Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Hiện nay, thông tin người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động đang được rất nhiều người quan tâm. Liệu điều này có đúng không?

1. Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng chế độ tai nạn lao động?

bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động
Bị tai nạn trên đường đi làm sẽ không còn được hưởng chế độ tai nạn lao động từ 01/7/2025?
Ngày 09/8/2024 vừa qua, tại buổi Hội nghị đối thoại, tư vấn và hỗ trợ chính sách BHXH, BHYT do cơ quan BHXH Việt Nam tổ chức đã đề xuất, từ 01/7/2025, người lao động gặp tai nạn trên đường đi làm hoặc ngược lại có thể sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động nữa, thay vào đó là sẽ được hưởng chế độ ốm đau.

Tuy nhiên, hiện thông tin trên vẫn đang chỉ là đề xuất.

Theo quy định Luật An toàn, vệ sinh lao động hiện hành số 84/2015/QH13, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp mà bị tai nạn trên đường đi làm hoặc đường từ chỗ làm về nhà, đồng thời suy giảm từ trên 5% khả năng lao động thì được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Tuy nhiên, từ 01/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực, khoản c Điều 1 Luật này quy định:

Điều 42. Đối tượng, điều kiện hưởng chế độ ốm đau

1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này được hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:

c) Điều trị khi bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, theo Luật BHXH 2024 thì người lao động bị tai nạn khi đi từ nhà tới nơi làm việc hoặc ngược lại theo tuyến đường và thời gian hợp lý phải điều trị thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau từ 01/7/2025.

Còn việc bị tai nạn trên đường từ nhà tới chỗ làm hoặc ngược lại không còn được hưởng chế độ tai nạn lao động từ 01/7/2025 nữa hiện vẫn chỉ đang là đề xuất.

2. Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người bị tai nạn trên đường đi làm

Theo Điều 45 Luật BHXH 2024, mức trợ cấp ốm đau được hưởng được tính theo tháng và trên căn cứ như sau:

- Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng gần nhất trước tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.

- Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng đầu tiên tham gia BHXH/tháng tham gia trở lại nếu phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tham gia/tháng tham gia trở lại.

- Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động tại khoản 1 Điều 43, Điều 44 Luật BHXH 2024: Bằng 75% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

- Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động tại khoản 2 Điều 43 Luật BHXH 2024 được tính như sau:

  • Bằng 65% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH nếu đóng BHXH bắt buộc ≥30 năm.

  • Bằng 55% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH nếu đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm - dưới 30 năm.

  • Bằng 50% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH nếu đóng BHXH bắt buộc <15 năm.

- Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động tại khoản 3 Điều 43 Luật BHXH 2024: Bằng 100% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

- Mức hưởng trợ cấp ốm đau 01 ngày = Mức hưởng trợ cấp ốm đau theo tháng chia 24 ngày.

- Mức hưởng trợ cấp ốm đau 1/2 ngày = 1/2 mức hưởng trợ cấp ốm đau 01 ngày.

- Trường hợp nghỉ ít hơn 1/2 ngày: Tính là nghỉ nửa ngày.

- Trường hợp nghỉ từ nửa ngày - 01 ngày: Tính là nghỉ 01 ngày.

bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động
Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để làm hồ sơ hưởng trợ cấp ốm đau? (Ảnh minh họa)

3. Hồ sơ hưởng trợ cấp ốm đau từ 01/7/2025 

Theo khoản 2 Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp ốm đau bao gồm:

- Giấy ra viện;

- Tóm tắt hồ sơ bệnh án;

- Giấy tờ khác chứng minh quá trình điều trị nội trú.

Trường hợp phải điều trị ngoại trú thì cần chuẩn bị thêm:

- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

- Giấy ra viện có ghi chỉ định thời gian cần điều trị ngoại trú sau thời gian điều trị nội trú (bản chính/bản sao)

- Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án có ghi chỉ định thời gian cần điều trị ngoại trú sau thời gian điều trị nội trú.


Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về vấn đề "Có đúng từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 được hỗ trợ thế nào?

Người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 được hỗ trợ thế nào?

Người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 được hỗ trợ thế nào?

Không ít người lao động và người thân của họ bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (bão Yagi). Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã kịp thời ban hành chính sách để chia sẻ, hỗ trợ người lao động chịu ảnh hưởng của bão. Thông tin cụ thể, LuatVietnam nêu trong bài viết dưới đây.

[Trực tiếp] Webinar: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý

[Trực tiếp] Webinar: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý

[Trực tiếp] Webinar: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý

Vừa qua, LuatVietnam tổ chức sự kiện Hội thảo trực tuyến ngày 16/8/2024 với chủ đề: "Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý” với sự tham gia của diễn giả Trần Thanh Hưng - chuyên gia có hơn 25 năm kinh nghiệm tư vấn cho doanh nghiệp về Lao động.