Trường hợp nào Đảng viên bị khai trừ không được kết nạp lại?

Khai trừ là một trong các hình thức kỷ luật Đảng viên theo Điều lệ Đảng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp Đảng viên được kết nạp lại sau khi bị khai trừ. Vậy, có trường hợp nào Đảng viên không được kết nạp lại không?


Các trường hợp Đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng

Hiện nay, quy định về kỷ luật Đảng viên đang được thực hiện theo Quy định 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trong đó, Đảng viên chính thức khi vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước, Đảng viên sẽ bị kỷ luật bằng một trong bốn hình thức theo mức độ như sau: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.

Cũng tại Quy định này, có 28 lĩnh vực Đảng viên vi phạm có thể bị khai trừ khỏi Đảng gồm vi phạm liên quan đến: Quan điểm chính trị, chính trị nội bộ; bầu cử; tuyên truyền, phát ngôn; bảo vệ bí mật Đảng, Nhà nước; đất đai, nhà ở; hôn nhân và gia đình; chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; khiếu nại, tố cáo...

Các hành vi bị khai trừ khỏi Đảng thường là vi phạm gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc khi vi phạm:

- Cố ý đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước;

- Lợi dụng quyền dân chủ để bè phái, lợi ích nhóm;

- Dùng thẻ Đảng viên để vay tiền hoặc tài sản...

Trong đó, vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng được định nghĩa tại điểm c khoản 5 Điều 6 Quy định 102 năm 2017:

Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, gây dư luận xấu, rất bức xúc trong cán bộ, Đảng viên và nhân dân, làm mất uy tín của bản thân và tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị nơi Đảng viên sinh hoạt, công tác.

Như vậy, bên cạnh các hành vi vi phạm được liệt kê cụ thể trong Quy định 102 thì những hành vi vi phạm có mức độ rất nghiêm trọng, có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, khiến dư luận và cán bộ, Đảng viên bức xúc, mất uy tín Đảng viên cũng như tổ chức Đảng... thì sẽ bị khai trừ khỏi Đảng.

Xem thêm...

dang vien bi khai tru khong duoc ket nap lai


Đảng viên bị khai trừ không được kết nạp lại trong trường hợp nào?

Mặc dù bị khai trừ nhưng một số trường hợp Đảng viên vẫn được kết nạp lại. Cụ thể, điểm 3.5 Điều 3 Quy định 24-QĐ/TW nêu rõ các điều kiện để Đảng viên được kết nạp lại vào Đảng gồm:

- Có đủ điều kiện, tiêu chuẩn của Đảng viên: Từ 18 tuổi trở lên; chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm... thông qua thực tiễn; có đạo đức, lối sống lành mạnh...

- Thời gian đã ra khỏi Đảng: Thông thường là 36 tháng. Riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì sau 60 tháng; người vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì theo quy định của Ban Bí thư.

- Làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng.

- Được Ban Thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Thực hiện đúng các thủ tục kết nạp Đảng theo Điều lệ Đảng.

Đặc biệt, điểm 3.5.2 Điều 3 Quy định 24-QĐ/TW đã đề cập đến các trường hợp không được xem xét kết nạp lại vào Đảng khi ra khỏi Đảng vì lý do:

- Đảng viên tự bỏ sinh hoạt Đảng.

- Đảng viên làm đơn xin ra khỏi Đảng trừ trường hợp gia đình đặc biệt khó khăn.

- Người gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng.

- Người bị kết án về tội tham nhũng, tội nghiêm trọng trở lên.

Như vậy, căn cứ quy định trên, có 04 trường hợp Đảng viên bị khai trừ không được kết nạp lại. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Sau bao lâu, Đảng viên được xóa kỷ luật Đảng?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.