Làm việc bao lâu thì được công ty tăng lương?

Hầu hết người lao động đang đi làm đều trông chờ vào tiền lương cuối tháng để trang trải cuộc sống. Vậy bao lâu thì người lao động được tăng lương một lần? Pháp luật có quy định như thế nào về mức tăng?


1. Thời hạn tăng lương là bao lâu một lần?

Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019, chế độ nâng bậc, nâng lương là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động.

Khoản 6 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH đã hướng dẫn cụ thể về nội dung này như sau:

Chế độ nâng bậc, nâng lương: theo thỏa thuận của hai bên về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.

Theo đó, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận cụ thể về điều kiện, thời gian mà mức lương sau khi tăng hoặc ghi nhận về việc thực hiện việc tăng lương theo thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của công ty.

Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể về thời hạn nâng lương và mức tăng lương mà hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên.

Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi “Làm việc bao lâu thì được tăng lương?” cần căn cứ cụ thể vào hợp đồng lao động đã ký hoặc thỏa ước lao động tập thể, quy chế nâng lương của công ty.

Cùng với đó, khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng yêu cầu phía công ty buộc phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để thỏa thuận mức lương trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Do vậy, nếu hợp đồng lao động thỏa thuận thực hiện tăng lương theo quy định của công ty thì người lao động cần xem xét thang lương, bảng lương của công ty để biết thời điểm mình được tăng lương.

lam viec bao lau thi duoc tang luong


2. Trường hợp nào buộc công ty phải tăng lương?

Chế độ nâng lương mặc dù do các bên thỏa thuận nhưng có 2 trường hợp sau đây, công ty phải tăng lương cho người lao động:

1 - Người lao động ký hợp đồng lao động sau khi hết thử việc.

Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019 ghi nhận:

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Như vậy, nếu trước đó mức lương thử việc thấp hơn lương chính thức thì sau khi thử việc đạt yêu cầu, người lao động phải được trả lương với mức cao hơn.

2 - Khi lương tối thiểu vùng tăng, tăng lương cho người nhận lương tối thiểu.

Theo Điều 90 Bộ Luật Lao động năm 2019, tiền lương theo công việc hoặc chức danh trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Ngoài ra, nếu làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, người lao động phải được trả lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùng này do Chính phủ công bố dựa trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Mức lương này thường sẽ được tăng dần theo từng năm.

Do vậy, nếu mức lương tối thiểu vùng tăng, những người lao động đang nhận lương tối thiểu cũng sẽ được tăng lương. 


3. Không tăng lương như đã hứa, công ty có bị phạt?

Nếu đã có thỏa thuận cụ thể về việc tăng lương thì cả người lao động và công ty đều có trách nhiệm phải thực hiện.

Theo đó, người lao động thỏa mãn các điều kiện tăng lương như thỏa thuận hoặc theo quy định của công ty đề ra thì công ty phải tăng lương cho người đó.

Nếu không thực hiện, công ty có thể bị phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP về hành vi không trả đủ lương cho người lao động theo thỏa thuận.

Mức phạt này được căn cứ theo số lượng người lao động bị công ty vi phạm. Cụ thể:

- Từ 05 - 10 triệu đồng: Vi phạm từ 01 - 10 người lao động.

- Từ 10 - 20 triệu đồng: Vi phạm từ 11 - 50 người lao động.

- Từ 20 - 30 triệu đồng: Vi phạm từ 51 - 100 người lao động.

- Từ 30 - 40 triệu đồng: Vi phạm từ 101 - 300 người lao động.

- Từ 40 - 50 triệu đồng: Vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Trường hợp trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, công ty còn bị phạt nặng hơn với sau:

- Từ 20 - 30 triệu đồng: Vi phạm từ 01 - 10 người lao động.

- Từ 30 - 50 triệu đồng: Vi phạm từ 11 - 50 người lao động.

- Từ 50 - 75 triệu đồng: Vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Trên đây là những quy định chung liên quan đến vấn đề làm việc bao lâu thì được tăng lương theo Bộ luật Lao động năm 2019. Còn những trường hợp cụ thể, bạn có thể gọi 1900.6192để LuatVietnam hỗ trợ chi tiết.

>> Những điều cần biết trước khi đề nghị sếp tăng lương

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.

Quyền lợi dành cho những người đi làm từ trước năm 2009 (P2)

Quyền lợi dành cho những người đi làm từ trước năm 2009 (P2)

Quyền lợi dành cho những người đi làm từ trước năm 2009 (P2)

Trong bài viết trước, LuatVietnam đã đề cập đến trường hợp người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp trước năm 2009, khi nghỉ việc được nhận trợ cấp thôi việc. Bài viết dưới đây tiếp tục đề cập đến một khoản tiền khác mà người lao động có thể nhận được.