làm pháp chế cho doanh nghiệp thì đa phần mọi người đều cho rằng đây là vị trí có tiếng nói trong công ty, nhưng thực tế đôi khi không phải vậy.

Đơn cử có thể kể đến những vấn đề hay gặp phải như, pháp chế tư vấn, kiến nghị nhưng lãnh đạo không nghe muốn pháp chế phải làm theo ý mình hay các phòng, ban quen với cách làm việc theo thói quen. Tức là, dù có nội quy, quy chế, quy trình nội bộ đầy đủ nhưng vẫn làm tắt, làm ẩu.

4. Pháp chế lương cao đi cùng với áp lực lớn

Không có bất kỳ một công việc nào gọi là “việc nhẹ lương cao” và đương nhiên pháp chế doanh nghiệp cũng không ngoại lệ.

Không ít nhân viên pháp chế phải làm việc không kể ngày đêm, 24/7 bất kỳ khi nào doanh nghiệp cần là phải có mặt. Không chỉ áp lực về mặt thời gian mà còn chịu áp lực từ cấp trên, làm việc phải nhanh nhưng phải chuẩn, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Người làm pháp chế còn phải đứng giữa ranh giới có nên thỏa hiệp với yêu cầu của lãnh đạo nhưng trái quy định pháp luật hay không, tuy nhiên, xin nhấn mạnh rằng, người làm pháp chế phải luôn đặt mình ở vị trí an toàn thì doanh nghiệp mới an toàn.

5. Làm pháp chế tiềm ẩn không ít rủi ro

Tiếp xúc hàng ngày với pháp luật nhưng đôi khi vì chỉ đạo của cấp trên mà người làm pháp chế bất chấp để đạt được lợi ích cho công ty. Điều này rất dễ đẩy pháp chế vào vòng lao lý. Chắc mọi người chưa quên cô cử nhân Luật - Phó Tổng Giám đốc phụ trách pháp lý của Công ty CP Tập đoàn địa ốc Alibaba - Nguyễn Huỳnh Tú Trinh đang trả giá cho những hành vi phạm tội của mình.

Làm pháp chế tiềm ẩn không ít rủi ro nếu làm việc bất chấp
Làm pháp chế tiềm ẩn không ít rủi ro nếu làm việc bất chấp (Ảnh minh họa)

Quan điểm, “pháp chế là tuân thủ pháp luật” tuy không còn hoàn toàn đúng trong hoàn cảnh hiện nay nhưng làm pháp chế thì phải biết rủi ro đến đâu và đừng để chính bản thân mình là người làm nghề luật nhưng lại gặp rủi ro do làm trái quy định pháp luật.

Dù làm nghề gì đi chăng nữa, cống hiến, tận tâm luôn là một trong những điều cần thiết nhưng phải biết đâu là điểm dừng.

Trên đây là những cảm nhận review nghề pháp chế, pháp chế doanh nghiệp vẫn là lựa chọn tối ưu của nhiều người, mọi người có thể tham gia khóa học pháp chế tại Học viện ICA để nghe review chi tiết cũng như rèn luyện các kỹ năng theo các giảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động pháp chế doanh nghiệp.

Liên hệ: 

Fanpage: https://www.facebook.com/phapche.edu.vn

Website: https://phapche.edu.vn/

Hotline: 0564.646.646

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp các chính sách mới về tài nguyên môi trường có hiệu lực tháng 7/2023

Tổng hợp các chính sách mới về tài nguyên môi trường có hiệu lực tháng 7/2023

Tổng hợp các chính sách mới về tài nguyên môi trường có hiệu lực tháng 7/2023

Hàng loạt chính sách mới về tài nguyên môi trường được quy định tại Thông tư 40/2022/TT-BCT, Nghị định 27/2023/NĐ-CP, Thông tư 34/2023/TT-BTC, Thông tư 08/2023/TT-BKHCN, Luật Dầu khí số 12/2022/QH15 sẽ chính thức có hiệu lực vào Tháng 07 tới đây.