Có được hưởng 2 chế độ thương binh và bệnh binh không?

Chế độ ưu đãi đối với thương binh và bệnh binh có một số khác biệt nhất định. Vậy liệu có được hưởng 2 chế độ thương binh và bệnh binh không?

Có được hưởng 2 chế độ thương binh và bệnh binh không?

Một người vừa là thương binh vừa là bệnh binh thì được hưởng 2 chế độ thương binh và bệnh binh (theo khoản 3 Điều 6 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14).

Cụ thể, khoản 3 Điều 6 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 quy định:

Điều 6. Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng

[…]

3. Người có công với cách mạng thuộc nhiều đối tượng thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp của nhiều đối tượng; đối với trợ cấp người phục vụ và chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này thì chỉ hưởng mức cao nhất của một chế độ ưu đãi.

[…]

Đối chiếu với Điều 3 Pháp lệnh này, người có công với cách mạng bao gồm:

1. Người có công với cách mạng bao gồm:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c) Liệt sĩ;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;

h) Bệnh binh;

i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

k)  Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

m) Người có công giúp đỡ cách mạng.

Căn cứ vào các quy định trên, một người vừa là thương binh vừa là bệnh binh thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp thương binh và bệnh binh.

Đối với trường hợp thương binh đồng thời là bệnh binh thì được hưởng thêm một chế độ trợ cấp hằng tháng từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi (khoản 3 Điều 45 Nghị định 131/2021/NĐ-CP).

Có được hưởng 2 chế độ thương binh và bệnh binh không?
Có được hưởng 2 chế độ thương binh và bệnh binh không? (Ảnh minh họa)

Thủ tục giải quyết hưởng 2 chế độ thương binh và bệnh binh

Theo Điều 43 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, hồ sơ, thủ tục giải quyết hưởng thêm một chế độ trợ cấp đối với thương binh đồng thời là bệnh binh như sau:

Bước 1: Cá nhân làm Đơn đề nghị giải quyết thêm chế độ trợ cấp - mẫu số 19 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thường trú.

Bước 2: Trong vòng 12 ngày kể từ ngày nhận được đơn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang quản lý để ban hành quyết định hưởng thêm chế độ trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 62 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

Trợ cấp, phụ cấp đối với thương binh được xác định theo biên bản giám định thương tật cuối cùng.
Trường hợp hồ sơ thương binh được công nhận từ ngày 31/12/1994 trở về trước không còn giấy tờ thể hiện tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật/thất lạc thì trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị:

- Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng trong quân đội); hoặc

- Thủ trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an (đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong công an) cấp bản trích lục hồ sơ thương binh làm căn cứ để giải quyết chế độ.

Thời điểm được hưởng thêm một chế độ trợ cấp hằng tháng là tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.

Trên đây là giải đáp về vấn đề hưởng 2 chế độ thương binh và bệnh binh, nếu cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được giải đáp miễn phí, kịp thời.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tình tiết "thành khẩn khai báo ăn năn hối cải": Hiểu sao cho đúng?

Tình tiết

Tình tiết "thành khẩn khai báo ăn năn hối cải": Hiểu sao cho đúng?

Thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải là tình tiết giảm nhẹ được nhắc đến tương đối nhiều. Tuy vậy không phải ai cũng biết rõ khi áp dụng tình tiết này được tính là một hay hai tình tiết giảm nhẹ. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu đúng về tình tiết" thành khẩn khai báo ăn năn hối cải"?

Sản phẩm OCOP là gì? Những tiêu chí để được công nhận sản phẩm OCOP

Sản phẩm OCOP là gì? Những tiêu chí để được công nhận sản phẩm OCOP

Sản phẩm OCOP là gì? Những tiêu chí để được công nhận sản phẩm OCOP

Sau hơn 05 năm triển khai, chương trình OCOP đã được thực hiện rộng rãi và đạt được nhiều hiệu quả trên khắp các tỉnh thành trên đất nước. Vậy sản phẩm OCOP là gì? Làm thế nào để sản phẩm được chứng nhận là sản phẩm OCOP? Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về sản phẩm OCOP nhé.  

Thị phần là gì? Cách xác định thị phần theo Luật Cạnh tranh

Thị phần là gì? Cách xác định thị phần theo Luật Cạnh tranh

Thị phần là gì? Cách xác định thị phần theo Luật Cạnh tranh

Đối với doanh nghiệp khi mới bước vào thị trường, việc tìm kiếm và xác định được đối thủ cạnh tranh trực tiếp là điều hết sức quan trọng. Thị phần sẽ giúp công ty làm điều đó. Vậy thị phần là gì? Làm sao xác định được thị phần? Bài viết dưới đây  sẽ làm rõ những vấn đề này.

Du lịch là gì theo Luật Du lịch? Chính sách phát triển du lịch hiện hành

Du lịch là gì theo Luật Du lịch? Chính sách phát triển du lịch hiện hành

Du lịch là gì theo Luật Du lịch? Chính sách phát triển du lịch hiện hành

Những năm qua, du lịch Việt Nam đang phát triển rất nhanh, mở ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế và quảng bá văn hóa Việt đến với bạn bè quốc tế. Vậy hiểu theo Luật Du lịch, du lịch là gì. Nhà nước có chính sách phát triển du lịch như thế nào? Bài đọc này sẽ giải đáp thắc mắc cho chúng ta. Cùng theo dõi nhé!

Khóa học pháp chế: Học ở đâu chất lượng, có việc làm ngay?

Khóa học pháp chế: Học ở đâu chất lượng, có việc làm ngay?

Khóa học pháp chế: Học ở đâu chất lượng, có việc làm ngay?

Làm pháp chế đang là hướng đi của nhiều sinh viên luật sau khi tốt nghiệp, thế nhưng tìm được khóa học pháp chế chất lượng để trang bị tốt kiến thức thực tế lại là băn khoăn của rất nhiều sinh viên. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để làm rõ vấn đề này.

Kiểm toán là gì? Vai trò và chức năng của kiểm toán

Kiểm toán là gì? Vai trò và chức năng của kiểm toán

Kiểm toán là gì? Vai trò và chức năng của kiểm toán

Kiểm toán đóng vai trò tạo nên một nền tảng tài chính quốc gia minh bạch và chất lượng trong tiến trình đổi mới của nền kinh tế thị trường hiện nay. Vậy thực chất kiểm toán là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm cùng với các vai trò và chức năng của kiểm toán qua bài viết dưới đây!