[Trực tiếp] Webinar: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý

Vừa qua, LuatVietnam tổ chức sự kiện Hội thảo trực tuyến ngày 16/8/2024 với chủ đề: "Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý” với sự tham gia của diễn giả Trần Thanh Hưng - chuyên gia có hơn 25 năm kinh nghiệm tư vấn cho doanh nghiệp về Lao động.

(Tiếp tục cập nhật liên tục...)
Câu 15. Xử lý như nào với người lao động nước ngoài khi đơn phương nghỉ việc?

Hiện nay, pháp luật không phân chia quy định về các cơ chế xử phạt đối với người lao động nước ngoài khác người Việt Nam như thế nào.

Do vậy, việc người lao động nước ngoài đơn phương nghỉ việc sai luật hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp xử phạt như người lao động là công dân Việt Nam.

Lưu ý: Việc người lao động nước ngoài đơn phương nghỉ việc chỉ khác người lao động là người Việt Nam ở trợ cấp thôi việc, BHXH và thuế TNCN.

Câu 14. Trường hợp công ty muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vô thời hạn do nhân viên vi phạm nhiều lần quy tắc chuẩn mực hành xử (thường xuyên bắt nạt, la mắng hoặc đe dọa tinh thần các nhân viên khác tại nơi làm việc để được lợi ích công v

Có thể thấy, những hành vi nêu trên đều không nằm trong Điều 36 về quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động với người lao động.

Do vậy, nếu chỉ vì những lí do trên thì người sử dụng không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được.

Tuy nhiên, người sử dụng lao động có thể kỉ luật người lao động thông qua nội quy lao động của công ty.

Câu 13. Nhà tuyển dụng yêu cầu làm đủ 30 ngày mới nghỉ việc, trường hợp người lao động muốn nghỉ trước 30 ngày (ví dụ chỉ làm 14 hoặc 21 ngày) thì cần làm những gì để không bị liên quan pháp lý?

Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu phải làm đủ 30 ngày mới nghỉ việc thì chỉ khi người sử dụng lao động đồng ý thì việc tự nghỉ trước thời hạn 30 ngày đó mới là đúng quy định.

Còn nếu không có sự đồng ý thì người lao động được coi là đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Câu 12. Do giảm dự án, công ty cần chấm dứt hợp đồng với một số người lao động. Công ty thỏa thuận đưa ra mức đền bù 3 tháng lương nhưng người lao động không đồng ý. Vậy công ty nên làm gì để có thể chấm dứt hợp đồng hợp pháp?

Trước tiên, cần phải có những buổi nói chuyện và thuyết phục lại giữa các bên. Nếu vẫn không thuyết phục được người lao động thì có thể tham khảo Điều 42 hoặc tra soát các điểm c khoản 1 điều 36 hoặc Điều 125… của Bộ luật Lao động để đưa ra các phương án sao cho phù hợp.

Câu 11. Hợp đồng lao động ghi các điều kiện công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng như "không đạt KPIs trong năm làm việc" và công ty chỉ cần báo trước 30/45 ngày, thì có sai luật không?

Theo điểm a khoản 1 điều 36 BLLĐ 2019, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do người lao động “không đạt KPIs” cần xét các tiêu chí:

- Mức độ hoàn thành công việc được đo lường như thế nào?

- Công ty đã xây dựng quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc thế nào?

- Đã thông qua tổ chức đại diện của người lao động hay chưa?

Câu 10. Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ gặp rủi ro gì? Nếu đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước hạn thông báo đúng thời hạn theo luật định thì thiệt hại những gì?

Theo Điều 36 BLLĐ 2019, người sử dụng lao động muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì buộc phải tuân thủ quy định về lý do đơn phương chấm dứt HĐLĐ và thời gian báo trước.

Nếu đơn phương không đúng luật thì những rủi ro phải đối mặt được quy định tại Điều 40 BLLĐ 2019.

Câu 9. Người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động với người lao động từ 1 - 2 năm/lần. Sau khi kết thúc hợp đồng lần ký thứ 3, người sử dụng lao động thông báo không tiếp tục tái ký và chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp này, người lao động chấm

Căn cứ vào Điều 20 Bộ luật Lao động 2019, người lao động nếu đã kí hợp đồng lao động xác định thời hạn 1 lần thì có thể tiếp tục kí HĐLĐ xác định thời hạn lần 2.

Tuy nhiên, sau khi đã kí HĐLĐ xác định thời hạn 2 lần thì sau khi hết hạn hợp đồng, các bên chỉ được ký HĐLĐ không xác định thời hạn.

Nói tóm lại, việc kí hợp đồng lao động xác định thời hạn là không quá 02 lần. Lần thứ 3, các bên buộc phải kí hợp đồng không xác định thời hạn.

Do vậy, khi đã kí hợp đồng lao động lần thứ 3 mà NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ thì thuộc vào trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Câu 8. Người lao động ký hợp đồng ngắn hạn có được đóng BHXH không, và nếu ký hợp đồng giao khoán thì sao có các yếu tố thuận lợi và khó khăn gì với người lao động? Em xin cảm ơn chuyên gia ạ.

Hiện nay, không có quy định về hợp đồng lao động ngắn hạn. Tuy nhiên, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động ký hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên phải tham gia BHXH bắt buộc.

Câu 7. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, có được trả trợ cấp thôi việc hay không?

Nếu đơn phương chấm dứt đúng luật thì được trợ cấp thôi việc (nếu có). Còn nếu người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì không được hưởng trợ cấp thôi việc (theo khoản 1 Điều 40 BLLĐ 2019)

Ngoài ra, bên cạnh việc không được hưởng trợ cấp thôi việc, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động sẽ:

- Phải bồi thường nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước.

- Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo

Câu 6. Vui lòng giải thích Trợ cấp thôi việc với Trợ cấp mất việc

Tiêu chí

Trợ cấp thôi việc

Trợ cấp mất việc làm

Khái niệm

Là khoản tiền người lao động được nhận nhằm đảm bảo cho cuộc sống của người lao động sau khi chấm dứt HĐLĐ đúng luật nghỉ việc và chờ kiếm công việc mới.

Là khoản tiền người sử dụng lao động bồi thường khi người lao động phải nghỉ việc vì những lý do không đến từ NLĐ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc.

Điều kiện hưởng

- Làm việc từ đủ 12 tháng trở lên

- Chấm dứt HĐLĐ vì các lý do tại khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9, 10 Điều 34 BLLĐ 2019

- Không thuộc trường hợp: người lao động nghỉ hưu hoặc tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

- Làm việc từ đủ 12 tháng trở lên;

- Chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp:

+ Thay đổi cơ cấu, công nghệ/lý do kinh tế

+ Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Mức hưởng

Mỗi năm làm việc được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

Mỗi năm làm việc được trả 01 tháng tiền lương bằng ít nhất02 tháng tiền lương.

Thời gian được hưởng

Tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

Tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

Câu 5. Quy trình cho người lao động nghỉ việc do tự ý bỏ việc nếu công ty không có nội quy bằng văn bản vì số lượng người lao động <10ng. Xin cảm ơn!

Theo khoản 3 Điều 127 BLLĐ, nghiêm cấm người sử dụng lao động Xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Do vậy, trong trường hợp không có nội quy bằng văn bản thì phải căn cứ vào hợp đồng lao động, trong HĐLĐ phải có những thỏa thuận liên quan về việc xử lý những vi phạm đó

Câu 4. Các hồ sơ cần có để công ty thực hiện đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động tự ý nghỉ việc liên tục 5 ngày/tháng?

Luật lao động hiện hành cùng các văn bản liên quan không có quy định nào về hồ sơ hay trình tự khi thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động với người tự ý nghỉ liên tục 5 ngày/tháng mà chỉ quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỉ luật lao động theo Điều 36 BLLĐ 2019.

Hướng dẫn của ông Trần Thanh Hưng khi thực hiện việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ như sau:

Bước 1: Lập biên bản về việc người lao động tự ý nghỉ liên tục 5 ngày/tháng

Bước 2: Liên hệ xem người lao động xin nghỉ là do cố tính hay do bệnh, ốm

Bước 3: Mở 1 cuộc họp mời người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn và các tổ chức liên quan nếu là thành viên và nêu lý do đơn phương, sau đó thống nhất lại và ra quyết định cho nghỉ việc.

Câu 3. Trường hợp nào người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

Theo Điều 37 Bộ luật lao động 2019, có 3 trường hợp sau doanh nghiệp cần phải lưu ý để không vi phạm về quy tắc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động gồm:

- Người lao động ốm đau, bị tai nạn

- Người lao động đang trong thời gian nghỉ phép, nghỉ việc riêng thì cho nghỉ

- Người lao động mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Theo đó, nếu cho người sử dụng lao động đơn phương cho người lao động thôi việc thì sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt tại Điều 41 BLLĐ 2019 như sau:

- Phải nhận người lao động vào lại làm việc theo hợp đồng lao động

- Phải trả lương cho người lao động trong thời gian không được làm việc

- Vẫn buộc phải đóng bảo hiểm trong thời gian người lao động không được làm việc

- Phải bồi thường ít nhất 2 tháng lương theo hợp đồng lao động

- Nếu khi đơn phương mà người sử dụng lao động lại vi phạm thời gian báo trước: Trả tiền tương ứng với vi phạm

- Người lao động có thể đòi luôn cả trợ cấp thôi việc (nếu có)

- Trường hợp người lao động muốn vào làm lại nhưng người sử dụng lao động không đồng ý: Đền bù ít nhất 2 tháng lương cho người lao động theo thỏa thuận.

- Trường hợp quay lại làm việc mà trước đây khi bị cho nghỉ việc, công ty đã trả trợ cấp thôi việc/ trợ cấp mất việc làm thì khi quay lại, người lao động phải trả lại khoản trợ cấp thôi việc cho NSDLĐ.

Câu 2. Người lao động bỏ việc 5 ngày liên tục trở lên, công ty có áp dụng Điều 40 Bộ luật lao động được không?

Theo điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019, việc người lao động bỏ việc 5 ngày liên tục trở lên thì thuộc trường hợp công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo đó, chỉ khi nào người lao động thông báo hoặc làm đơn xin nghỉ trước thời hạn báo trước thì mới là người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng. Khi đó mới áp dụng Điều 40 của Bộ luật lao động về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động gồm:

- Không được trợ cấp thôi việc.

- Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

- Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

* Lưu ý: Khi bỏ việc 5 ngày liên tục trở lên thì công ty được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, nếu bỏ việc 05 ngày cộng dồn thì áp dụng khoản 4 Điều 125 BLLĐ 2019 thì người sử dụng lao động được quyền sa thải người lao động.

Trình tự sa thải cần phải đọc thêm tại các Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Câu 1: Khi nào người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động?

- Người lao động là bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trái luật không? (Điều 40 Bộ luật Lao động 2019)

- Phải có hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

- Phải có chứng cứ chứng minh việc này.

Như vậy, trước khi cho một nhân sự trong công ty đi học, người sử dụng lao động cần lưu ý 02 vấn đề:

  • Xét xem người lao động nào có khả năng gắn bó lâu dài thì mới cho đi học

  • Chú ý đến thời hạn hợp đồng lao động, tránh những trường hợp kí HĐLĐ 1 năm, sau đó cho đi học rồi cam kết làm 3 năm. Trên thực tế, rất nhiều người lao động sau khi được đào tạo 1 năm rồi họ xin nghỉ. Trong trường hợp này, nên kí lại hợp đồng để tránh tình trạng họ nghỉ ngang sau khi hết hạn HĐLĐ cũ.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về Live Webinar về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục
Có cần ký hợp đồng cho thuê lại lao động nếu dùng nhân lực của công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh?
Có cần ký hợp đồng cho thuê lại lao động nếu dùng nhân lực của công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh?

Có cần ký hợp đồng cho thuê lại lao động nếu dùng nhân lực của công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh?

Trong một số trường hợp, sẽ không dễ để phân biệt giữa hợp đồng cho thuê lại lao động và hợp đồng dịch vụ. AI Luật đã giải đáp trường hợp sử dụng nhân lực của công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh để thực hiện vệ sinh thường thì có phải ký hợp đồng cho thuê lại lao động.