Thời gian thử việc là bao lâu? Được thử việc mấy lần?

Thử việc không phải khái niệm xa lạ đối với người lao động. Đây không phải là thủ tục bắt buộc nhưng thực tế các bên thường lựa chọn thử việc trước khi ký hợp đồng lao động chính thức. Vậy thời gian thử việc tối đa là bao lâu? Doanh nghiệp được thử việc mấy lần?


Người lao động phải thử việc trong thời gian bao lâu?

Theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, người sử dụng lao động và người lao động khi có thỏa thuận về thử việc thì có thể ghi nhận nội dung này trong hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng thử việc.

Trên cơ sở thỏa thuận của các bên, thời gian thử việc cũng sẽ do các bên quyết định nhưng vẫn phải đảm bảo thời gian tối đa theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, Điều 25 BLLĐ năm 2019 ghi nhận, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với 01 công việc và bảo đảm điều kiện:

- Không quá 180 ngày: Công việc của người quản lý doanh nghiệp;

- Không quá 60 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

- Không quá 30 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- Không quá 06 ngày làm việc: Công việc khác.

Theo đó, người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu người lao động thử việc trong các khoảng thời gian nêu trên. Nếu thử việc quá thời gian quy định, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 02 - 05 triệu đồng (căn cứ điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Đặc biệt, thời gian thử việc trên không áp dụng với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng

thoi gian thu viec

Thời gian thử việc là bao lâu? (Ảnh minh họa)


Doanh nghiệp được yêu cầu thử việc mấy lần?

Điều 25 BLLĐ năm 2019 ghi nhận:

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

 […]

Theo đó, doanh nghiệp chỉ được yêu cầu thử việc 01 lần đối với 01 công việc mà các bên đã thỏa thuận.

Trường hợp đã hết thời gian thử việc mà vẫn yêu cầu người lao động thử việc lần nữa với công việc đã làm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 02 - 05 triệu đồng (căn cứ điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Tuy nhiên, pháp luật không cấm thử việc nhiều lần với nhiều công việc khác nhau tại cùng một doanh nghiệp. Đồng nghĩa với đó, người sử dụng lao động và người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận thử việc nhiều lần nhưng mỗi lần thử việc chỉ được thực hiện 01 công việc.

Vì vậy, nếu người lao động hết thời gian thử việc mà vẫn không đạt yêu cầu của vị trí việc làm thì người sử dụng lao động có thể yêu cầu thử việc với các công việc khác mà người đó chưa làm thử.

Xem thêm: Có được ký hợp đồng thử việc 2 lần không?


Trong thời gian thử việc, người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Dù chưa chính thức xác lập quan hệ lao động nhưng người lao động trong thời gian thử việc vẫn được hưởng các quyền lợi sau như sau:

* Điều kiện lao động:

- Về tiền lương: Người lao động được trả ít nhất 85% mức lương của công việc mà người đó làm thử.

Căn cứ: Điều 26 BLLĐ năm 2019

- Về thời gian làm việc: Được đảm bảo về thời gian làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần và thời gian làm thêm giờ không vượt quá mức quy định.

Căn cứ: Điều 105 và Điều 107 BLLĐ năm 2019

- Thời giờ nghỉ ngơi:

+ Được đảm bảo về thời gian nghỉ giữa ca: ít nhất 30 phút liên tục nếu làm việc ban ngày, ít nhất 45 phút liên tục nếu làm việc ban đêm (làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc).

Căn cứ: Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

+ Nghỉ hằng năm: Được tính hưởng phép năm nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

Căn cứ: Khoản 2 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

+ Nghỉ lễ, Tết: Người lao động thử việc cũng được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong các dịp lễ, Tết. Tuy nhiên tiền lương được nhận là mức lương thử việc đã thỏa thuận.

Căn cứ: Điều 112 BLLĐ năm 2019

* Về bảo hiểm xã hội:

Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc chỉ áp dụng đối với người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên. Vì vậy, nếu ký hợp đồng lao động để thử việc thì người lao động sẽ được đóng BHXH bắt buộc. Đồng nghĩa với đó, trong thời gian thử việc, người này sẽ được hưởng các chế độ của BHXH.

Trường hợp ký hợp đồng thử việc thì người lao động không được hưởng quyền lợi này.

Xem thêm…

Trên đây là quy định về thời gian thử việc và những vấn đề liên quan mà người lao động cần biết. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.

Có bắt buộc ký hợp đồng lao động bằng văn bản không?

Có bắt buộc ký hợp đồng lao động bằng văn bản không?

Có bắt buộc ký hợp đồng lao động bằng văn bản không?

Hợp đồng lao động là cơ sở để xác lập quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đây cũng chính là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động. Vậy các bên có bắt buộc ký hợp đồng lao động bằng văn bản?