Do chưa hiểu rõ về pháp luật lao động nên nhiều người lao động đã bị nhà tuyển dụng qua mặt, cho hưởng quyền lợi thấp hơn so với quy định. Dưới đây là một số yêu cầu mà người lao động nên cảnh giác để không bị thiệt khi đi xin việc.
- 1. Yêu cầu giữ bằng đại học, chứng chỉ hành nghề
- 2. Yêu cầu cọc tiền để đảm bảo không tự ý bỏ việc
- 3. Yêu cầu thử việc nhiều hơn 2 tháng
- 4. Trả lương thử việc bằng 80% lương chính thức
- 5. Yêu cầu ký cam kết không mang thai trong 3 năm đầu làm việc
- 6. Yêu cầu ký cam kết làm việc dài hạn, bỏ việc phải bồi thường
1. Yêu cầu giữ bằng đại học, chứng chỉ hành nghề
Điều 17 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi doanh nghiệp ký và thực hiện hợp đồng lao động như sau:
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Do đó, yêu cầu giữ bằng đại học, chứng chỉ hành nghề là hoàn toàn trái luật. Thậm chí, doanh nghiệp thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP với mức từ 20 - 25 triệu đồng.
Cùng với đó, doanh nghiệp cũng buộc phải trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động.
2. Yêu cầu cọc tiền để đảm bảo không tự ý bỏ việc
Đây cũng là một trong hành vi bị cấm thực hiện theo khoản 2 Điều 17 Bộ luật Lao động năm 2019:
Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, nếu yêu cầu người lao động cọc tiền để không tự ý bỏ việc, người sử dụng lao động đã vi phạm quy định của pháp luật.
Hành vi này cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP với mức tiền từ 20 - 25 triệu đồng theo điểm c khoản 2 Điều 8.
>> Gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được giải đáp về hướng giải quyết khi bị công ty giữ tiền cọc.
3. Yêu cầu thử việc nhiều hơn 2 tháng
Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp chỉ được yêu cầu thử việc một lần với một công việc, đồng thời phải đảm bảo thời gian thử việc:
- Không quá 180 ngày: Công việc của người quản lý doanh nghiệp.
- Không quá 60 ngày: Công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
- Không quá 30 ngày: Công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
- Không quá 06 ngày làm việc: Công việc khác.
Thực tế, không ít trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu thử việc từ 03 đến 06 tháng. Tuy nhiên, yêu cầu thử việc tối đa 03 tháng chỉ áp dụng với người quản lý doanh nghiệp. Còn với người lao động thông thường thì thời gian thử việc tối đa chỉ là 02 tháng.
Do vậy nếu yêu cầu thử việc dài hơn thời gian nói trên, doanh nghiệp còn bị phạt vi phạm hành chính từ 02 - 05 triệu đồng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Xem thêm: Thời gian thử việc là bao lâu? Được thử việc mấy lần?
4. Trả lương thử việc bằng 80% lương chính thức
Hiện nay vẫn còn khá nhiều công ty đề xuất mức lương thử việc bằng 80% lương chính thức. Thực tế, đề xuất vẫn chưa thực hiện đúng theo Bộ luật Lao động năm 2019. Bởi Điều 26 Bộ luật này đã nêu rõ:
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Người lao động cần biết điều này để thỏa thuận mức lương thử việc cao hơn. Trường hợp chỉ trả lương thử việc bằng 80% lương chính thức, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 02 đến 05 triệu đồng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng buộc phải trả đủ tiền lương cho người lao động theo mức 85% lương chính thức.
Xem thêm: Mức lương thử việc đang áp dụng hiện nay và một số lưu ý
5. Yêu cầu ký cam kết không mang thai trong 3 năm đầu làm việc
Điều 10 của Pháp lệnh dân số 06/2003/PL-UBTVQH11, sửa đổi bởi Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12 có quy định rằng:
Theo đó, mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có quyền tự quyết định thời gian sinh con và khoảng cách sinh con.Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:
1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con.
Vì vậy, việc yêu cầu lao động nữ cam kết không mang thai đã làm cản trở quyền tự do quyết định thời điểm sinh con của cá nhân người đó. Hành vi này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Do đó, bản cam kết không mang thai khi làm việc sẽ không có giá trị pháp lý. Mặc dù cam kết này không có giá trị pháp lý nhưng việc yêu cầu người lao động cam kết đã cho thấy doanh nghiệp không tôn trọng các quyền lợi của lao động nữ nên người lao động cũng cần tránh những doanh nghiệp kiểu này.
Xem thêm: Yêu cầu lao động nữ cam kết không mang thai: Đúng hay sai?
6. Yêu cầu ký cam kết làm việc dài hạn, bỏ việc phải bồi thường
Cam kết thời gian làm việc được hiểu là văn bản yêu cầu người lao động phải làm việc trong khoảng thời gian nhất định, không có quyền thôi việc trước hạn dù có xin phép. Nếu nghỉ trước hạn dù báo trước bao lâu cũng phải bồi thường.
Theo Bộ luật Lao động năm 2019, kể cả khi ký hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn thì người lao động cũng đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Người lao động chỉ phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình làm việc, người lao động được đi học nghề, đào tạo nghề từ kinh phí của người sử dụng lao động thì lúc này các bên có thể thỏa thuận về thời gian cam kết phải làm việc sau khi đào tạo. Khi đó, người lao động mới có nghĩa vụ thực hiện cam kết làm việc dài hạn.
Chính vì vậy, nếu không cử người lao động đi học nghề, đào tạo nghề, doanh nghiệp không được yêu người lao động ký cam kết làm việc dài hạn.
Xem thêm: Có được bắt người lao động cam kết làm việc dài hạn không?
Trên đây là một số lưu ý khi đi xin việc giúp người lao động tránh bị thiệt thòi. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn khá nhiều yêu cầu vô lý từ phía doanh nghiệp.
Và để hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan, bạn đọc gọi ngay đến tổng đài tư vẫn miễn phí về lao động 1900.6192 của LuatVietnam để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ giải đáp.>> 11 quy định mới cần biết trước khi ký hợp đồng lao động
Theo dõi thêm LuatVietnam tại: