Sau bao lâu, Đảng viên được xóa kỷ luật Đảng?

Khi vi phạm các quy định Đảng viên không được làm, tùy vào mục đích, nội dung, hậu quả… mà Đảng viên sẽ phải chịu hình thức kỷ luật tương ứng. Câu hỏi đặt ra là sau bao lâu, Đảng viên được xóa kỷ luật Đảng?


Quyết định kỷ luật Đảng có hiệu lực ngay sau khi công bố?

Đảng viên vi phạm kỷ luật sẽ bị xử lý công minh, chính xác và kịp thời với các hình thức được nêu tại khoản 2 Điều 35 Điều lệ Đảng cụ thể như sau:

- Tổ chức Đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán;

- Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;

- Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Đặc biệt, khoản 6 Điều 39 Điều lệ Đảng quy định:

Kỷ luật Đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định

Để hướng dẫn cụ thể quy định này, Quy định 30 năm 2016 nêu rõ:

- Quyết định khiển trách, cảnh cáo Đảng viên vi phạm của chi bộ có hiệu lực ngay sau khi chi bộ công bố kết quả biểu quyết quyết định kỷ luật và trao quyết định kỷ luật cho Đảng viên bị kỷ luật trong thời hạn 10 ngày.

- Tổ chức Đảng có thẩm quyền sau khi ký quyết định kỷ luật phải công bố chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày ký và lập biên bản lưu hồ sơ. Nếu quá hạn trên phải báo cáo ngay với cấp có thẩm quyền quyết định.

- Nếu Đảng viên bị kỷ luật từ chối nghe công bố hoặc không nhận quyết định kỷ luật thì ghi vào biên bản, quyết định kỷ luật vẫn được công bố và có hiệu lực thi hành.

- Đề nghị của cấp dưới về việc kỷ luật cách chức, khai từ Đảng viên chưa được tổ chức Đảng có thẩm quyền quyết định, công bố thì Đảng viên đó vẫn được sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp ủy.

Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy, quyết định kỷ luật Đảng có hiệu lực ngay sau khi công bố. Trong trường hợp Đảng viên từ chối nghe hoặc không nhận quyết định thì phải ghi việc này vào biên bản, quyết định kỷ luật vẫn được công bố và có hiệu lực thi hành.

Thời hạn xóa kỷ luật Đảng
Thời hạn xóa kỷ luật Đảng của Đảng viên mới nhất (Ảnh minh họa)


Sau bao lâu Đảng viên được xóa kỷ luật Đảng?

Mặc dù quyết định kỷ luật Đảng có hiệu lực ngay sau khi công bố nhưng trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận quyết định, Đảng viên không đồng ý quyết định kỷ luật có thể khiếu nại với cấp ủy hoặc Ủy ban kiểm tra cấp trên cho đến Ban Chấp hành Trung ương (khoản 7 Điều 39 Điều lệ Đảng).

Sau khi nhận được khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho Đảng viên biết và chậm nhất 03 tháng (cấp tỉnh), 06 tháng (Trung ương) kể từ ngày nhận được khiếu nại phải xem xét, giải quyết, trả lời.

Đặc biệt: Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, Đảng viên bị kỷ luật phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật.

Về việc xóa kỷ luật Đảng, hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, khoản 10 Điều 2 Quy định 102 năm 2017 về xử lý kỷ luật Đảng viên có quy định:

Sau 01 năm kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc giải quyết khiếu nại kỷ luật trừ quyết định khai trừ, Đảng viên không khiếu nại, tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên hết hiệu lực

Có thể hiểu, sau 01 năm từ ngày công bố quyết định kỷ luật trừ quyết định khai trừ, nếu không có khiếu nại, tái phạm hoặc vi phạm mới đến mức phải kỷ luật thì Đảng viên không còn phải chấp hành quyết định kỷ luật này nữa vì quyết định đã không còn hiệu lực.

Đồng nghĩa, thời điểm này cũng là thời điểm Đảng viên được xóa kỷ luật Đảng, không phải thực hiện quyết định kỷ luật Đảng này nữa.

Như vậy, từ quy định trên, sau 01 năm kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật trừ quyết định khai trừ, Đảng viên có thể xóa kỷ luật Đảng nếu không khiếu nại, tái phạm hoặc vi phạm mới đến mức phải kỷ luật.

Riêng trường hợp Đảng viên không đồng ý với quyết định kỷ luật thì có thể khiếu nại và được giải quyết theo quy trình dưới đây:

>> Quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng của Đảng viên

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục