Theo đó, một trong những nội dung đáng chú ý của Thông tư 18 là sửa đổi quy định về thời hạn giám định lại.
Cụ thể, khoản 8 Điều 1 Thông tư 18 nêu rõ, người lao động được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định nếu kết quả đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trong khi đó, theo quy định cũ tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 56/2017/TT-BYT, người lao động chỉ được giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau ít nhất 02 năm (đủ 24 tháng) kể từ ngày người này được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn gần nhất trước đó.
Đồng thời, quy định về hồ sơ giám định để hưởng chế độ hưu trí với người lao động cũng được sửa đổi, cụ thể, gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Giấy giới thiệu đề nghị giám định của người sử dung lao động với lao động đang đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc.
Hoặc giấy đề nghị khám giám định với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ hưu, trợ cấp hàng tháng. Tuy nhiên, so với quy định cũ, quy định mới yêu cầu giấy này người lao động phải tựu khai rõ các thương tật, bệnh tật đề nghị khám giám định.
- Một trong các giấy tờ sau: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, giấy xác nhận khuyết tật, giấy ra viện, sổ khám bệnh, phiếu khám bệnh, phiếu kết quả cận lâm sàng, đơn thuốc, hồ sơ bệnh nghề nghiệp, biên bản giám định y khoa lần gần nhất (nếu đã được khám giám định).
So với quy định cũ, người yêu cầu khám giám định để nghỉ hưu có thể sử dụng thêm các loại giấy tờ sau đây: Phiếu khám bệnh, phiếu kết quả cận lâm sàng, đơn thuốc.
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hiệu lực/giấy xác nhận của công an xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh, cấp trong vòng 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Thông tư 18/2022/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Ngoài ra, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết từ chuyên gia của LuatVietnam.