Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải trợ cấp cho người lao động bị tai nạn trên đường đi làm

Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm hoặc đi làm về, ngoài mức trợ cấp do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả, doanh nghiệp cũng có những trách nhiệm khác đối với họ.

Theo quy định tại Luật an toàn vệ sinh lao động 2015Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH thì người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý, do lỗi của người khác (không phải lỗi của người lao động bị tai nạn) hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì họ vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm hoặc đi làm về thuộc trường hợp nêu trên, tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng chế độ tai nạn lao động. Mức trợ cấp này do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy chi trả.

Tuy nhiên, trường hợp người lao động bị tai nạn trên đường đi làm, còn được hưởng trợ cấp và các khoản khác do người sử dụng lao động (doanh nghiệp) chi trả. Các mức trợ cấp, chi trả bao gồm:

Trợ cấp tai nạn lao động

- Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động được hưởng mức trợ cấp ít nhất bằng 12 tháng tiền lương;

- Trường hợp người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10% mức trợ cấp bằng 0,6 tháng tiền lương; Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH.

Doanh nghiệp phải trợ cấp cho người lao động bị tai nạn trên đường đi làm

Doanh nghiệp phải trợ cấp cho người lao động tai nạn trên đường đi làm

Chi trả chế độ BHXH

Nếu người sử dụng lao động không đóng BHXH cho người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, thì ngoài việc phải trợ cấp theo quy định trên, người sử dụng lao động phải trả chế độ BHXH thay cơ quan bảo hiểm xã hội cho người lao động bị tai nạn lao động như sau:

- Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần bằng mức quy định của Luật bảo hiểm xã hội;

- Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bằng mức quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Chi trả chi phí y tế

Đối với người lao động tham gia BHYT bắt buộc, người sử dụng lao động phải thanh toán chi phí y tế đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp.

Đối với người lao động không tham gia BHYT thì người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

hoạt động cùng chuyên mục