Chế độ hỗ trợ người lao động bị nạn trên đường đi làm
Tai nạn giao thông không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân người lao động mà còn làm phát sinh thêm nhiều chi phí. Pháp luật hiện hành đã quy định như thế nào để hỗ trợ người lao động bị nạn trên đường đi làm?
Theo quy định tại Điều 40 và Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được hỗ trợ khi bị tai nạn:
“… Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý”
Và
“Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên”
Đồng thời không thuộc một trong các trường hợp:
- Do mâu thuẫn của nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc;
- Do cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
- Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái quy định của pháp luật.
Người lao động bị nạn trên đường đi làm (Ảnh minh họa)
Mức hỗ trợ cho người lao động bị nạn
* Từ người sử dụng lao động:
Theo khoản 2 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người sử dụng lao động sẽ trợ cấp cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 40% của các mức dưới đây với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng:
- 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5 % đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
- 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết.
* Từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động mà người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng theo Điều 48 và Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
- Trợ cấp một lần:
+ Khi bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%;
+ Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
+ Được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Từ 01 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn.
- Trợ cấp hàng tháng:
+ Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên;
+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
+ Hàng tháng còn hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Từ một năm trở xuống được 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn.
Có thể thấy, chế độ hỗ trợ người lao động bị nạn trên đường đi làm hiện nay đã phần nào thể hiện tinh thần nhân văn, sự bảo vệ của pháp luật đối với người lao động.
Xem thêm:
Không đóng BHXH có được hưởng chế độ tai nạn lao động?
Cách tính trợ cấp hằng tháng cho người tai nạn lao động
3 điều cần biết về BHXH cho người nước ngoài
Chế độ tai nạn lao động: Những quyền lợi ít người biết
Thùy Linh
LuatVietnam đã ra mắt Ứng dụng trên hệ điều hành Android và sẽ sớm có trên iOs. MIỄN PHÍ dùng thử 1 số tính năng dành cho khách hàng đóng phí... Tải App tại đây |
- Thêm một Điều cấm với cán bộ, công chức, viên chức từ 01/01/2020 (07/12/2019 14:00)
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP: Thêm nhiều quyền lợi liên quan đến Sổ đỏ (07/12/2019 14:00)
- Người thân mất tích bao lâu thì được báo công an? (07/12/2019 11:00)
- 5 quy định mới về Lương - Thưởng tại Bộ luật Lao động 2019 (07/12/2019 09:41)
- Vốn điều lệ bao nhiêu thì được chào bán cổ phiếu ra công chúng? (06/12/2019 16:00)
- Toàn bộ các trường hợp giao đất không thông qua đấu giá (06/12/2019 15:06)
- Hợp đồng đặt cọc có cần phải công chứng không? (23/02/2019 09:00)
- Quyền lợi của người lao động làm không trọn thời gian (23/02/2019 08:00)
- Mức khấu trừ tiền lương năm 2019 (23/02/2019 07:30)
- Không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con? (22/02/2019 20:00)
- Chuyển người lao động sang làm công việc khác khi nào? (22/02/2019 16:00)