Bị khai trừ khỏi Đảng, Đảng viên vẫn được kết nạp lại?

Khai trừ ra khỏi Đảng là hình thức kỷ luật nặng nhất đối với Đảng viên khi có vi phạm ở mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, có trường hợp nào đã bị khai trừ, Đảng viên vẫn được kết nạp lại không?


Khi nào Đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng?

Căn cứ Điều 35 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua ngày 19/01/2011, Đảng viên vi phạm kỷ luật phải bị xử lý công minh, chính xác, kịp thời bằng các hình thức:

- Tổ chức Đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán;

- Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;

- Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Đồng thời, tại Quy định 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đảng viên có vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, nếu bị Tòa án tuyên phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ.

Đặc biệt, không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng với hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Trong đó, tại Quy định này, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng liệt kê 28 lĩnh vực Đảng viên vi phạm có thể bị khai trừ:

- Vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước;

- Vi phạm trong các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng; đất đai, nhà ở; hôn nhân và gia đình; chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, bạo lực gia đình; đầu tư, xây dựng; phòng, chống tham nhũng, lãng phí…

Xem thêm: Tổng hợp 28 lĩnh vực Đảng viên vi phạm sẽ bị khai trừ

Đảng viên bị khai trừ có được kết nạp lại không?

Đảng viên bị khai trừ có được kết nạp lại không? (Ảnh minh họa)

Bị khai trừ, Đảng viên có được kết nạp lại không?

Theo Quy định 29-QĐ/TW ngày 25/7/2016, không xem xét kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do:

- Tự ý bỏ sinh hoạt Đảng;

- Làm đơn xin ra khỏi Đảng trừ lý do gia đình đặc biệt khó khăn;

- Gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng;

- Bị kết án vì tội tham nhũng hoặc về tội nghiêm trọng trở lên.

Đồng thời, để được kết nạp lại thì Đảng viên đó phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng: Từ 18 tuổi trở lên; có đạo đức và lối sống lành mạnh; Có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…

- Làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng sau ít nhất 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng. Riêng người bị án hình sự vì tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích;

- Được Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy đồng ý bằng văn bản; Cấp ủy có thẩm quyền xem xết, quyết định.

- Thực hiện đúng các thủ tục xin kết nạp lại: Người xin kết nạp phải có đơn tự nguyện xin kết nạp lại, báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ, được hai Đảng viên chính thức giới thiệu…

Riêng với trường hợp Đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, Điều 3 Quy định 05 năm 2018 nêu rõ, sẽ không xem xét kết nạp lại Đảng viên sau khi bị đưa ra khỏi Đảng lại tiếp tục vi phạm.

Như vậy, nếu không thuộc trường hợp không được xem xét kết nạp lại ở trên thì Đảng viên vẫn có thể được kết nạp lại.

>> Quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng của Đảng viên

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.