Học sinh tiêu biểu và học sinh xuất sắc có gì khác nhau?

Học sinh tiêu biểu và Học sinh xuất sắc đều là những danh hiệu dùng để khen thưởng học sinh khi đạt thành tích nhất định. Cùng tìm hiểu Học sinh tiêu biểu và học sinh xuất sắc có gì khác nhau tại bài viết này.

1. Học sinh tiêu biểu là gì? Điều kiện trở thành học sinh tiêu biểu

Học sinh tiêu biểu là danh hiệu dùng để khen thưởng cho học sinh hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện khi đáp ứng các điều kiện nêu tại Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT.

Năm 2023 - 2024 này, chỉ có ở cấp tiểu học gồm lớp 1, 2, 3, 4  mới áp dụng việc khen thưởng danh hiệu Học sinh tiêu biểu. Sang năm 2024 - 2025 áp dụng việc khen thưởng với tất cả các khối lớp tiểu học.

Học sinh tiêu biểu là gì?
Học sinh tiêu biểu là gì? (ảnh minh họa)

Cụ thể, Điều 13 Quy chế ban hành kèm Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về việc khen thưởng danh hiệu Danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện áp dụng cho học sinh tiểu học thuộc các lớp 1, 2, 3, 4 như sau:

- Học sinh lớp 1, 2, 3 và 4 có kết quả đánh giá đạt Hoàn thành tốt

- Có thành tích xuất sắc ở ít nhất một môn học hoặc học sinh có sự tiến bộ rõ rệt trong ít nhất một phẩm chất, năng lực;

- Được tập thể lớp học công nhận.

Đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, không có quy định khen thưởng danh hiệu Học sinh tiêu biểu.

2. Học sinh xuất sắc là gì? Điều kiện trở thành học sinh xuất sắc

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT đối với khen thưởng cuối năm học, học sinh tiểu học thuộc các lớp 1, 2, 3 và 4 sẽ được Hiệu trưởng khen tặng giấy khen danh hiệu Học sinh Xuất sắc khi có kết quả đánh giá mức Hoàn thành xuất sắc.

Đối với học sinh cấp trung học cơ sở việc khen thưởng danh hiệu học sinh xuất sắc được thực hiện như sau:

- Học sinh lớp 6, 7, 8 thực hiện theo quy định tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, theo đó điều kiện để học sinh lớp 6, 7, 8 được khen thưởng danh hiệu Học sinh xuất sắc:

  • Học sinh có kết quả rèn luyện cả năm đạt mức Tốt;

  • Kết quả học tập cả năm đạt mức Tốt và trong đó có ít nhất 06 môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.

- Đối với học sinh lớp 9 thực hiện theo quy định tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT chưa có quy định khen thưởng danh hiệu Học sinh xuất sắc dành cho học sinh lớp 9 thuộc cấp trung học cơ sở.

Đối với học sinh cấp trung học phổ thông việc khen thưởng danh hiệu học sinh xuất sắc được thực hiện tương tự như đối với cấp trung học cơ sở, cụ thể như sau:

- Học sinh lớp 10, 11 thực hiện theo quy định tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, theo đó điều kiện để học sinh lớp 10, 11 được khen thưởng danh hiệu Học sinh xuất sắc:

  • Học sinh có kết quả rèn luyện cả năm đạt mức Tốt;

  • Kết quả học tập cả năm đạt mức Tốt và trong đó có ít nhất 06 môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.

- Đối với học sinh lớp 12 thực hiện theo quy định tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT chưa có quy định khen thưởng danh hiệu Học sinh xuất sắc dành cho học sinh lớp 12 thuộc cấp trung học phổ thông.

3. Học sinh tiêu biểu và học sinh xuất sắc có gì khác nhau?

Nhìn chung, danh hiệu Học sinh tiêu biểu và Học sinh xuất sắc đều là những danh hiệu mà nhà trường dùng để khen thưởng học sinh khi đạt thành tích trong học tập và rèn luyện.

Học sinh tiêu biểu và học sinh xuất sắc có gì khác nhau?
Học sinh tiêu biểu và học sinh xuất sắc có gì khác nhau? (ảnh minh họa)

Cả hai danh hiệu đều nhằm mục đích động viên, khuyến khích và tạo động lực để học sinh gắng vươn lên để đạt được thành tích tốt trong học tập và rèn luyện.

Hai danh hiệu này có một số đặc điểm khác biệt như sau:

Tiêu chí so sánh

Học sinh tiêu biểu

Học sinh xuất sắc

Đối tượng áp dụng

Học sinh tiểu học thuộc các lớp 1,2, 3, 4

- Học sinh tiểu học thuộc các lớp 1, 2, 3, 4;

- Học sinh trung học cơ sở thuộc các lớp 6, 7, 8;

- Học sinh trung học phổ thông thuộc các lớp 10 và 11.

Điều kiện về học tập

- Có kết quả đánh giá đạt Hoàn thành tốt;

- Có thành tích xuất sắc ở ít nhất một môn học hoặc học sinh có sự tiến bộ rõ rệt trong ít nhất một phẩm chất, năng lực;

- Được tập thể lớp học công nhận.

- Đối với học sinh tiểu học: Có kết quả đánh giá mức Hoàn thành xuất sắc;

- Đối với học sinh trung học cơ sở: Kết quả học tập đạt mức Tốt, trong đó có ít nhất 06 môn có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên;

- Đối với học sinh trung học phổ thông: Kết quả học tập đạt mức Tốt, trong đó có ít nhất 06 môn có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.

Điều kiện về rèn luyện

Không có yêu cầu về kết quả rèn luyện

- Đối với học sinh tiểu học: Không có yêu cầu về kết quả rèn luyện;

- Đối với học sinh trung học cơ sở: Có kết quả rèn luyện cả năm đạt mức Tốt;

- Đối với học sinh trung học phổ thông: Có kết quả rèn luyện cả năm đạt mức Tốt

Trên đây là nội dung giới thiệu liên quan đến câu hỏi Học sinh tiêu biểu và học sinh xuất sắc có gì khác nhau?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và chế tài xử lý liên quan như thế nào?

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và chế tài xử lý liên quan như thế nào?

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và chế tài xử lý liên quan như thế nào?

Trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR) được hiểu là trách nhiệm của nhà sản xuất đối với môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ sản xuất đến tiêu dùng và thải bỏ. Trách nhiệm này được quy định như thế nào trong các văn bản hiện hành?

Mẫu đơn xin mượn học bạ đơn giản, chuẩn xác

Mẫu đơn xin mượn học bạ đơn giản, chuẩn xác

Mẫu đơn xin mượn học bạ đơn giản, chuẩn xác

Học bạ là ghi nhận toàn bộ kết quả học tập của học sinh trên ghế nhà trường, thể hiện thành tích học tập và đạo đức. Với nhiều lý do cá nhân mà học sinh hay phụ huynh sẽ viết đơn xin mượn học bạ từ nhà trường. Bài viết sẽ hướng dẫn cách viết đơn xin mượn học bạ một cách hiệu quả!

Học sinh cấp 2, cấp 3 được nghỉ học tối đa bao nhiêu buổi?

Học sinh cấp 2, cấp 3 được nghỉ học tối đa bao nhiêu buổi?

Học sinh cấp 2, cấp 3 được nghỉ học tối đa bao nhiêu buổi?

Vì nhiều lý do khách quan mà trong một số trường hợp học sinh phải nghỉ học. Vậy pháp luật hiện hành có quy định cụ thể về việc nghỉ học của học sinh không? Để hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc qua bài viết: Học sinh nghỉ học tối đa bao nhiêu buổi?