Từ 01/7/2025, chủ hộ kinh doanh không đóng BHXH bị phạt thế nào?

Quy định chủ hộ kinh doanh bắt buộc tham gia BHXH và mức phạt khi chủ hộ kinh doanh không đóng BHXH bắt buộc theo Luật bảo hiểm xã hội 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết sau đây.

Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, quy định hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động như sau:

“1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây để không đóng hoặc đóng không đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động:

a) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

b) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

c) Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp hơn quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này

đ) Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật này và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định tại Điều 35 của Luật này;

e) Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm thất nghiệp sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định tại Điều 35 của Luật này;

g) Các trường hợp khác bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Chính phủ.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định các trường hợp thuộc khoản 1 Điều này nhưng có lý do chính đáng thì không bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.”

và khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:

“1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm phát hiện và đôn đốc bằng văn bản.

...
2. Cơ quan bảo hiểm xã hội công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Cơ quan bảo hiểm xã hội gửi thông tin về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và cơ quan thanh tra có liên quan để xem xét xử lý theo thẩm quyền.”

Như vậy, Chủ hộ kinh doanh không đóng bảo hiểm xã hôi bắt buộc thuộc trường hợp trốn đóng BHXH theo quy định.

Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm công khai về việc người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên Cổng thông tin điện tử. Đồng thời gửi thông tin vi phạm đến cơ quan quản lý nhà nước về BHXH và cơ quan thanh tra có liên quan để xem xét xử lý.

Chủ hộ kinh doanh không đóng BHXH bị phạt thế nào?

2. Chủ hộ kinh doanh phải tham gia đóng BHXH từ 01/7/2025?

Trước đây, theo Luật BHXH 2014 chủ hộ kinh doanh cá thể không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Nếu có nhu cầu thì chủ hộ kinh doanh cá thể có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2025, căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;

m) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;”

Như vậy từ ngày 01/7/2025, ngoài việc đóng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thì chủ hộ kinh doanh cũng thuộc đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc.

Theo Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, quy định mức phạt liên quan đến đóng BHXH bắt buộc như sau:

“6. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

10. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này;

b) Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này từ 30 ngày trở lên.”

Như vậy, trường hợp không đóng BHXH bắt buộc thì Chủ hộ kinh doanh có thể bị phạt vi phạm như sau:

* Mức phạt tiền:

  • Phạt 18 - 20% tổng số tiền BHXH, BHTN phải đóng (tối đa 75 triệu đồng) nếu Chủ hộ kinh doanh không đóng BHXH, BHTN, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Phạt 50 - 75 triệu đồng nếu Chủ hộ kinh doanh trốn đóng BHXH, BHTN nhưng chưa bị xử lý hình sự.

* Biện pháp khắc phục:

  • NSDLĐ phải đóng đủ số tiền BHXH, BHTN còn thiếu.
  • NSDLĐ phải nộp lãi bằng 2 lần lãi suất đầu tư quỹ BHXH năm trước tính trên số tiền và thời gian chậm/trốn đóng. Nếu không tự thực hiện, ngân hàng/tổ chức tín dụng sẽ trích từ tài khoản của NSDLĐ số tiền nợ cùng lãi suất không kỳ hạn cao nhất (áp dụng khi vi phạm từ 30 ngày trở lên).

Trên đây là nội dung chi tiết về Chủ hộ kinh doanh không đóng BHXH bị phạt thế nào?

1900 6192 để được giải đáp qua tổng đài
0936 385 236 để sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa

Tin cùng chuyên mục

Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy [Mới nhất]

Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy [Mới nhất]

Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy [Mới nhất]

Nghị định 105/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 quy định rất rõ về Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy. Kiểm tra bảng dưới đây để biết doanh nghiệp của bạn có nằm trong Danh mục này hay không.