Phân biệt hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế

Hiện nay cơ quan thuế và doanh nghiệp, người nộp thuế đang tích cực triển khai các công tác chuẩn bị để chuyển đổi sang sử dụng Hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CPThông tư 78/2021/TT-BTC. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ điểm khác nhau giữa hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế.

1. Phân biệt hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế
 

Stt

Nội dung

Hóa đơn có mã

Hóa đơn không mã

1

Khái niệm

Là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua

Là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế

2

Mã của cơ quan thuế

Là một dãy gồm 34 ký tự và là duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế hoặc hệ thống của đơn vị do cơ quan thuế ủy quyền tạo ra

Không có

3

Đối tượng áp dụng

1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (trừ các đối tượng đủ điều kiện áp dụng hóa đơn không có mã)

2. Các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế được cơ quan thuế yêu cầu sử dụng

1. Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực: điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy

2. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

4

Ký hiệu hóa đơn

Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

Ví dụ: 1C22TAA - là hóa đơn giá trị gia tăng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là: K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế

Ví dụ: 1K23TYY - là hóa đơn giá trị gia tăng loại không có mã được lập năm 2023 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

5

Thủ tục đăng ký sử dụng

Trên mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT:

- Tại mục 1. Hình thức hóa đơn: tích vào Có mã của cơ quan thuế

- Tại mục 3. Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử: tích vào mục Chuyển đầy đủ nội dung từng hóa đơn.

Trên mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT:

- Tại mục 1. Hình thức hóa đơn: tích vào Không có mã của cơ quan thuế.

- Tại mục 2: Hình thức gửi dữ liệu hóa đơn điện tử: tích chọn hình thức phù hợp ở mục b.

- Tại mục 3. Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử: tích chọn phương án phù hợp.

6

Xuất hóa đơn

B1: Lập hóa đơn

B2: Ký số

B3: Gửi hóa đơn lên cơ quan thuế để cấp mã

B4: Gửi cho người mua

B1: Lập hóa đơn

B2: Ký số

B3: Gửi cho người mua

7

Chuyển dữ liệu hóa đơn lên cơ quan thuế

Ngay tại thời điểm doanh nghiệp lập hóa đơn, ký số và thực hiện gửi hóa đơn lên cơ quan thuế để cấp mã.

Bên mua có thể vào website của Tổng cục Thuế tra cứu ngay thông tin hóa đơn.

Có 2 hình thức:

1. Chuyển theo bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn cùng với thời gian gửi Tờ khai thuế giá trị gia tăng (tháng/quý).

2. Chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn áp dụng đối với các trường hợp còn lại: Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi hóa đơn cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế (chậm nhất là trong cùng ngày gửi cho người mua).

8

Xử lý bảng tổng hợp hóa đơn điện tử có sai sót

Không có

Đối với doanh nghiệp chuyển dữ liệu hóa đơn theo hình thức bảng tổng hợp:

- Sau thời hạn chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, trường hợp thiếu dữ liệu hóa đơn điện tử tại bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế thì người bán gửi bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử bổ sung;

- Trường hợp bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót thì người bán gửi thông tin điều chỉnh cho các thông tin đã kê khai trên bảng tổng hợp;

9

Hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế

Không có


2. Ưu và nhược điểm của hóa đơn điện tử có mã, không có mã của cơ quan thuế

Trên đây, LuatVietnam đã tổng hợp các nội dung liên quan tới hai hình thức hóa đơn có mã và không có mã của cơ quan thuế. Dựa trên những so sánh này, có thể tổng hợp ưu - nhược điểm của hai hình thức như sau:
 

Nội dung

Hóa đơn có mã

Hóa đơn không mã

Ưu điểm

- Điều kiện về hạ tầng CNTT: chỉ cần có máy tính kết nối internet và sử dụng phần mềm lập hóa đơn.

- Hóa đơn sau khi xuất gửi lên cơ quan thuế để cấp mã nên có tính bảo mật cao, được khách hàng tin tưởng.

- Không phải kiểm soát việc gửi dữ liệu hóa đơn lên thuế do đã gửi khi cấp mã.

- Khách hàng khi nhận được hóa đơn có thể vào cổng thông tin của Tổng cục Thuế tra cứu ngay thông tin hóa đơn.

- Hóa đơn sau khi xuất không cần gửi lên thuế cấp mã nên linh hoạt về thời điểm lập hóa đơn.

- Không lo gián đoạn xuất hóa đơn khi hệ thống thuế bị sự cố.

Nhược điểm

- Hóa đơn khi xuất phải gửi ngay lên cơ quan thuế để cấp mã nên không linh hoạt về thời điểm xuất hóa đơn.

- Phụ thuộc vào hệ thống của cơ quan thuế khi cấp mã nên khi hệ thống có sự cố sẽ bị gián đoạn xuất hóa đơn.

- Điều kiện về hạ tầng CNTT: cần có hệ thống phần mềm kế toán.

- Phải kiểm soát việc gửi dữ liệu hóa đơn lên thuế trong ngày.

- Có thể gặp rủi ro phạt do chậm gửi dữ liệu hóa đơn lên thuế.


Từ phân biệt hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế, căn cứ vào điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, quy định đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử và hướng dẫn của cơ quan thuế, doanh nghiệp lựa chọn và đăng ký hình thức hóa đơn phù hợp để sử dụng. Chúc quý doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện. Nếu có thêm thắc mắc, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn kế toán của LuatVietnam  1900.6192  

>> Dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123: Không còn được lùi ngày, cách số

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất 2024

Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất 2024

Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất 2024

Nghị định 64/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 quy định về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất được Chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn từ ngày 17/6/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024

Quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024

Quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 71/2024/TT-BTC quy định về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Sau đây là những điểm nổi bật trong quy định về tài khoản kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024.

Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 7/10/2024

Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 7/10/2024

Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 7/10/2024

Chứng từ kế toán áp dụng cho các hợp tác xã được thực hiện theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán. Bài viết dưới đây sẽ xoay quanh nội dung chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán Hợp tác xã từ 07/10/2024.

Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123

Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123

Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123

Các doanh nghiệp, người nộp thuế trên địa bàn 06 tỉnh, thành phố sẽ chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC, sau đó là doanh nghiệp trên toàn quốc. Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định mới như thế nào là vấn đề các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.

Dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123: Không còn được lùi ngày, cách số

Dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123: Không còn được lùi ngày, cách số

Dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123: Không còn được lùi ngày, cách số

Lùi ngày, cách số là thói quen và là nhu cầu không thể thiếu của nhiều kế toán viên doanh nghiệp do đặc thù các doanh nghiệp thường chốt số liệu vào cuối tháng trước khi xuất hóa đơn hoặc yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên điều này có lẽ sẽ không còn khả thi nữa khi doanh nghiệp chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC.

Hướng dẫn lựa chọn tổ chức cung cấp hóa đơn điện tử theo Nghị định 123

Hướng dẫn lựa chọn tổ chức cung cấp hóa đơn điện tử theo Nghị định 123

Hướng dẫn lựa chọn tổ chức cung cấp hóa đơn điện tử theo Nghị định 123

Triển khai áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC đã bước vào giai đoạn nước rút. Doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp phần mềm nào? Nhà cung cấp nào đạt chuẩn của Tổng cục Thuế?... là những câu hỏi mà doanh nghiệp đang rất quan tâm hiện nay.