Hướng dẫn lựa chọn tổ chức cung cấp hóa đơn điện tử theo Nghị định 123

Triển khai áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CPThông tư 78/2021/TT-BTC đã bước vào giai đoạn nước rút. Doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp phần mềm nào? Nhà cung cấp nào đạt chuẩn của Tổng cục Thuế?... là những câu hỏi mà doanh nghiệp đang rất quan tâm hiện nay.

1. Tiêu chí đối với tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 78, quy định về Tiêu chí đối với tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử chia làm 2 tổ chức như sau:

1. Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan Thuế cho người bán và người mua (sau đây gọi tắt là Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử)

Là các tổ chức cấp phần mềm hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí về Chủ thể, Nhân sự, Kỹ thuật để cung cấp giải pháp khởi tạo, xử lý, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và hóa đơn điện tử không có mã cho người bán và người mua.

Có giải pháp nhận, truyền dữ liệu hóa đơn điện tử với người sử dụng dịch vụ; giải pháp truyền, nhận dữ liệu hoá đơn điện tử với cơ quan thuế thông qua tổ chức nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hoá đơn điện tử. 

to chuc cung cap dich vu hoa don dien tu Hướng dẫn lựa chọn tổ chức cung cấp hóa đơn điện tử (Ảnh minh họa)


2. Tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử (gọi tắt là Tổ chức cung cấp dịch vụ truyền nhận)

Là các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí về Chủ thể, Nhân sự, Kỹ thuật, Tài chính:

- Cung cấp giải pháp khởi tạo, xử lý, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về hóa đơn điện tử và pháp luật khác có liên quan;

- Có giải pháp kết nối, nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và không có mã cho người bán và người mua; giải pháp kết nối nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.

Như vậy, có thể hiểu ngắn gọn: Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có chức năng cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp, phải kết nối qua các Tổ chức cung cấp dịch vụ truyền nhận để thực hiện truyền, nhận, lưu trữ dữ liệu giữa doanh nghiệp với cơ quan Thuế.

Còn Tổ chức cung cấp dịch vụ truyền nhận vừa có chức năng cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp, vừa cung cấp dịch vụ truyền nhận để thực hiện truyền, nhận, lưu trữ dữ liệu giữa doanh nghiệp với cơ quan thuế.

>> Tổng đài tư vấn các quy định về hóa đơn điện tử  1900.6192
 

2. Danh sách tổ chức cung cấp dịch vụ được Tổng cục Thuế công bố

Ngày 05/11/2021, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 1540/QĐ-TCT về việc phê duyệt danh sách các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn với cơ quan thuế, cụ thể bao gồm:

1. Công ty Cổ phần Misa

2. Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ và thương mại Softdreams

3. Công ty TNHH Hóa đơn điện tử M-INVOICE

4. Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn

5. Công ty Cổ phần Công nghệ Tin học EFY Việt Nam.

6. Công ty Cổ phần công nghệ thẻ Nacencomm

7. Công ty Cổ phần dịch vụ T-VAN HILO

8. Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT

Tiếp đó, ngày 11/11/2021, Tổng cục Thuế công bố danh sách các tổ chức đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nhận, truyền và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với Tổng cục Thuế trên website, gồm 06 Tổ chức sau:

1. Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ và thương mại Softdreams

2. Công ty TNHH Hóa đơn điện tử M-INVOICE

3. Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn

4. Công ty Cổ phần Công nghệ tin học EFY Việt Nam.

5. Công ty Cổ phần công nghệ thẻ Nacencomm

6. Công ty Cổ phần Misa

Theo quy định tại Thông tư 78 thì các Tổ chức đã ký hợp đồng với Tổng cục Thuế mới đủ điều kiện cung cấp dịch vụ nhận, truyền và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với Tổng cục Thuế. Về số lượng, Tổng cục Thuế dự kiến giai đoạn đầu sẽ ký hợp đồng với 20 tổ chức (xét theo số lượng khách hàng cung cấp hóa đơn điện tử Thông tư 32 nhiều nhất tính tới 08/2021) để cung cấp dịch vụ nhận, truyền và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử.

Các doanh nghiệp căn cứ vào thông tin các Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế công bố để lựa chọn sử dụng.


3. Trường hợp đang sử dụng phần mềm của tổ chức chưa, không nằm trong danh sách

Ngoài các Tổ chức đã được đăng tải ở trên, theo lộ trình Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, đánh giá các Tổ chức tiếp theo đủ điều kiện và đăng tải bổ sung. Doanh nghiệp theo dõi và cập nhật để biết Nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử của mình có đạt yêu cầu cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hay không.

Đến thời hạn, nếu vẫn không đạt điều kiện, doanh nghiệp lựa chọn các Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đã được Tổng cục Thuế đăng tải để chuyển đổi sử dụng.

Theo thống kê của Tổng cục Thuế hiện nay có khoảng 800 nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử theo Thông tư 32, rất có thể sẽ có nhiều nhà cung cấp không đạt được các điều kiện theo quy định để cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử theo Thông tư 78. Các doanh nghiệp cần chủ động làm việc với các nhà cung cấp của mình hoặc lựa chọn các nhà cung cấp đã được Tổng cục Thuế đăng tải để chuẩn bị các điều kiện cần thiết chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và Thông tư 78.

Qua bài viết, LuatVietnam mong rằng sẽ giúp cho các doanh nghiệp có được những thông tin cần thiết để lựa chọn tổ chức cung cấp hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp mình và có các bước chuẩn bị cần thiết để chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123.

Nếu gặp khó khăn hoặc vướng mắc, hãy gọi ngay cho LuatVietnam theo số  1900.6192  để được hỗ trợ. 

>> Giải đáp 7 thắc mắc chung của mọi kế toán về hóa đơn điện tử

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cách hủy hóa đơn còn tồn khi dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123

Cách hủy hóa đơn còn tồn khi dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123

Cách hủy hóa đơn còn tồn khi dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123

Khi chuyển đổi sang hóa đơn điện tử theo Nghị định 123, phải xử lý thế nào với số hóa đơn đang còn tồn, gồm cả hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử theo quy định cũ (Thông tư 32, Quyết định 1209)? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều doanh nghiệp.

Cách xử lý hóa đơn điện tử sai sót theo Nghị định 123, Thông tư 78

Cách xử lý hóa đơn điện tử sai sót theo Nghị định 123, Thông tư 78

Cách xử lý hóa đơn điện tử sai sót theo Nghị định 123, Thông tư 78

Hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC sẽ được triển khai đồng bộ trong thời gian tới. Trước những thay đổi lớn của chính sách mới, các doanh nghiệp hẳn sẽ không tránh khỏi việc sai sót, vướng mắc khi xuất hóa đơn gửi cho người bán.

Chậm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế bị phạt thế nào?

Chậm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế bị phạt thế nào?

Chậm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế bị phạt thế nào?

Hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC được triển khai giai đoạn 1 tại 06 tỉnh, thành, sau đó sẽ được áp dụng trên toàn quốc. Một trong những quy định mà bộ phận kế toán doanh nghiệp cần biết là việc chậm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế.