Lương thấp, vì sao nhiều người vẫn "đổ xô" vào viên chức?

Nhiều người dù có suy nghĩ viên chức lương thấp nhưng vẫn mong muốn được trở thành viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Vậy lý do gì mà nhiều người vẫn "đổ xô" vào viên chức như vậy?

Lương viên chức là bao nhiêu?

Do hiện nay không cải cách tiền lương cũng như không có thông tin về việc sẽ tăng lương cơ sở nên mức lương viên chức năm 2022 vẫn được tính như các năm trước. Nghĩa là, lương viên chức vẫn tính theo công thức:

Lương = Hệ số x 1,49 triệu đồng/tháng (mức lương cơ sở).

Trong đó, hệ số lương được quy định cụ thể tại phụ lục ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Tuỳ vào hạng chức danh nghề nghiệp, loại viên chức khác nhau sẽ có hệ số lương khác nhau. Cụ thể như sau:

tai sao nhieu nguoi van muon vao vien chuc
tai sao nhieu nguoi van muon vao vien chuc

Căn cứ các bảng lương này, có thể thấy, viên chức có lương cao nhất là viên chức loại 3 có hệ số 8,0 tương ứng với mức lương là 11,92 triệu đồng/tháng; viên chức có mức lương thấp nhất là viên chức loại C nhóm 3 có hệ số lương là 1,5 tương đương với mức lương là 2,235 triệu đồng/tháng.

Có thể thấy, lương của viên chức là mức lương cố định, theo hệ số cũng như mức lương cơ sở cố định. Viên chức chỉ được tăng lương nếu trong quá trình công tác, làm việc, đáp ứng được hai tiêu chuẩn nêu tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV:

- Được đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

- không bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

 Như vậy, so với người lao động trong doanh nghiệp có thể thoả thuận mức lương với doanh nghiệp dựa theo năng lực, năng suất làm việc thì viên chức bị "giới hạn" bởi hệ số, mức lương cơ sở cũng như lương "cào bằng" như hiện nay.

tai sao nhieu nguoi van muon vao vien chuc

Tại sao lương thấp nhưng nhiều người vẫn muốn vào viên chức?

Như phân tích ở trên, nếu so với người lao động trong doanh nghiệp thì lương viên chức có thể sẽ thấp hơn tuy nhiên, hiện nay, vẫn có nhiều người muốn được vào viên chức. Có thể kể đến một số lý do sau đây:

1. Viên chức có thể không phải tập sự

Khi được tuyển dụng vào viên chức, nhiều người phải trải qua thời gian tập sự để làm quen với công việc, môi trường làm việc trong thời gian theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP:

- 12 tháng: Tuyển dụng vào chức danh yêu cầu trình độ đại học, riêng bác sĩ là 09 tháng.

- 06 tháng: Tuyển dụng vào chức danh yêu cầu trình độ cao đẳng.

- 03 tháng: Tuyển dụng vào chức danh yêu cầu trình độ trung cấp.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều phải tập sự. Theo khoản 5 Điều 21 Nghị định 115, người đã có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, được làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo/chuyên môn trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội lớn hơn/bằng thời gian tập sự thì không phải tập sự.

Những đối tượng này chỉ phải tham gia khoá bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm.

Xem thêm: 5 quy định nổi bật liên quan đến mọi viên chức tập sự

2. Một số trường hợp viên chức được biên chế suốt đời

Viên chức khi trúng tuyển sẽ được ký hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập. Theo quy định mới tại Luật Viên chức sửa đổi 2019, viên chức tuyển dụng sau 01/7/2020 chỉ được ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp được ký hợp đồng không xác định thời hạn hay còn gọi là "biên chế suốt đời":

- Viên chức tuyển dụng trước ngày 01/7/2020, đáp ứng các điều kiện theo quy định.

- Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức.

- Người được tuyển dụng làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, theo quy định này, vẫn có 03 trường hợp được hưởng "biên chế suốt đời", đảm bảo tính ổn định, lâu dài, bền vững trong công việc cũng như thu nhập của viên chức.

Xem thêm: 5 điểm mới về hợp đồng làm việc của viên chức từ 01/7/2020

3. Viên chức được tăng lương thường xuyên, đột xuất

Mặc dù theo quy định nêu trên, viên chức được tính lương theo hệ số và mức lương cơ sở cố định nhưng để tăng thu nhập cho viên chức, đối tượng này sẽ được tăng lương thường xuyên và tăng lương đột xuất.

- Tăng lương thường xuyên: Viên chức đáp ứng hai tiêu chuẩn nêu tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (được đánh giá mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên, không bị khiển trách, cảnh cáo, cách chức).

- Tăng lương trước hạn (tăng lương đột xuất): Do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ hoặc người đã có thông báo nghỉ hưu.

Xem thêm: 6 điểm mới về nâng lương viên chức không thể bỏ qua

Trên đây là một số phân tích về lý do tại sao nhiều người vẫn muốn vào viên chức dù lương thấp hơn so với mặt bằng chung. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Bảng lương viên chức năm 2022 thế nào?

Đánh giá bài viết:
(10 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.