Phụ cấp ăn trưa - Những thông tin người lao động cần biết

Không ít doanh nghiệp hiện nay đang thu hút lao động bằng nhiều loại phụ cấp khác nhau, trong đó có phụ cấp ăn trưa, ăn ca. Pháp luật hiện hành đang quy định như thế nào về loại phụ cấp này?

Phụ cấp ăn trưa là gì?

Phụ cấp ăn trưa, ăn ca là một trong những khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động hỗ trợ cho người lao động để chi trả chi phí ăn giữa ca trong thời gian làm việc.

Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp nào thực hiện chế độ phụ cấp ăn trưa, ăn ca thì mọi lao động của doanh nghiệp đó đều được hưởng chế độ này. Bởi thực tế, chỉ những người lao động làm trọn thời gian (cả ca sáng và ca chiều) hoặc làm ca đêm mới được hỗ trợ thêm tiền ăn.

Đồng thời, tùy thuộc vào điều kiện của doanh nghiệp mà việc ăn trưa, ăn ca sẽ do doanh nghiệp tự tổ chức thực hiện hoặc phát tiền để người lao động có thể tự lo cho bữa ăn của mình.

Phụ cấp ăn trưa 2019

Phụ cấp ăn trưa là quyền lợi của người  lao động (Ảnh minh họa)

Mức phụ cấp ăn trưa 

Đối với người lao động trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Theo quy định tại Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH, mức tiền ăn giữa ca, ăn trưa tính theo ngày làm việc trong tháng cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.

Chế độ ăn này sẽ được thực hiện theo nguyên tắc:

- Ăn theo ngày thực tế làm việc, kể cả ngày làm thêm (đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn trong ngày do công ty lựa chọn nhưng tối đa không quá 08 giờ/ngày).

- Ngày không làm việc, kể cả ngày nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ phép, nghỉ không hưởng lương thì không ăn giữa ca và không được thanh toán tiền.

- Những ngày làm việc không đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn (dưới 50% số giờ tiêu chuẩn) thì không ăn giữa ca.

Ngoài ra, công ty cũng có thể quy định thêm các nguyên tắc khác nếu thấy có lợi cho việc nâng cao trách nhiệm của người lao động với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.

Với những công ty gặp khó khăn không thể đưa chi phí ăn giữa ca vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh thì phải tìm mọi biện pháp giảm các chi phí khác để có nguồn tổ chức ăn giữa ca cho người lao động.

Trường hợp đặc biệt, dù đã tìm mọi biện pháp để tiết kiệm các chi phí khác nhưng vẫn không đủ nguồn thì có thể tạm thời chưa thực hiện chế độ ăn này.

Lưu ý: Các công ty Nhà nước đã chuyển đổi theo mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần… có thể vận dụng các quy định nêu trên.

Đối với người lao động trong các doanh nghiệp khác

Điều 102 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.

Với quy định này, có thể thấy, pháp luật không bắt buộc người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp này phải thực hiện chế độ phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca hay các loại phụ cấp khác cho người lao động.

Dù không bắt buộc nhưng pháp luật luôn khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ một cách tốt nhất cũng như thực hiện hiệu quả chế độ phúc lợi cho người lao động.

Tùy vào điều kiện sản xuất, kinh doanh cũng như yêu cầu công việc mà doanh nghiệp sẽ thỏa thuận với người lao động về khoản phụ cấp này và quy định cụ thể trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hay quy chế tiền lương của doanh nghiệp.

Như vậy, ở mỗi loại hình doanh nghiệp, các loại phụ cấp, cụ thể là phụ cấp ăn trưa cho người lao động sẽ có sự khác nhau. Và dù ở đâu thì đây cũng là quyền lợi mà người lao động xứng đáng được hưởng.

>> Cách tính phụ cấp độc hại mới nhất

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.