Giáo viên có được tự đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?

Vấn đề chứng chỉ chức danh nghề nghiệp luôn là điều khiến nhiều giáo viên quan tâm. Vậy giáo viên khi muốn bổ sung chứng chỉ chức danh nghề nghiệp có được tự đi học không?


Giáo viên tự đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp được không?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật Viên chức, chức danh nghề nghiệp là tên gọi áp dụng chung với viên chức nói chung và giáo viên nói riêng, thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người đó.

Trong đó, yêu cầu về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của giáo viên các cấp là một trong những yêu cầu bắt buộc nêu tại chùm bốn Thông tư 01, 02, 03 và 04 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông.

Với mỗi cấp học, giáo viên lại được phân theo từng hạng và yêu cầu về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với mỗi hạng lại khác nhau.

Quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được nêu tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP gồm: Tên, nhiệm vụ (công việc phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp), tiêu chuẩn về đạo đức, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Hiện nay, chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của giáo viên được quy định tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP. Theo đó, thời gian để giáo viên hoàn thành và được cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tối thiểu là 06 tuần và tối đa là 08 tuần.

Trong các văn bản về viên chức cũng như Nghị định 101/2017/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền không quy định cụ thể về hình thức cũng như cách thức tham gia học, thi để cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

Do đó, giáo viên hoàn toàn có thể chủ động bố trí, sắp xếp công việc và lựa chọn các cơ sở được cấp phép để học và thi lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.

Xem thêm: Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên nào bắt buộc phải có?

tu di hoc chung chi chuc danh nghe nghiep


Giáo viên học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ở đâu?

Tương tự các loại chứng chỉ khác của giáo viên, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp được xem là chứng cứ để chứng minh giáo viên đó có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

Do đó, theo yêu cầu, một số giáo viên bắt buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Và theo quy định tại chùng bốn Thông tư về giáo viên các cấp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn (trong đó có yêu cầu về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp) được bổ sung để đạt chuẩn trình độ của vị trí việc làm hoặc chờ cho đến khi nghỉ hưu.

Theo thông tin tại trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 28/02/2019, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã thống kê có 49 trường đại học, cao đẳng có nhiệm vụ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trong các trường công lập.

Có thể kể đến: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải; Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình; Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An; Trường Đại học Thủ đô Hà Nội...

https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2022/03/14/danh-sach-cac-truong-day-chung-chi-chuc-danh-nghe-nghiep-giao-vien_0403211121_1403180349.pdf

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi giáo viên có được tự đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không? Nếu còn vướng mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Hiểu thế nào cho đúng về các loại chứng chỉ dành cho giáo viên?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục