Sắp tới, người làm thêm giờ được hưởng nhiều quyền lợi hơn?

Không ai muốn làm thêm giờ nếu không được trả công xứng đáng. Thời gian tới, có thể người lao động sẽ được nhận thêm một khoản tiền kha khá so với thời điểm hiện tại nếu phải làm thêm giờ.

Dự kiến tăng thời gian làm thêm tới 100 giờ/năm

Ngoài sự điều chỉnh về thời gian làm việc bình thường thì dự thảo Bộ luật Lao động cũng đưa ra những thay đổi về thời gian làm thêm giờ của người lao động.

Cụ thể tại Điều 109, số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong ngày; nếu làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng.

Ngoài ra, số giờ làm thêm không được quá 200 giờ/năm, trừ một số ngành, nghề, công việc dưới đây thì được làm thêm giờ không quá 400 giờ/năm (hiện nay, chỉ được làm thêm không quá 300 giờ/năm):

- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, linh kiện điện, điện tử, chế biến nông, lâm, thủy sản;

- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

- Công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

- Công việc cấp bách, không thể trì hoãn, do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc công việc phát sinh do yếu tố khách quan không thể dự liệu trước (thời tiết, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn; thiếu điện; thiếu nguyên liệu; sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất);

- Các trường hợp khác.

Ngoài ra, dự thảo nêu rõ, chỉ khi được sự đồng ý của người lao động và đảm bảo số giờ làm việc nêu trên thì người sử dụng lao động mới được sử dụng lao động làm thêm giờ; đồng thời, phải thông báo bằng văn bản tới Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp có trụ sở.

Tiền lương làm thêm giờ

Tăng tiền lương làm thêm giờ? (Ảnh minh họa)


Thời gian làm thêm tăng, tiền lương cũng tăng?

Điều 100 dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đề ra 02 phương án về tiền lương làm thêm giờ cho người lao động.

Phương án 1: Mức tăng thêm do các bên thỏa thuận

- Vào ngày thường: ít nhất bằng 150%.

- Vào ngày nghỉ hàng tuần: ít nhất bằng 200%.

- Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương: ít nhất bằng 300%.

Việc trả lương lũy tiến làm thêm giờ với mức lương cao hơn mức nêu trên do hai bên thỏa thuận để thực hiện.

Phương án 2: Ấn định mức tăng thêm

- Vào ngày thường: ít nhất bằng 150% cho 02 giờ đầu, 165% cho giờ làm thêm thứ 3 và 180% cho giờ làm thêm thứ 4.

- Vào ngày nghỉ hàng tuần: ít nhất bằng 200% cho 02 giờ đầu, 220% cho giờ làm thêm thứ 3 và 240% cho giờ làm thêm thứ 4.

- Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương: ít nhất bằng 300% cho 02 giờ đầu, 330% cho giờ làm thêm thứ 3 và 360% cho giờ làm thêm thứ 4.

Các mức lương nêu trên đều được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm.

Và nhìn chung, dù phương án nào được lựa chọn thì người lao động làm thêm giờ cũng sẽ có thêm một khoản cho thu nhập của mình.

>> Tra cứu toàn bộ Dự thảo mới nhất tại đây

>> Đọc toàn bộ bài viết về các Dự thảo mới tại đây

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.